Những kết quả nổi bật nhất trong năm học 2017 – 2018
Trình Quốc hội 2 dự án Luật; hoàn thành thẩm định lần 2 chương trình môn học trong chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới; hoàn thành rà soát hiện trạng đội ngũ giáo viên; kịp thời chấn chỉnh vi phạm đạo đức nhà giáo; đẩy mạnh tự chủ đại học; chuyển biến mạnh mẽ về kiểm định chất lượng giáo dục; HS Việt Nam giành thành tích cao tại các kỳ thi Olympic khu vực, quốc tế… có thể coi là những kết quả giáo dục nổi bật nhất năm học 2017-2018.
Trình Quốc hội 2 dự án Luật
Bộ GD&ĐT đã hoàn thiện hồ sơ 2 dự án Luật Giáo dục (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Giáo dục ĐH, trong đó đã cụ thể hóa chủ trương của Đảng, Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT, khắc phục bất cập, hạn chế, giải quyết các “nút thắt” trong thực hiện đổi mới GDĐT, gửi các đại biểu Quốc hội để xin ý kiến tại kỳ họp thứ 5 của Quốc hội.
Quốc hội đã thảo luận tại tổ và hội trường về 2 Dự án Luật. Hiện nay, Ban soạn thảo tiếp tục phối hợp với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội trong việc tiếp thu, giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội; đồng thời tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm chuyên đề nhằm làm sâu sắc thêm nội dung trong 2 dự án Luật; báo cáo Chính phủ đối với 2 dự án Luật; đang tiếp thu, hoàn thiện hồ sơ 2 dự án Luật, trình Quốc hội xem xét thông qua.
Hoàn thành thẩm định lần 2 chương trình môn học
Sau khi Chương trình GDPT tổng thể được thông qua, dự thảo chương trình các môn học đã được biên soạn, đăng tải lên Cổng thông tin điện tử của Bộ GD&ĐT từ ngày 19/01/2018 để xin ý kiến rộng rãi của các tầng lớp nhân dân. Đồng thời, các chương trình môn học này cũng được tổ chức thực nghiệm tại 48 trường phổ thông thuộc 6 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đại diện 6 vùng KT-XH trên phạm vi cả nước. Đến nay, chương trình các môn học đã được Hội đồng quốc gia thẩm định lần 2 và đang tiếp tục hoàn thiện để ban hành trong tháng 8/2018.
Bộ đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg về đẩy mạnh thực hiện đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông; rà soát, điều chỉnh kế hoạch tổng thể thực hiện đổi mới chương trình, SGK GDPT theo các Nghị quyết của Quốc hội.
Trong quá trình chuẩn bị chương trình, SGK mới, Bộ GD&ĐT hướng dẫn các cơ sở GDPT thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học chương trình GDPT hiện hành, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá và quản lý quá trình giáo dục theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học.
Hoàn thành rà soát hiện trạng đội ngũ giáo viên
Cac đia phương đã phôi hơp vơi cơ sơ đao tao giao viên ra soat hiên trang đôi ngu, tinh toan, dư bao nhu câu sư dung, nhu câu đao tao giao viên đê thưc hiên giao chi tiêu tuyên sinh sư pham tư năm 2018 sat vơi nhu câu sư dung. Một sô đia phương đa xây dưng cac đê an liên quan đên đao tao, bôi dương nha giao; săp xêp, cơ câu đôi ngu, tinh gian biên chê…
Rà soát, xây dựng các chuẩn nghề nghiệp giáo viên và chuẩn hiệu trưởng trường mầm non, phổ thông; xây dựng chuẩn giảng viên sư phạm; ban hanh cac chương trinh bôi dương theo tiêu chuân chưc danh nghê nghiêp đôi vơi giao viên, giang viên, nhân viên trương hoc.
Các trường sư phạm trọng điểm, chủ chốt phối hợp với các cơ sở đào tạo giáo viên, CBQL trường phổ thông tổ chức xây dựng mới 50 chương trình đào tạo thống nhất trong cả nước; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu và lộ trình đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông.
Kịp thời chấn chỉnh vi phạm đạo đức nhà giáo
Để chấn chỉnh tình trạng giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ban hành Chỉ thị số 1737/CT-BGDĐT về việc tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo.
Trong đó yêu cầu các cơ sở GDĐT phối hợp với các cơ sở đào tạo giáo viên xây dựng, tập huấn cho giáo viên cách nhận diện, phòng ngừa những tình huống, nguy cơ có thể dẫn đến hành vi vi phạm đạo đức; hỗ trợ tư vấn tâm lý cho nhà giáo, người học khi có tình huống xảy ra; tăng cường thanh tra, kiểm tra nền nếp, kỷ cương trường học; xử lý nghiêm các giáo viên, nhân viên, người lao động có hành vi vi phạm đạo đức, hành vi bạo hành thể chất, tinh thần HS và người đứng đầu cơ sở giáo dục để xảy ra các vụ việc vi phạm.
Bộ GD&ĐT cũng đã chỉ đạo ngành giáo dục địa phương chủ động phối hợp với cơ quan chức năng giải quyết nhanh các vụ việc xúc phạm danh dự, thân thể nhà giáo (như ở tỉnh Long An, Nghệ An, Hải Phòng), xử lý nghiêm khắc giáo viên, cán bộ quản lý vi phạm quy định đạo đức nhà giáo.
Tăng cường cơ sở vật chất trường lớp học
Video đang HOT
Bộ GD&ĐT chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương khảo sát thiết bị dạy học ở tất cả các trường trên phạm vi toàn quốc; tổ chức rà soát, điều chỉnh các chuẩn, tiêu chuẩn về trường lớp học phù hợp với chương trình GDPT mới
Việc đổi mới chương trình, SGK GDPT tới đây tập trung chủ yếu vào đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới hình thức tổ chức dạy học. Vì vậy, Bộ GD&ĐT đã yêu cầu các địa phương:
Chỉ mua sắm bổ sung các thiết bị dạy học còn thiếu và sắp xếp lại cho phù hợp với các môn học chứ không mua sắm toàn bộ; rà soát kỹ lưỡng để mua sắm, bổ sung trang thiết bị dạy học hiện đại, ứng dụng CNTT phù hợp với xu hướng phát triển của khoa học công nghệ hiện nay. Các nhà trường sẽ tổ chức cho giáo viên, HS tự làm thiết bị dạy học, vừa đáp ứng nhu cầu dạy và học, vừa nâng cao kỹ năng thực hành cho học sinh.
Chỉ đạo địa phương tổng rà soát, đầu tư cải tạo, xây dựng nhà vệ sinh và cung cấp nước sạch trong trường học, tăng cường cơ sở vật chất; ưu tiên bố trí ngân sách địa phương, huy động xã hội hóa từ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và các nguồn hợp pháp khác để giải quyết dứt điểm việc thiếu nhà vệ sinh, công trình nước sạch trong các cơ sở giáo dục.
Đẩy mạnh tự chủ ĐH
Bộ GD&ĐT đã trình Chính phủ Nghị định quy định về cơ chế tự chủ của cơ sở giáo dục ĐH công lập. Các cơ sở giáo dục ĐH ngày càng được giao quyền tự chủ nhiều hơn nên đã chủ động, linh hoạt hơn về tổ chức bộ máy, tuyển dụng nhân sự và thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, hoạt động ngày càng hiệu quả.
Đối với các cơ sở giáo dục ĐH được thí điểm tự chủ theo Nghị quyết 77/NQ-CP, kết quả tổng kết 3 năm thực hiện cho thấy thủ tục hành chính được giảm bớt, thời gian mở ngành, mở liên kết đào tạo trong nước và quốc tế nhanh chóng hơn giúp các trường chủ động trong đào tạo, tận dụng cơ hội mở ngành đào tạo để đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của xã hội.
Hiện nay, Bộ GD&ĐT đã giao 3 trường ĐH: Bách Khoa Hà Nội, Kinh tế quốc dân, Kinh tế TP Hồ Chí Minh xây dựng Đề án thí điểm không có cơ quan chủ quản để trình Thủ tướng Chính phủ.
Chuyển biến mạnh mẽ về kiểm định chất lượng giáo dục
Tính đến ngày 31/5/2018, đã có 96,5% cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và trung tâm GDTX hoàn thành tự đánh giá và 43,40% cơ sở giáo dục được đánh giá ngoài; 63 tỉnh, thành phố triển khai phần mềm quản lý kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non, nhiều địa phương đã triển khai phần mềm kiểm định chất lượng giáo dục đối với các cấp học, bậc học khác.
Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non, trường tiểu học, trường THCS, THPT, trường phổ thông có nhiều cấp học. Với công tác đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục ĐH, Bộ GD&ĐT đã ban hành các văn bản hướng dẫn đánh giá để tạo hành lang pháp lý đẩy mạnh kiểm định chất lượng giáo dục theo hướng tiếp cận với khu vực, quốc tế.
Trong 2 năm gần đây, số lượng các cơ sở giáo dục ĐH đạt tiêu chuẩn kiểm định quốc tế và trong nước tăng lên đáng kể. Số trường ĐH Việt Nam có tên trong bảng xếp hạng tốp 400 trường của khu vực Châu Á ngày càng tăng.
Thành tích cao tại các kỳ Olympic khu vực, quốc tế
Công tác tuyển chọn, tập huấn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic khu vực và quốc tế tiếp tục được đổi mới, đạt hiệu quả cao. Các đội tuyển HS Việt Nam tham dự thi Olympic khu vực và quốc tế tiếp tục đạt thành tích xuất sắc.
Olympic Vật lí Châu Á có 8/8 thí sinh đoạt huy chương (4 HCV, 2 HCB, 2 HCĐ); Olympic Tin học Châu Á có 7/7 thí sinh tham gia xét giải đoạt Huy chương (1 HCV, 4HCB, 2 HCĐ); Olympic Toán học quốc tế có 6/6 thí sinh đoạt huy chương (1 HCV, 2 HCB, 3 HCĐ); Olympic Sinh học quốc tế có 4/4 thí sinh đoạt huy chương (3 HCV, 1 HCB), đạt thành tích cao nhất từ trước đến nay; Olympic Hóa học quốc tế có 4/4 thí sinh đoạt huy chương (1 HCV, 2 HCB, 1 HCĐ); Olympic Vật lí quốc tế có 5/5 thí sinh đoạt huy chương (2 HCV, 2 HCB, 1 HCĐ).
Kỳ thi Olympic Vật lí Châu Á năm 2018 tổ chức tại Việt Nam để lại dấu ấn sâu đậm trong bạn bè quốc tế.
Bộ GD&ĐT xếp thứ hạng cao về chỉ số cải cách hành chính
Bộ GD&ĐT đã đẩy mạnh triển khai chính phủ điện tử, cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4, triển khai hệ thống quản lý hành chính điện tử tới 100% cán bộ sử dụng và kết nối tới các sở GD&ĐT, các trường ĐH phục vụ quản lý điều hành điện tử.
Hoàn thành việc rà soát, cập nhật, công khai 200 thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ GD&ĐT trên cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính. Kết quả, chỉ số cải cách hành chính năm 2017 của Bộ đạt 80,01/100 điểm, xếp thứ 11/19 bộ, cơ quan ngang bộ, tăng 4 bậc so với năm 2016.
Thực hiện rà soát cắt giảm, đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục, điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực GDĐT. Ban hành phương án đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ, theo đó cắt giảm, đơn giản hóa 120/212 điều kiện; trình Chính phủ Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
Ngày 15/3/2018, Ngân hàng Thế giới đã ra thông cáo báo chí khẳng định, 7 trong số 10 hệ thống giáo dục hàng đầu của thế giới nằm ở khu vực Đông Á – Thái Bình Dương, trong đó sự phát triển thực sự ấn tượng là ở hệ thống giáo dục của Trung Quốc và Việt Nam (2 quốc gia tiên phong trong đổi mới giáo dục). Đây là một thành tựu lớn của khu vực và có thể trở thành những bài học kinh nghiệm quan trọng cho các quốc gia khác trên thế giới.
Theo giaoducthoidai.vn
Bí quyết giành "mưa" huy chương Olympic của thầy trò Trường THPT Chuyên Lam Sơn
Năm học 2017-2018, trường THPT Chuyên Lam Sơn (Thanh Hóa) đã gặt hái một mùa bội thu với 6 huy chương tại các kỳ Olympic quốc tế và châu Á trong đó có 3 huy chương Vàng, 2 huy chương Bạc. Đây cũng là thành tích cao nhất của miền đất học Thanh Hóa trên đấu trường quốc tế từ trước đến nay.
Bội thu giải thưởng
Từ khi thành lập đến nay Trường THPT Chuyên Lam Sơn liên tục có học sinh giành nhiều giải thưởng trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế.
Tính đến năm học 2017-2018, nhà trường có 41 học sinh đạt giải Olympic Quốc tế (7 HCV, 15 HCB,15 HCĐ, 4 bằng khen); 16 học sinh đạt giải Olympic khu vực (2 HCV, 3 HCB,7 HCĐ, 4 bằng khen); 1 dự án đạt giải ba kỳ thi Khoa học Kỹ thuật Quốc tế; 1.631 giải Quốc gia (trong đó có 74 giải Nhất).
Năm học 2017-2018, trường THPT Chuyên Lam Sơn (Thanh Hóa) đã gặt hái một mùa bội thu huy chương Vàng, Bạc tại các kỳ Olympic quốc tế và châu Á.
Cụ thể, ngày 23/7, học sinh Hoàng Minh Trung đã trở về từ kỳ thi Olympic Sinh học quốc tế 2018 với chiếc HCV đầu tiên.
Chỉ một tuần sau, Thanh Hóa và Trường THPT Chuyên Lam Sơn lại đón tin vui khi em Nguyễn Ngọc Long đạt HCV môn Vật lý và Nguyễn Văn Chí Nguyên với chiếc HCB môn Hóa Học Olympic quốc tế.
Như vậy, năm nay là lần đầu tiên trong lịch sử của Trường THPT Chuyên Lam Sơn, tại kỳ thi Olympic quốc tế, học sinh nhà trường đã giành HCV Vật lý và Sinh học.
Năm học 2017-2018, Trường THPT Chuyên Lam Sơn gặt hái mùa bội thu huy chương.
Trước đó, tại kỳ thi Olympic châu Á - Thái Bình Dương 2018, học sinh trường THPT chuyên Lam Sơn giành được 1 HCV môn Vật lý (em Nguyễn Ngọc Long), 1 HCB Tin học và 1 HCĐ môn Vật lý.
Với "bảng vàng thành tích" lập được trong năm 2018, các em đã góp phần làm dày thêm thành tích của học sinh Thanh Hóa và bảng vàng thành tích của trường THPT Chuyên Lam Sơn - một trong những cái nôi đào tạo học sinh giỏi hàng đầu của cả nước.
Bí quyết "ươm mầm" nhân tài
Vinh quang này là sự nỗ lực cố gắng của cả tập thể nhà trường, trong đó ngoài sự tự học và vươn lên của học sinh còn là cả một sự dày công cố gắng và tâm huyết của các giáo viên trực tiếp giảng dạy.
Trong đó phải kể đến các thầy cô như Lê Văn Hoành, Phạm Ngọc Quang, Ngô Xuân Ái, Lê Văn Vinh, Trịnh Thọ Trường, Lê Hồng Điệp, Nguyễn Thanh Sơn, Mai Châu Phương, Phạm Thị Nga, Lê Thị Thủy... Và còn rất nhiều giáo viên trong nhà trường đã hết lòng vì học sinh thân yêu của mình.
Chia sẻ với Dân trí, học sinh Nguyễn Văn Chí Nguyên cho rằng, để có những tấm huy chương vinh quang hôm nay, ngoài sự nỗ lực tìm tòi, học hỏi của các em còn có công lao to lớn của người "truyền lửa đam mê" và dìu dắt, các em mới có thể đến đỉnh vinh quang.
Các thầy cô giáo Trường THPT Chuyên Lam Sơn cùng em Nguyễn Ngọc Long trở về mang theo HCV môn Vật lý quốc tế.
Với cô Mai Châu Phương, với 10 năm trong nghề, cô đã dìu dắt học sinh để các em mang về 1 HCV và 2 HCB. Cô chính là giáo viên trực tiếp dạy em Nguyễn Văn Chí Nguyên - người giành HCB Olympic Hóa học quốc tế 2018.
Chia sẻ về phương pháp dạy học để học sinh đạt được kết quả cao, cô Phương cho biết, cô luôn phân học sinh làm ba nhóm đối tượng để giảng dạy một cách hiệu quả nhất. Nhóm học bình thường, nhóm thi quốc gia và nhóm thi quốc tế. Những kiến thức cần dạy chung thì truyền thụ trước lớp, từng nhóm đối tượng sẽ có bài tập riêng.
Ngoài ra, trong thời gian rảnh, những học sinh tiềm năng (hạt giống thi quốc tế) sẽ được cô bồi dưỡng riêng ở nhà mà không cần đóng học phí. Sau mỗi kỳ thi, cô trò phải ngồi lại thật nghiêm túc để xem mình đã đạt được gì, chưa đạt được gì, thất bại từ đâu, vì sao lại thất bại. Và bao giờ cũng thế, cả cô và trò đều rút kinh nghiệm ngay lập tức để thời gian tới không thể mắc lại sai lầm.
Cô luôn dặn học trò: "Cho dù là kỳ thi nhỏ tham gia phải khác biệt không bằng lòng, thỏa mãn với thành quả ấy thế mới vươn cao được".
Cô Mai Châu Phương, thầy Chu Anh Tuấn cùng học sinh đạt HCB Olympic Hóa học quốc tế 2018.
Còn thầy Lê Văn Hoành, dạy môn Vật lý được xem là một trong những giáo viên giúp học sinh mang lại nhiều giải, huy chương nhất cho Trường THPT Chuyên Lam Sơn. Thầy Hoành là người trực tiếp dạy em Nguyễn Ngọc Long - học sinh giành "cú đúp" 2 HCV tại Olympic Vật lý quốc tế và Vật lý châu Á năm 2018.
Với thầy Hoành, "nghệ thuật" để thầy có được nhiều những "hạt giống" quốc tế đó là: "Muốn học sinh tiếp thu được bài học và có một tư duy sáng tạo, người thầy phải thổi cho các em một niềm đam mê, niềm đam mê thực sự về môn học. Điều thứ hai cần thiết đó là người thầy phải dạy được chương trình cơ bản thật giỏi, phải xứng đáng là người thầy về năng lực và cái cuối cùng là làm sao để học trò tin tưởng mình tuyệt đối. Học sinh có tin tưởng mình thì mới phấn đấu lao vào những cuộc chiến cam go".
Với thầy Hoành, đối với học sinh thi quốc tế thì sau 1 thời gian dạy 1 năm, 2 năm, thầy với trò xem như là bạn của nhau, sắp đi thi quốc tế thì thầy như là học trò, thầy lúc đó chỉ hướng dẫn cho tìm nguồn tài liệu nào, sách nào nên học.
Bảng vàng thành tích của Trường THPT Chuyên Lam Sơn tiếp tục được củng cố và duy trì mạnh mẽ trong thời gian qua, ngoài sự cống hiến tận tụy của các thầy cô giáo còn có người "thuyền trưởng" - Nhà giáo ưu tú (NGƯT) Chu Anh Tuấn, Hiệu trưởng nhà trường, người đã được UBND tỉnh Thanh Hóa tin tưởng giao nhiệm vụ quản lý ngôi trường từ năm 2015.
Trước đó, thầy Chu Anh Tuấn là Hiệu trưởng Trường Quảng Xương 1 - ngôi trường ở huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa có thành tích chỉ đứng sau Trường THPT Chuyên Lam Sơn.
Kể từ khi được giao trọng trách chèo lái Trường THPT Chuyên Lam Sơn, thầy Chu Anh Tuấn luôn "đau đáu" làm sao để không chỉ giữ vững "phong độ" cho trường mà còn phải phát huy nhiều hơn nữa thế mạnh và thành tích vốn có.
Theo thầy Chu Anh Tuấn, để có được bảng vàng thành tichsh này, ngoài sự nỗ lực của học sinh còn là sự cố gắng dày công của tập thể thầy cô giáo.
Theo thầy Tuấn, phương châm "muốn có trò giỏi phải có thầy giỏi" luôn đúng. Vì vậy, từ khi đảm nhận chức vụ hiệu trưởng, NGƯT Chu Anh Tuấn luôn quan tâm đào tạo, bồi dưỡng và tạo mọi điều kiện để các thầy cô nhà trường phát huy hết năng lực, trình độ của mình.
Thầy Tuấn cho hay, điều quan trọng nhất là tôn trọng và tạo mọi điều kiện tốt nhất để thầy cô chuyên tâm với sự nghiệp trồng người. Bên cạnh đó, nhà trường bằng mọi cách mời được các thầy cô, các GS, TS nổi tiếng về bồi dưỡng cho học sinh giỏi.
Để có được những nhân tài cho trường THPT Chuyên Lam Sơn, thầy Tuấn đã chủ động tìm kiếm, quy tụ những học sinh xuất sắc về trường. Đó là ngay khi các em còn đang học tại các trường THCS, đặc biệt là các trường trọng điểm, thầy đã đích thân đến tận nơi để gặp mặt các trưởng phòng giáo dục, các hiệu trưởng, tìm hiểu những học sinh giỏi, xuất sắc nhất để "đặt hàng", mời gọi về trường.
Một năm học mới sắp cận kề, tập thể lãnh đạo trường THPT chuyên Lam Sơn chuẩn bị bước vào một giai đoạn tìm kiếm nhân tài mới nơi đất học xứ Thanh.
Điều mà NGƯT Chu Anh Tuấn luôn trăn trở là vài năm nữa, nhiều giáo viên của trường sẽ nghỉ hưu. Nếu ngay từ thời điểm này, không tìm nguồn kế cận thì e rằng trong tương lai nhà trường sẽ thiếu hụt đội ngũ giáo viên giỏi để có thể tiếp tục đào tạo nhân tài. Đây là điều mà thầy hiệu trưởng cùng tập thể lãnh đạo nhà trường đang quan tâm, tìm hướng khắc phục.
Nguyễn Thùy
Theo Dân trí
Đạt 17 điểm mới đủ điều kiện nộp hồ sơ vào khối trường đại học sư phạm năm 2018 Ngày 16/7, Hội đồng xác định tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào tuyển sinh đại học, cao đẳng, trung cấp nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy năm 2018 (ĐHSP, CĐSP, TCSP) đã họp vào đưa ra mức điểm sàn vào khối trường sư phạm. Điểm sàn vào khối trường đại học sư phạm năm nay khá cao Ngưỡng...