Những hòn đá cháy liên tục 2.500 năm không tắt
Lý do thực sự khiến những hòn đá này có thể cháy liên tục hàng nghìn năm là gì?
Gần thung lũng Olympos ở tây nam Thổ Nhĩ Kỳ có khu vực được gọi là Yanartas xuất hiện vô số ngọn lửa không bao giờ tắt.
Theo lời kể của người dân bản địa, những hòn đá ở đây tự cháy rực suốt 2.500 năm qua. Do đó, họ đã đặt tên cho nơi đó là Yanartas.
Những hòn đá ở Yanartas, Thổ Nhĩ Kỳ đã tự cháy rực suốt 2.500 năm qua. (Ảnh: Atlas Obscura)
Trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, Yanartas nghĩa là “hòn đá bốc cháy”. Không ai biết vì sao những hòn đá ở đây có thể bốc cháy. Thời xưa, người dân dựa vào truyền thuyết về quái vật phun lửa Chimera trong trường ca Illiad do thi hào Homer sáng tác để lý giải về hiện tượng đặc biệt này.
Theo diễn biến trong truyền thuyết, vị thần Hy lạp là Bellerophon chôn con quái vật Chimeara xuống lòng đất. Nhiều người bản địa tin rằng, đây chính là nơi chôn của con Chimeara và những ngọn lửa này chính là hơi thở của nó.
Các nhà khoa học không cho rằng lời giải thích chỉ đơn giản như vậy. Vì thế, họ bỏ ra nhiều năm nghiên cứu về nguyên nhân khiến những hòn đá Yanartas lại có thể tự bốc cháy. Cuối cùng, họ đưa ra kết luận, ngọn lửa phát ra từ những hốc đá này chính là kết quả của sự rò rỉ khí mê tan từ lớp địa tầng bên dưới qua các lỗ hở.
Nguồn khí methane ở Yanartas được cho là hình thành từ mức nhiệt độ cao hơn so với điều kiện tại khu vực này. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn chưa biết điều gì đã châm lửa cho những luồng khí này bốc cháy, và khiến cho ngọn lửa này duy trì sự cháy liên tục suốt hơn 2.500 năm qua.
Video đang HOT
Ruthenium, một kim loại hiếm được tìm thấy trong các hòn đá ở Yanartas, nó có thể đóng vai trò như chất xúc tác tạo ra hiện tượng này. (Ảnh: Atlas Obscura)
Trong một nghiên cứu mới nhất của Giuseppe Etiope, một nhà khoa học của Viện Địa vật lý và Núi lửa quốc gia ở Rome, Italy, cùng các đồng nghiệp tại Đại học Bolyai (Rumani), đã tìm thấy câu trả lời cuối.
Hóa ra, Ruthenium, một kim loại hiếm được tìm thấy trong các hòn đá ở Yanartas có thể đóng vai trò như một chất xúc tác. Nó cũng là kim loại thúc đẩy sự hình thành khí methane ở nhiệt độ dưới 100 độ C, tương đương mức nhiệt ở Yanartas.
Nhờ có kết quả nghiên cứu này, tương lai về việc tìm kiếm nguồn cung cấp khí methane tự nhiên mới trên Trái đất đã có nhiều triển vọng hơn.
Bộ lạc kỳ lạ giao tiếp bằng ngôn ngữ bí ẩn
Họ chưa bao giờ trồng cây lương thực, nhưng cũng chưa bao giờ xảy ra tình trạng chết đói trong lịch sử của mình.
Ngay cả việc lấy lửa, họ cũng miệt mài cả ngày dùng hai hòn đá tạo ma sát, chứ nhất quyết không dùng máy đánh lửa.
Tại miền trung Tanzania, Châu Phi có bộ tộc Hadza, vẫn giữ thói quen sinh hoạt như 10 ngàn năm trước
Họ không trồng trọt, chăn nuôi, mà sống hoàn toàn phụ thuộc vào rừng
Số dân của bộ tộc chỉ khoảng 1.200 người. Họ giữ thói quen sống du mục, nơi trú mưa, nắng của tộc người này vẫn là những hang đá hoặc những túp lều cỏ
Họ không có tín ngưỡng tôn giáo, không thờ phụng thần linh và đặc biệt là không có người đứng đầu bộ tộc
Những người phụ nữ của bộ tộc thường sinh con với nhiều người đàn ông khác nhau, họ không có ràng buộc về hôn nhân
Đàn ông săn bắn, còn phụ nữ hái lượm
Họ săn khỉ đầu chó, rắn và thậm chí cả sư tử bằng cung tên thủ công thay vì trồng trọt, chăn nuôi gia súc
Người Hadza không có thói quen tích trữ lương thực. Mỗi khi săn bắn được thú, họ chia hết cho mọi người và cùng ăn hết trong ngày
Những lều cỏ tạm thời
Họ không thích sử dụng phương tiện hiện đại mà vẫn kiên trì ngồi cả ngày dùng đá đánh lửa, nướng chín thức ăn
Mỗi khi khát họ thường tìm ra các con sông, hồ để uống
Họ giao tiếp với nhau bằng thứ ngôn ngữ riêng và hiện vẫn còn là điều bí ẩn với các nhà khoa học
Chính phủ Tanzania đã tìm cách bảo vệ và tránh nguy cơ tuyệt chủng cho bộ tộc này bằng cách xây nhà cho họ và hướng họ đến lối sống văn minh, song mọi lỗ lực thay đổi quan niệm sống của bộ tộc này đều vô dụng.
Đem vật lạ về làm đá kỳ, người đàn ông bất ngờ khi biết nó giá gần 7 tỷ đồng Thứ mà lão nông nhặt được là gì mà giá trị lại lớn như vậy? Năm 1972, một chuyện lạ xảy ra với gia đình ông Thạch Hữu Sơn Lộc, người Thanh Hải, Trung Quốc. Cha của ông khi đó công tác ở hồ muối Chaka, tình cờ tìm thấy một viên đá trong lúc làm việc. Khi đó, ông chỉ thấy viên...