Những học trò “thay đổi” thầy cô

Theo dõi VGT trên

Không có điện lưới, không sóng điện thoại, hoặc sóng yếu, đêm thắp đèn dầu… việc học từ xa đối với nhiều học sinh miền núi tưởng như không thể. Vậy mà chính các em đã truyền cảm hứng, “thay đổi” các thầy cô.

Nơi nào có sóng, nơi đó là phòng học

HS Giàng A Anh là người dân tộc Mông, ở bản Háng Tày xã Chế Tạo, huyện Mù Cang ChảiYên Bái, là học sinh Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương.

Những học trò thay đổi thầy cô - Hình 1

Em Giàng A Anh học từ xa dù không có điện lưới.

Những học trò thay đổi thầy cô - Hình 2

Anh cho biết, nơi Anh ở chưa có điện lưới, sóng điện thoại thì phải đi rất xa mới có được 1 vạch. Hằng ngày, đúng 8h sáng, Anh đến đúng chỗ có sóng theo hẹn với thầy cô. Buổi tối, muốn học bài, Anh phải sử dụng đèn dầu hoặc ngồi bên bếp lửa.

Câu chuyện của Giàng A Anh tưởng như rất xa lạ với học sinh thành phố, thì lại là quen thuộc với nhiều học sinh vùng dân tộc thiểu số.

Em Lường Thị Thắm, học sinh lớp D2K45 của Trường Dự bị đại học Dân tộc Trung ương chia sẻ, nghe tin nhà trường tổ chức việc học tập và giảng dạy bằng hình thức trực tuyến, em vừa mừng lại vừa lo lắng.

Những học trò thay đổi thầy cô - Hình 3

Mỗi ngày, Thắm leo đồi đến mỏm đá quen thuộc, nơi có thể bắt sóng ổn định để học.

Bởi vì, laptop thì ít bạn có; điện thoại cấu hình thấp; sóng 3G và wifi lại yếu. Có bạn phải chạy khắp nơi có sóng tốt để học; có bạn phải trèo lên những cành cây thật cao hay leo đồi thì mới có sóng để học.

Mỗi ngày Thắm phải leo đồi vài cây số đến với mỏm đá quen thuộc, nơi có thể bắt sóng ổn định để học cùng các bạn.

Trước khi học thì phải hoàn thành hết việc nhà. Có khi, giữa các ca học lại chạy về nhà nấu cơm.

Ngoài ra, hằng ngày Thắm có nhiệm vụ đi chăn bò cho bác và chăn luôn hai con bò của nhà mình.

Những học trò thay đổi thầy cô - Hình 4

Video đang HOT

Cũng giống như Thắm, em Hoàng Minh Đức, dân tộc Thái, Bản Là 1, xã Mường Kim, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu cũng vừa chăn trâu vừa học bài.

“Đuổi bò lên núi xa để có thể bắt sóng ổn định rồi học luôn. Có lúc vừa phải cắt cỏ cho bò vừa tranh thủ học bài. Đôi khi mải nghe thầy cô giảng bài mà lưỡi liềm cắt cả vào tay. Rồi vừa đuổi bò trên đồi vừa học không nhìn đường mà vấp ngã đến xước cả tay chân”, Thắm tâm sự.

Thế nhưng, với Thắm, đó vẫn là niềm vui, vì vẫn được học, đặc biệt là có sự giúp đỡ tận tình từ các thầy cô.

Những học trò thay đổi thầy cô - Hình 5

Em Sùng Seo Hà học từ xa trong điều kiện không điện lưới, không internet.

Em Sùng Seo Hòa (ở bản Huổi Moi, Nà Hỳ, Nậm Pồ). Nơi Hòa đang sống cũng không có điện lưới, không có mạng Internet, không có điện thoại smartphone, đến cả nạp pin điện thoại hay đèn pin để học bài cũng là điều khó khăn.

Hòa học qua các tài liệu được các thầy cô gửi qua mail, qua bưu điện và khi làm bài tập, bài kiểm tra em làm xong sẽ gửi lại qua bưu điện để thầy cô chấm.

Những học trò thay đổi thầy cô - Hình 6

Phòng học được dựng giữa rừng của em Lùng Thị Loan chỉ với vài tàu lá cọ.

Những học trò thay đổi thầy cô - Hình 7

Lớp học của em Lùng Thị Loan (lớp C2k45), dân tộc La Chí thông Già Nàng, xã Nhà Khương, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang chỉ là vài tàu lá cọ, được lợp “dã chiến” trên mấy chiếc cọc tre đóng vội. Bàn học cũng là miếng gỗ, gá tạm lên mấy chiếc cọc. Giữa núi rừng bao la, Loan kết nối với các thầy cô, không bỏ bài học nào.

Thầy cô được truyền cảm hứng từ trò

Trao đổi với PV KH&ĐS về việc học tập của các học trò, TS Nguyễn Tuấn Anh, Phó Hiệu trưởng Trường Dự bị đại học Dân tộc Trung ương cho biết, Trường có đặc thù là 100% học sinh là người dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn. Internet hay điện thoại thông minh là điều xa xỉ.

Trong khi đó, từ khi nghỉ Tết cho đến thời điểm này, học sinh cũng chưa quay trở lại trường. Sách vở, tài liệu, các em không mang về.

Khi dịch bệnh xảy ra, học sinh không thể quay trở lại trường học, nhà trường đã tiến hành khảo sát học sinh thành 3 nhóm đối tượng. Trong đó nhóm đối tượng thứ nhất là có thể tương tác được với được thầy cô qua mạng internet. Nhóm thứ hai là tương tác được nhưng lại bị động về thời gian, tức là các em phải đến những nơi có sóng thì mới tương tác được. Nhóm thứ ba là không thể tiếp cận được phương tiện để học.

Từ đó, Ban giám hiệu cùng các thầy, cô giáo đã họp bàn, quyết định tổ chức dạy học từ xa cho học sinh theo Tài liệu hướng dẫn tự học.

Những học trò thay đổi thầy cô - Hình 8

Một buổi sinh hoạt chuyên môn của các thầy cô giáo để thầy cô hiểu hơn khó khăn việc học từ xa của các em học sinh.

Các tài liệu này được thiết kế theo các modun với sự hỗ trợ của giáo viên dưới 3 hình thức: Giáo viên tương tác trực tuyến với học sinh theo thời khóa biểu; giáo viên tương tác trực tuyến với học sinh theo điều kiện kết nối mạng internet của học sinh; giáo viên tương tác với học sinh qua điện thoại sau khi tài liệu được gửi tới học sinh qua đường bưu điện.

Việc học tập của các em cũng được các thầy cô giáo hết sức tạo điều kiện. Cùng một lớp học, nhưng tạo lập ở rất nhiều ứng dụng, như zalo, facebook… Học trò nào vào được ứng dụng nào thì sử dụng ứng dụng đó. Ngoài ra, các ca học cũng chia làm hai ca sáng, chiều. Buổi sáng nếu không có mạng thì các em có thể vào ca chiều để học.

Và kết quả, 100% các em học sinh đều đã tiếp cận được với hình thức dạy học từ xa của trường. 100% HS đã trả bài đầy đủ và được công nhận kết quả học tập.

Đặc biệt, chính những hình ảnh, lá thư mà các học trò gửi về cho nhà trường, sự nỗ lực của các em đã chạm tới trái tim các thầy cô.

“Chính các em đã truyền cảm hứng cho các thầy cô chúng tôi. Trong hoàn cảnh gian khó như thế mà các em vẫn say sưa học tập, tiếp thu tri thức. Vậy thì ở thành phố, điều kiện tốt hơn nhiều, lẽ nào các thầy cô không cố gắng để đáp lại sự tin yêu của các em? Các em đã khiến các thầy cô phải nỗ lực nhiều hơn nữa”, TS Tuấn Anh chia sẻ,

Và nỗ lực ấy cũng theo đúng tinh thần mà nhà trường theo đuổi, đó là: Thầy cô chủ động thay đổi, học trò sẵn sàng vượt khó. Theo TS Tuấn Anh, việc học từ xa không thể nào đạt hiệu quả như học bình thường trên lớp. Tuy nhiên, với sự cố gắng của cả thầy và trò, thì đây là một giải pháp tình thế trong khi dịch bệnh vẫn diễn biến khó lường.

“Trường chúng tôi tổ chức sinh hoạt chuyên môn ở trên mạng để giáo viên biết rằng học trò học qua mạng khó khăn như thế nào. Thậm chí, tôi còn đề nghị giáo viên thử cầm một điện thoại cấu hình thấp, đứng ở nơi sóng kém, để hiểu được hoàn cảnh của những học trò cần được đồng cảm và giúp đỡ ra sao… Nhà trường sẽ vẫn quyết tâm thực hiện mục tiêu không bỏ rơi bất cứ học sinh nào, dù điều kiện học tập của các em có khó khăn đến đâu”, TS Nguyễn Tuấn Anh.

Mai Loan

Học sinh vùng cao vừa chăn bò, cắt cỏ vừa "hứng" sóng 3G học online

Nhiều học sinh ở các tỉnh miền núi những ngày này vẫn phải trèo đèo lội suối, lên nương để hứng sóng 3G tham gia học online cùng thầy cô.

Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp khiến học sinh trên cả nước không thể đến trường. Các địa phương đồng loạt chuyển sang hình thức học online. Đây được coi là giải pháp hữu hiệu, song với những học sinh miền núi, học online cũng không hề dễ dàng, bởi đường đến với sóng wifi, 3G của các em còn gập ghềnh, khó khăn.

Từ Bản Háng Á - Rạng Đông, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên, cứ đều đặn 7h30 và 13h30 mỗi ngày, Tráng A Thỷ (dân tộc Mông), lại mở điện thoại vào phần mềm học trực tuyến với thầy cô trường Dự bị Đại học Dân tộc trung ương ở thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ- nơi em đang theo học. Lớp học của em ở quê không có bàn ghế, bục giảng, bè bạn. Thỷ một mình ngồi trên cây, nơi mỏm đá ở sườn đồi hoặc bãi ngô trên núi... để học tập. Cứ nơi nào "bắt" được mạng internet, sóng 3G, 4G, chỗ đó đều thành lớp học của nam sinh. Có hôm, Thỷ phải đi bộ hơn 3km đường rừng để "hứng" mạng từ bản bên kia sườn núi.

Ở một bản khác thuộc huyện Tuần Giáo (tỉnh Điện Biên) -bản Bản Nát-Quài Cang, nữ sinh Lường Thị Thắm (dân tộc Thái) hằng ngày vừa chăn bò, cắt cỏ, vừa tranh thủ học tập.

Học sinh vùng cao vừa chăn bò, cắt cỏ vừa hứng sóng 3G học online - Hình 1


Lường Thị Thắm tranh thủ học online khi đi chăn bò, cắt cỏ cho bố mẹ. (Ảnh: NVCC)

Thắm kể, em thường cố ý đuổi bò lên núi xa hoặc leo đồi vài km đến mỏm đá cao để bắt sóng 3G cho ổn định. Có hôm vừa cắt cỏ cho bò, vừa nghe thầy cô giảng, Thắm bị lưỡi liềm cứa vào tay. "Đau mà vẫn vui vì em vẫn được học với thầy cô, để thực hiện tiếp ước mơ vào đại học", nữ sinh lớp trường Dự bị Đại học dân tộc Trung ương nói.

Thắm cho biết, với những học sinh vùng núi, điều kiện tiếp cận với con chữ thường ngày vốn đã gian nan, khi phải nghỉ học vì dịch Covid-19, mọi việc còn vất vả hơn nhiều phần. Học sinh phải tham giúp việc cho gia đình, có bạn nghỉ học nhiều, bố mẹ bắt tảo hôn. Với mong muốn được bước tiếp vào giảng đường đại học, khi phải nghỉ đến trường, Thắm rất lo bị thiếu hụt kiến thức. Vì thế, khi nhà trường thông báo sẽ tổ chức dạy học từ xa, học tập tương tác trực tuyến với giáo viên, nữ sinh dân tộc Thái vui mừng, nhưng đi kèm niềm lo lắng.

"Học sinh miền núi chúng em vì điều kiện kinh tế khó khăn nên ít bạn có laptop, điện thoại di động cấu hình thấp, đường truyền internet, wifi lại càng không có do hạ tầng kết nối không đảm bảo. Ở nhà em, sóng điện thoại khá yếu, nhiều lúc không có vạch sóng nào. Việc học online vì thế gặp nhiều khó khăn. Nhưng chính niềm khao khát được học tiếp con chữ, em và các bạn trong lớp đã tìm kiếm khắp nơi có sóng 3G tốt, tranh thủ vừa làm việc phụ giúp gia đình, vừa tham gia học tập trên không gian mạng", nữ sinh Lường Thị Thắm nói.

Học sinh trường Dự bị Đại học dân tộc Trung ương cho biết, trước khi học trực tuyến, em được nhà trường hướng dẫn cài đặt và sử dụng phần mềm Office 365 Education, Shub Classroom, Quizizz và các biện pháp tương tác, kết nối khác với giáo viên. Do nghỉ học bất ngờ, học sinh không mang giáo trình ở trường nội trú về, nên để hỗ trợ các em học tập, nhà trường đã xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn tự học với nội dung tinh giản từ chương trình gốc, để gửi học sinh tự học tập. Một ngày các thầy cô bố trí mỗi lớp thành 2 nhóm, tổ chức 2 ca sáng - chiều để dạy trực tuyến cho học sinh.

"Em học nhóm 2, ca 2 nên trong lúc chờ học có thể làm xong việc nhà rồi tham gia học tập. Nhiều khi đi làm về muộn phải vội vàng ăn cơm để kịp giờ lên lớp buổi chiều. Cũng có vài lần vì mất mạng, mạng yếu mà trễ học, lúc đó em rất sợ bị thầy cô nhắc nhở nhưng thấu hiểu hoàn cảnh của chúng em, thầy cô luôn ân cần động viên, giúp đỡ em vượt qua khó khăn. Các bài giảng online được thầy cô truyền tải một cách ngắn gọn, dễ hiểu nên hỗ trợ tốt việc tự học của chúng em", Thắm nói.

Còn Giàng A Anh, học sinh trường Dự bị Đại học dân tộc trung ương, người dân tộc H'Mông, ở bản Háng Tày xã Chế Tạo, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái do không có điện lưới nên buổi tối phải dùng đèn dầu học bài. Sóng điện thoại kém nên cô trò phải hẹn nhau đúng 8h sáng sau khi Anh đến được chỗ có sóng liên lạc, để gọi điện trao đổi bài với nhau.

Học sinh vùng cao vừa chăn bò, cắt cỏ vừa hứng sóng 3G học online - Hình 2


Giàng A Anh vẫn miệt mài học bài bên ngọn đèn dầu leo lét. (Ảnh: NVCC)

Không để bất cứ học sinh nào ở lại phía sau

TS Nguyễn Tuấn Anh Phó Hiệu trưởng trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương cho biết, nhà trường hiện có gần 900 học sinh đến từ 18 tỉnh miền núi phía Bắc theo học. 100% các em là người dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn.

Từ tháng 2/2020, trường Dự bị Đại học dân tộc Trung ương đã xây dựng các phương án dạy học từ xa, đảm bảo chất lượng và phù hợp với đặc thù học sinh và điều kiện học tập ở nơi các em sinh sống. Theo đó, nhà trường đã xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn học sinh tự học theo các modul và video hỗ trợ. Tài liệu này tinh giản nội dung chương trình, chỉ giữ những kiến thức cơ bản, cốt lõi, nhằm tạo thuận lợi cho các em trong quá trình tự học tập, tự nghiên cứu.

Hệ thống tài liệu tự học được đăng tải trên không gian học tập trực tuyến chung của nhà trường, gửi email tới từng học sinh và sử dụng phương thức truyền tải khác, để đảm bảo toàn bộ người học đều tiếp cận được. Với những học sinh ở vùng không có điện lưới, internet, tài liệu được gửi đến bằng đường gửi bưu điện. Các giáo viên sẽ chủ động liên lạc với học trò để chắc chắn các em nhận được tài liệu và nhắc nhở học sinh tự học, tự nghiên cứu trước khi tham gia lớp học tương tác trực tuyến.

Thông qua các phần trả bài của học sinh, giáo viên sẽ biết phần kiến thức nào các em đã nắm bắt được, phần nào còn thiếu sót, để từ đó có sự hỗ trợ hợp lý người học khi tổ chức lớp học trực tuyến. Những học sinh không thể tham gia học tương tác hoặc do đường truyền không đảm bảo nên không tham gia được đầy đủ, sau buổi học sẽ được giáo viên chủ động liên lạc để hỗ trợ thêm.

"Nhà trường quyết tâm thực hiện mục tiêu 100% học sinh đều được thầy cô hỗ trợ bằng nhiều hình thức, để các em nắm bắt được đầy đủ kiến thức của chương trình tinh giản. Cứ 2 ngày một lần, nhà trường sẽ xét công nhận kết quả học tập cho học sinh theo từng modul, để nắm bắt khó khăn của các em, nếu thấy cần thiết sẽ chuyển hình thức hỗ trợ hoặc kết hợp nhiều hình thức hỗ trợ, để đảm bảo học sinh được học tập tốt nhất trong điều kiện không thể đến trường. Chúng tôi quyết tâm không để lại phía sau bất cứ học sinh nào, dù điều kiện học tập của các em có khó khăn đến đâu", TS Nguyễn Tuấn Anh, Hiệu phó trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương nói./.

Nguyễn Trang

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Xót xa hình ảnh cuối cùng của nghệ sĩ Lê Phương vừa qua đời do va chạm xe tải
06:58:39 05/11/2024
Mẹ tôi làm con dâu suýt sẩy thai, sinh con xong vợ tôi dứt khoát ly hôn
07:28:14 05/11/2024
Bức ảnh tiên tri số phận bi đát của Triệu Vy, Lâm Tâm Như và Phạm Băng Băng mấy chục năm trước khiến netizen "lạnh sống lưng"
07:52:09 05/11/2024
"Kỳ Duyên ém mọi cái đến lúc quan trọng mới bung, sẽ khiến mọi người sửng sốt!"
07:13:17 05/11/2024
Nhìn cách nuôi con của vợ chồng Lee Byung Hun: Người yêu chiều, người nghiêm khắc... nhưng luôn cùng nhau làm điều này cho con
06:47:22 05/11/2024
Sao nam Việt mắc HIV đăng đàn nghi bị hãm hại
10:04:25 05/11/2024
Nghệ sĩ Lê Phương gặp tai nạn trên đường đi hát đám tang, qua đời ở tuổi 36
06:34:29 05/11/2024
Hà Hồ hạnh phúc khoe ảnh đón sinh nhật của Lisa và Leon, mới 4 tuổi đã được giáo dục cẩn thận thế này
08:00:45 05/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Khuyên chân thành: 7 cách thiết kế nhà giúp sống chung với bố mẹ chồng vui vẻ, hòa thuận

Sáng tạo

13:34:07 05/11/2024
Nhà tôi có 7 thiết kế thân thiện với bố mẹ già, không ảnh hưởng đến thẩm mỹ chung lại giúp cuộc sống trở nên vui vẻ, dễ dàng.

Nữ danh ca dám tát Hoài Linh là ai?

Sao việt

13:31:40 05/11/2024
Hương Lan được xem là nữ danh ca số 1 trong dòng nhạc dân ca Nam Bộ, đến nay chưa một ai vượt qua được. Cô còn hát được cả cải lương rất hay, đúng chất con nhà nòi.

Lisa bị miệt thị "hư hỏng" vì hở bạo chưa từng thấy, 1 sao nhí phản ứng bất ngờ

Sao châu á

13:24:06 05/11/2024
Hành động của Lil Tay nhận được nhiều sự ủng hộ của cư dân mạng. Đa số đều cho rằng trang phục của Lisa phù hợp với show diễn nội y, và nữ idol không xứng bị mạt sát như vậy.

Giúp da khỏe đẹp với thực phẩm giàu flavonoid

Làm đẹp

13:19:50 05/11/2024
Cách sử dụng tốt nhất để đảm bảo hấp thụ đủ lượng flavonoid là ăn nhiều trái cây tươi, rau quả tươi hàng ngày. Nếu chế biến qua nhiều công đoạn thì hàm lượng flavonoid có thể bị giảm đi.

"Cô gái xấu xí" Minh Khuê nói lý do hiếm hoi nhận lời đóng cảnh nóng 18+

Hậu trường phim

13:07:12 05/11/2024
Trước đây, Minh Khuê từng chia sẻ rất ngại đóng cảnh nóng, thậm chí, cô sẵn sàng từ chối nếu biết vai diễn có những cảnh thân mật về thể xác.

Bị đau đầu uống trà gừng được không?

Sức khỏe

13:05:39 05/11/2024
Uống trà gừng ấm vào buổi tối trước khi ngủ sẽ góp phần làm giảm các vấn đề về tiêu hóa như khó tiêu, buồn nôn... hỗ trợ cải thiện chứng đau đầu và giúp ngủ ngon hơn.

Lý giải sức hút từ bi kịch trong phim kinh dị gắn mác 18+ "Thần dược"

Phim âu mỹ

12:50:36 05/11/2024
Bộ phim kinh dị The Substance (Thần dược) với sự góp mặt của nữ diễn viên kỳ cựu Demi Moore, được gán mác 18+ khi trình chiếu tại Việt Nam.

Khởi tố vụ án vi phạm đấu thầu tại dự án trạm quan trắc nước Bạc Liêu

Pháp luật

12:04:11 05/11/2024
Ngày 4.11, theo nguồn tin của PV Thanh Niên, liên quan dự án xây dựng 3 trạm quan trắc nước mặt tự động, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bạc Liêu đã ra quyết định khởi tố vụ án vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.

Man City dốc hầu bao vì Rodrygo

Sao thể thao

11:48:52 05/11/2024
Đội bóng nước Anh dự định hỏi mua tiền đạo người Brazil với giá 150 triệu euro, nhằm hy vọng mua cầu thủ này về sân Etihad để bổ sung sức mạnh hàng công.

Say đắm mọi ánh nhìn chỉ với hai tông màu trắng đen

Thời trang

11:40:27 05/11/2024
Dù bao nhiêu mùa mốt, bao xu hướng đến rồi đi, trang phục mang hai tông màu trắng đen vẫn được yêu thích một cách bền bỉ, vững chãi.

Khán giả chi hàng chục triệu đồng cho concert "Anh trai" tại Hà Nội

Nhạc việt

11:16:04 05/11/2024
Sự kiện âm nhạc Anh trai say hi và Anh trai vượt ngàn chông gai tạo sức hút mạnh mẽ tại Hà Nội. Người hâm mộ sẵn sàng chi hàng chục triệu đồng để mua vé dù Ban tổ chức chưa chính thức mở bán.