Những hình ảnh về cuộc tập trận Mỹ – Hàn khiến Triều Tiên “nổi đóa”
Khói xám ngùn ngụt bốc lên, một đội xe bọc thép lội nước ùn ùn đổ bộ vào bãi biển thanh bình của Hàn Quốc. Trong vài phút, hàng nghìn thủy quân lục chiến Mỹ và Hàn Quốc được trang bị vũ khí hạng nặng nhảy ra khỏi xe bọc thép, tiến hành các bài tập trận đổ bộ sâu vào lãnh thổ đối phương..
Thủy quân lục chiến Mỹ và Hàn Quốc nằm chốt ở các vị trí tấn công sau khi đổ bộ vào bờ biển phía Đông Nam Hàn Quốc trong khuôn khổ tập trận chung ngày 12.3.
Cuộc tập trận chung giữa quân đội Mỹ và Hàn Quốc năm nay bắt đầu vào ngày 7.3 và dự kiến kéo dài tới đầu tháng 5. Mỹ triển khai khoảng 17.000 quân trong khi Hàn Quốc điều động 300.000 binh sĩ tham gia vào cuộc tập trận thường niên với quy mô lớn chưa từng có.
Các xe bọc thép lội nước của quân đội Mỹ và Hàn Quốc chuẩn bị đổ bộ vào bờ biển Hàn Quốc trong khuôn khổ tập trận chung ngày 12.3.
Trên thực tế, Mỹ và Hàn Quốc liên tục tổ chức các cuộc tập trận chung thường niên kể từ khi Washington và Seoul bắt đầu hợp tác quân sự vào năm 1954 sau cuộc chiến tranh Triều Tiên.
Những cuộc tập trận chung Mỹ – Hàn theo đó đều đặn khiến Triều Tiên “nổi đóa”. Bình Nhưỡng khăng khăng cáo buộc, Washington và Seoul đang tập dợt cho kịch bản tấn công, xâm lược Triều Tiên, bất kể Mỹ, Hàn Quốc tuyên bố cuộc tập trận chỉ mang tính chất phòng thủ.
Binh sĩ Mỹ, Hàn ngồi trong xe bọc thép lội nước trong cuộc tập trận ngày 12.3
Video đang HOT
Bình Nhưỡng xem cuộc tập trận chung Mỹ – Hàn năm nay nguy hiểm hơn, bởi không chỉ quy mô mà còn tính chất của nó. Năm ngoái, quân đội Mỹ – Hàn tập trận mang tính phòng thủ, chỉ tập trung vào nỗ lực đáp trả khi bị tấn công.
Tàu đệm khí thuộc đội tàu đổ bộ tấn công của quân đội Mỹ tham gia tập trận.
Tuy nhiên, năm nay binh sĩ Mỹ, Hàn tham gia cuộc tập trận tấn công phủ đầu. Theo truyền thông, mục tiêu tấn công là các hầm chứa tên lửa, hệ thống thông tin liên lạc cũng như giới lãnh đạo chính trị Triều Tiên.
Binh sĩ Mỹ, Hàn ngồi trong xe bọc thép lội nước tham gia tập trận chung ngày 12.3
Cuối tuần trước, Triều Tiên ra tối hậu thư yêu cầu Mỹ và Hàn Quốc chấm dứt tập trận ngay phía nam biên giới nước này. Đổi lại, Bình Nhưỡng sẽ ngừng thử nghiệm các loại vũ khí hạt nhân.
“Hãy chấm dứt các cuộc tập trận hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, sau đó, chúng tôi cũng sẽ ngừng thử nghiệm hạt nhân”, Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Su Yong tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn hiếm hoi với hãng tin AP.
Binh sĩ Mỹ, Hàn tập trận với thuyền bơm hơi ngày 4.4
Vụ thử hạt nhân mới nhất của Triều Tiên diễn ra vào tháng 1, bất chấp sự phản đối của cộng đồng quốc tế cũng như lệnh cấm của Liên Hợp Quốc. Những động thái gần đây của Triều Tiên cho thấy, nước này có thể tiến hành một vụ thử hạt nhân thứ 5 vào tháng 5 tới.
Thủy quân Lục chiến Mỹ bắn tên lửa chống tăng Javelin trong một khoa mục tập trận ngày 12.4
Tuy nhiên, đáp lại tối hậu thư của Triều Tiên, Tổng thống Mỹ Barack Obama mạnh mẽ tuyên bố, Triều Tiên phải thể hiện thái độ nghiêm túc và chân thành của nước này trong việc giải trừ vũ khí hạt nhân trước. Sau đó, Washington sẽ cân nhắc thỏa hiệp với Bình Nhưỡng.
Binh sĩ Mỹ, Hàn tham gia khoa mục tập trận đáp trả một cuộc tấn công hóa học ngày 2.4
Theo Danviet
Mỹ cân nhắc triển khai tên lửa tấn công phủ đầu Nga
Tình hình căng thẳng tại Ukraine và việc Mỹ chưa thể nối lại các cuộc đối thoại giải trừ vũ khí hạt nhân với Nga là nguyên nhân khiến Washington đang phải xem xét tới khả năng triển khai tên lửa tấn công phủ đầu Nga.
Tên lửa SS-19 được Mỹ triển khai ở một số nước tại châu Âu (Ảnh: USnews)
Theo hãng tin AP, chính quyền của Tổng thống Barack Obama đang thúc đẩy các cuộc thảo luận về khả năng triển khai tên lửa trên đất liền ở châu Âu, đồng thời xem xét việc cải thiện kho vũ khí hạt nhân của Mỹ.
Nguồn tin không nêu rõ khi nào kế hoạch sẽ được thực hiện và những loại tên lửa nào sẽ được triển khai, song cho biết mục đích của kế hoạch nhằm nâng cao khả năng phá hủy vũ khí của Nga. Trong trường hợp cần thiết, hệ thống tên lửa của Mỹ có thể chủ động tấn công các cơ sở quân sự trên lãnh thổ Nga.
Thông tin được tiết lộ trong bối cảnh các cuộc đàm phán giải trừ vũ khí hạt nhân giữa Nga và Mỹ đang bế tắc và chỉ một ngày sau khi có tin nói Mỹ đã cho phép sử dụng "các nguồn lực bổ sung" trong trường hợp leo thang xung đột ở Ukraine, quốc gia láng giềng của Nga hiện đang mắc kẹt trong cuộc tranh giành ảnh hưởng Đông-Tây.
Trong tuyên bố mới nhất, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg cũng bày tỏ quan ngại về số phận mong manh của thỏa thuận hòa bình Minsk 2 vừa được ký hồi tháng 2 vừa qua, đồng thời gắn "trách nhiệm đặc biệt" của Nga với cuộc khủng hoảng dai dẳng ở quốc gia Đông Âu này.
"Nga có trách nhiệm đặc biệt vì nước này ủng hộ các phần tử ly khai, cung cấp cho họ vũ khí hạng nặng và vì Nga cũng có quân ở miền Đông Ukraine", ông Stoltenberg nêu rõ trong chuyến thăm đầu tiên trở về quê nhà Na Uy kể từ khi nhậm chức Tổng thư ký NATO hồi năm ngoái,
Các nước phương Tây, đứng đầu là Mỹ, luôn cáo buộc Nga đứng sau toàn bộ những diễn biến căng thẳng ở Ukraine thời gian qua, nhất là tình hình xung đột ở miền Đông nơi đang thuộc quyền kiểm soát của phe ly khai thân Nga.
Đây cũng là cớ để các nước này đẩy nhanh kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tại châu Âu nhằm kiểm tỏa sức mạnh của Nga, động thái luôn bị chính quyền Mátxcơva phản đối và cảnh báo sẽ đáp trả mạnh mẽ.
Vũ Anh
Theo Dantri/AP