Những kẻ khiến đối thủ ‘phải câm lặng’ lộ diện trong DotA 2
Không một hero nào có thể “lên tiếng” trước kỹ năng Global Silence của Silencer hay bình tĩnh trước những pha bash liên hồi của Spiritbreaker.
Không có nhiều đổi mới về ngoại hình nhưng Silencer (Nortrom) của Valve trông đã chững chạc và mạnh mẽ hơn rất nhiều so với phiên bản trong DotA. Kỹ năng thứ hai, Glaives of Wisdom được cải tiến với màu sắc và hình dáng trông như một quả cầu tuyết lớn và tỏa sáng chói mắt. Cuối cùng, mỗi khi kỹ năng Ultimate “vang danh thiên hạ” của nhân vật này được thi triển, tất cả các hero đối phương sẽ nhận được một hiệu ứng báo hiệu khá rõ ràng trước khi tất cả mọi thứ bị chìm vào yên lặng.
Trong khi Silencer vẫn giữ được ngoại hình ổn định, Spiritbreaker (Barathrum) lại bị thay đổi gần như hoàn toàn về dáng vẻ bên ngoài. Màu chủ đạo của nhân vật này giờ sẽ là xanh biển. Kích thước của hero này cũng được thiết kế lại lớn hơn còn động tác chạy khi sử dụng kỹ năng Charge of Darkness sẽ giống hệt một chú heo rừng đang săn mồi. Hiệu ứng bash giờ không đẩy kẻ thù trượt dài về đằng sau mà thay vào đó, hero đối phương sẽ nảy lên và chỉ bị di chuyển chút ít. Cuối cùng, Ultimate mang tên Nether Strike đã được làm lại. Không còn biến mất rồi xuất hiện đột ngột đằng sau lưng kẻ thù, Spiritbreaker giờ đây sẽ có một bóng mờ di chuyển về phía nạn nhân. Khi bóng và kẻ thù tiếp xúc với nhau, cơn ác mộng mới thực sự bắt đầu.
Cùng có một người lãnh đạo là IceFrog nên trong bản cập nhật này, DotA 2 cũng sẽ có sự xuất hiện của 5 item mới trong phiên bản DotA 6.73 là Rod of Atos, Heaven’s Halberd, Ring of Aquila, Abyssal Blade và Tranquil Boots. Tuy nhiên, cộng đồng game thủ sẽ còn phải chờ khá lâu để thấy được 4 hero mới góp mặt trong sản phẩm của hãng Valve.
Ngoài ra, hệ thống xem replay của DotA 2 cũng được thêm vào tính năng mới Autospeed. Theo đó, tốc độ xem replay của người chơi sẽ được đẩy cao cho tới khi xuất hiện các cảnh hành động, nói cách khác là những pha rượt đuổi hoặc chạm trán của hero hai bên trên bản đồ. Hệ thống triển khai proxy của tính năng Khán giả cũng bắt đầu được thử nghiệm, cho phép số lượng người cũng theo dõi trận đấu trực tiếp trở thành không giới hạn.
Theo Game Thủ
Cùng tìm hiểu vai trò late hero trong DotA
Late hero đóng vai trò rất quan trọng đối với hầu hết các trận đấu DotA.
Một trong những vai trò quan trọng nhất quyết định sự thành bại của trận đấu chính là late hero. Chính vì vậy, dù đây là một vai trò khá khó chơi nhưng lại không hiếm người chơi và đó cũng là lý do tại sao các hero như Troll Warlord, Void, Anti-Mage lại được ưa chuộng trong public nhiều hơn các support hero.
Tuy nhiên không phải ai cũng thể chơi được các late hero nhưng DotA còn có rất nhiều loại hero có thể đảm nhiệm vai trò semi-late, tức là cũng late được nhưng có thể làm được nhiều việc hơn các late hero. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu và so sánh 2 thể loại hero này để hiểu sâu hơn về các hero của DotA.
Video đang HOT
Các hero có thể late chiếm phần lớn trong các đội hình DotA (Nevermore Wind, Spectre Venom Mirana)
Trước tiên, hãy nói lại late hero là gì và có lẽ chính chữ late đã nói lên tất cả. Đó là giai đoạn cuối của một trận đấu DotA, tức là những hero này sẽ rất mạnh vào giai đoạn này vì khi có đủ item và level cần thiết thì các hero này trở nên vô cùng bá đạo nhờ những skill chỉ mạnh vào late.
Thông thường đó là những skill như nhân damage, tăng AS, đánh bash,... Vốn là những skill sẽ tận dụng sức mạnh của hero để gây damage. Và late hero thường là Agility hero vì ở giai đoạn early và mid thì các hero này không thể hiện được nhiều sức mạnh khi dễ bị gank giết và không đóng góp được nhiều cho team
Như đã nói ở trên, không phải DotA chỉ có một loại late hero mà có nhiều hero có thể late được và được chia ra nhiều nhóm. Nhưng trước tiên chúng ta sẽ phân các loại late do các Agility hero đảm nhiệm:
Tất cả Agility hero của DotA.
Late gặt: Troll Wardord, Void, Mortred, Soul Keeper, Spectre,... Đây là những hero late mạnh nhất DotA vì có những skill vô cùng mạnh , tốc độ đánh (AS) cao và khả năng gây damage thuộc hàng khủng nhất DotA. Điển hình như Troll có thể khiến một hero ngủ vĩnh viễn.
Late vừa: Anti-Mage, Luna, Naga Siren, Rikimaru, Morphling, Shadow Fiend... Nhóm hero này cũng có thể rất mạnh khi vào late game nhưng xét khả năng late thì vẫn kém hơn nhóm late gặt. Bù lại nhóm này có khả năng gank, combat hoặc sống sót tốt hơn nhóm trên. Đó chính là quy tắc bù trừ.
Late damage: Traxex, Medusa, Bone, Lanaya,... Các hero này thường tập trung farm, một số khác có thể gank hoặc push nhưng damage rất lớn là ưu thế của những hero này. AS có thể không cao nhưng khi có đủ item thì hero này có thể tiêu diệt các support hero nhanh ngang nhóm late gặt nhưng lại có ưu thế tay dài.
Late yếu: Vengeful, Venomancer, Mirana, Bounty Hunter, Mepoo, Razor,... Hầu như các Agility hero còn lại đều có thể lọt vào nhóm này vì các hero đó nếu có một lượng item tương đối thì cũng khá late. Tức là vẫn có thể gây damage và có AS vượt trội, tuy nhiên không thể nào so được với các late hero kia được, chúng thường được dùng để combat, gank push nhiều hơn.
Late tank: Ursa, SyllaBear. Hai hero này tựa như các Strength hero vì lượng HP lớn và khả năng gây damage mạnh, bù lại AS không cao và tốc độ di chuyển cũng kém hơn các Agility hero còn lại.
Kế tiếp là class Strength hero:
Late gặt và có thể tank: Naix, Lycanthrope, Chaos Knight, Davion... Những hero này mạnh chỉ thua nhóm late gặt vì AS và một số skill late không bằng.
Late damage: Sven, Magnus, Sladar, Kunkka, Huskar, Barathrum... Những hero này có vẫn có khả năng tank nhưng không khỏe và late không bằng nhóm trên hero trên, bù lại khả năng gank combat có phần nhỉn hơn.
Barathrum có thể là một Troll-Warlord ở hệ Strength DotA vì có khả năng đánh đối phương không biết tỉnh.
Còn Intelligence hero, vốn là nhóm chuyên support và dùng mana nhiều nhưng thật ra vẫn có một số hero có thể late được như:
Windrunner: Vốn có sẵn AS nên Wind chỉ cần thêm một số Intelligence item để tăng damage nhưng nếu muốn thì Desolator hay MaelStorm cũng là một lựa chọn tốt.
Invoker: Không thực sự quá mạnh nhưng Invoker có đủ bộ skill để solo, ngoài ra nếu có thêm item như Ancient Janggo of Endurance thì Invoker cũng khá mạnh.
Windrunner có những skill để trở thành late.
Ngoài ra còn có những hero Storm, Destroyer, Furion, Silencer,... cũng có thể late được.
Một số fun-fact về late hero trong DotA:
- Không phải cứ late hero nào có AS cao là sẽ chiến thắng vì Leoric là một hero có AS không cao nhưng ngay cả Anti-Mage cũng không thể đọ lại hero này nếu cả 2 có cùng item. Vì khả năng crit damage của vua xương rất mạnh.
- Spectre chính là late hero tank mạnh nhất DotA, vì skill Dispersion giúp Spec trở thành tấm khiên phản trong mọi combat.
Spectre thường là heor mở combat và tả xung hữu đột nhiều nhất.
- Theo như quy luật cân bằng của Dota thì dù late hero có nhiều ưu điểm và sức mạnh về late nhưng lại có 4 item thường được dùng để trị các late hero như câu "vỏ quýt dày có móng tay nhọn":
Blade Mail, giúp các hero phản damage ngược trở lại, nếu biết active đúng lúc thì sẽ khiến cho gậy ông đập lưng ông.
Ghost form, tạo trạng thái Ghost cho hero giúp tránh được damage vật lý.
Force Staff, một số late hero sử dụng Diffusal để giữ chân hero địch nên ta cần gậy đẩy để thoát truy đuổi.
Guinsoo: gậy hex để vô hiệu hóa late hero của địch, tương tự có thể dùng Cyclone nhưng kém hiệu quả hơn.
Theo Game Thủ
Cùng tìm hiểu về những Aura skill mạnh nhất DotA (Phần II) Một số Aura skill có thể gây hại cho các hero địch bằng cách giảm chỉ số nào đó. Đây là một số Aura skill nhưng thay vì hỗ trợ sức mạnh cho đồng đội như ở phần trước thì chúng lại gây hại lên địch thủ như giảm một chỉ số nào đó liên tục. Nhóm 2 là những aura gây hại...