Những hình ảnh bất ngờ trong vườn Quốc gia Vũ Quang
Quá trình hoàn thành đặt bẫy và thu 85 điểm bẫy ảnh nhằm phục vụ hoạt động giám sát đa dạng sinh học, Vườn Quốc gia Vũ Quang đã ghi nhận 58 loài động vật hoang dã, quý hiếm thông qua bẫy ảnh.
Hình ảnh một cá thể Mang lớn được bẫy ảnh ghi lại
Sáng 22-12, Vườn Quốc gia Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh, cho biết đơn vị này vừa hoàn thành đặt và thu 85 điểm bẫy ảnh nhằm phục vụ hoạt động giám sát đa dạng sinh học.
Bước đầu, qua kiểm tra ghi nhận có 58 loài động vật hoang dã, quý hiếm, trong đó có 9 loài đặc hữu của dãy Trường Sơn và nhiều loài khác như: Khỉ mặt đỏ, khỉ vàng, khỉ đuôi lợn, khỉ mốc, mang thường, sơn dương, nai, tê tê, chồn bạc má, cầy vòi mốc, cầy gấm, chồn họng vàng, triết bụng vàng, triết chỉ lưng, dúi, mèo rừng, sóc, lợn rừng, gà so lưng gụ, khướu đất hung, hoét xanh, cheo cheo Nam Dương, nai, nhím bờm, nhím đuôi dài, cầy vòi hương…
Hai cá thể mang thường được bẫy ảnh ghi lại
Trong đó, có một số loài rất quan trọng cho công tác bảo tồn tại khu vực, cần có các phương án bảo vệ nghiêm ngặt, như: Mang lớn (một dạng hươu), mang Trường Sơn, thỏ vằn Trường Sơn, cầy vằn Bắc, voi châu Á.
Hai cá thể voi châu Á được bẫy ảnh ghi lại
Ngoài ra, thông qua hoạt động tuần tra Vườn Quốc gia Vũ Quang cũng đã tháo gỡ bẫy, thu được 518 bẫy các loại, phát hiện và phá hủy 8 lán trại trái phép.
Loài thỏ vằn Trường Sơn cũng được bẫy ảnh ghi lại
Vườn Quốc gia Vũ Quang được thành lập theo quyết định số 102/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 30-7-2002, được công nhận là “Vườn Di sản ASEAN” năm 2018, nằm trên địa bàn các huyện Vũ Quang, Hương Khê và Hương Sơn (tỉnh Hà Tĩnh), hiện quản lý, bảo vệ 57.029,84ha rừng và đất lâm nghiệp.
Video đang HOT
Khỉ đuôi lợn được chụp lại
Đây là một trong những trung tâm đa dạng sinh học bậc nhất Việt Nam, nơi lưu giữ nhiều nguồn gene rất giá trị cho công tác bảo tồn. Trong đó, có nhiều loài động, thực vật nguy cấp, quý hiếm, có tên trong danh mục sách đỏ IUCN và sách đỏ Việt Nam, cần được ưu tiên bảo tồn, bảo vệ nghiêm ngặt.
Một số hình ảnh về các cá thể động vật hoang dã quý hiếm tại Vườn Quốc gia Vũ Quang được ghi nhận qua bẫy ảnh.
Gà tiền mặt vàng
Hoét xanh
Khỉ mặt đỏ
Đuôi cụt
Gà lôi trắng
Cheo cheo Nam Dương
Lửng lợn
Cầy gấm
Động vật ngoại lai đe dọa tới đa dạng sinh học bản địa tại Nhật Bản
Các loài xâm lấn gây ra nhiều thiệt hại cho hệ động thực vật bản địa của Nhật Bản, như trường hợp loài sóc Formosan. Việc bắt và tiêu hủy quần thể này một cách nhân đạo là giải pháp phù hợp nhất.
Loài sóc Formosan trở thành kẻ phá hoại đối với người dân tại thành phố Kamakura của Nhật Bản. (Ảnh: Shutterstock)
các loài xâm lấn đang gây ra nhiều thiệt hại cho hệ động thực vật bản địa của Nhật Bản và, như trường hợp của loài sóc Formosan, việc bắt giữ và tiêu hủy quần thể này một cách nhân đạo là giải pháp thích hợp nhất.
Các nhà chức trách ở thành phố cổ Kamakura của Nhật Bản đang tìm cách hạn chế sự gia tăng số lượng sóc Formosan bởi chúng đã trở thành mối bất ổn cho cộng đồng, phá hủy các ngôi đền bằng gỗ, ăn trộm mùa màng của người dân địa phương và cắn đứt dây cáp điện.
Những sinh vật này rất phổ biến với trẻ em và nhiều khách du lịch tham quan thành phố, được cho là hậu duệ của những con sóc được mua làm thú cưng nhưng bị chủ thả ra sau khi chúng trở nên quá lớn.
Tờ Mainichi đưa tin chính quyền địa phương vào năm 2000 đã đưa ra kế hoạch bắt và tiêu hủy sóc. Tuy nhiên, số lượng sóc vẫn tiếp tục tăng, đạt mức cao ước tính là 1.571 con sóc vào năm 2018. Các quan chức cho biết con số đó sẽ sớm bị vượt qua trong năm nay, với 1.533 con sóc bị bắt chỉ trong 8 tháng đầu năm 2023.
Ngay cả các nhà hoạt động môi trường cũng đồng ý rằng các loài xâm lấn đang gây ra nhiều thiệt hại cho hệ động thực vật bản địa của Nhật Bản và, như trường hợp của loài sóc Formosan, việc bắt giữ và tiêu hủy quần thể này một cách nhân đạo là giải pháp thích hợp nhất.
Chính quyền địa phương Kamakura đã đưa ra yêu cầu bổ sung ngân sách để tài trợ cho chiến dịch chống loài sóc, bao gồm việc cung cấp cho người dân địa phương những chiếc lồng bẫy và dán áp phích yêu cầu khách du lịch không cho động vật ăn.
Ban quản lý hai địa danh nổi tiếng nhất Kamakura, Đền Tsurugaoka Hachimangu và chùa Phật giáo Hasedera, thừa nhận rằng sóc đã gây hư hại cho các phần gỗ của khu phức hợp có tuổi đời hàng thế kỷ và đã tìm cách xâm nhập vào các không gian trên mái nhà.
"Chúng trông dễ thương nhưng lại gây ra rất nhiều thiệt hại cho thị trấn. Nó đã trở thành một vấn đề thực sự đối với nhiều người", một quan chức thành phố Kamakura yêu cầu giấu tên cho biết.
Chính quyền thành phố Kamakura đã phát động chiến dịch tiêu diệt loài sóc gây hại này nhưng số lượng loài vật này vẫn gia tăng. (Ảnh: Shutterstock)
Keiko Yamazaki, thành viên hội đồng quản trị của Liên minh Phúc lợi Động vật Nhật Bản, cho biết vấn đề này không chỉ gây thiệt hại về tài sản mà còn liên quan tới đa dạng sinh học.
Cô Yamazaki nói: "Là một hòn đảo, Nhật Bản từ lâu đã là điểm nóng về vấn đề đa dạng và đang bị đe dọa bởi nhiều loài xâm lấn khác nhau được du nhập theo thời gian, chẳng hạn như những con sóc này."
Yamazaki cho biết gần nhà cô ở tỉnh Chiba, phía Đông Tokyo, đã gặp vấn đề với những con khỉ từ nơi khác trên thế giới trốn thoát khỏi vườn thú hoặc công viên động vật hoang dã và sau đó lai giống với quần thể khỉ bản địa, làm thay đổi loài.
Có vô số ví dụ về động vật nhập khẩu trốn thoát hoặc bị vứt bỏ bởi những người chủ vô tâm, chẳng hạn như cá vược miệng rộng được du nhập cho ngư dân săn bắn, loại bỏ hoàn toàn các loài cá bản địa sống ở hồ.
Ở những nơi khác ở Nhật Bản, những con gấu trúc từng là thú cưng dễ thương đã phát triển mạnh mẽ sau khi bị bỏ mặc tự sinh tồn; và loài thằn lằn anole xanh, một loài bò sát háu ăn và sinh sản nhanh, đã gây ra sự tàn phá đối với quần thể côn trùng độc nhất của đảo Chichijima, phía Nam Tokyo, khiến một số loài đến bờ vực tuyệt chủng.
Loài thằn lằn anole xanh đã tàn phá quần thể côn trùng trên đảo Chichijima của Nhật Bản. (Nguồn: Japan Nature Guides)
Hiện có hơn 150 loài động vật và thực vật nằm trong danh sách những kẻ xâm lấn của Bộ Môi trường Nhật Bản.
Cô cho biết việc tiêu hủy là chủ đề tranh luận thường xuyên giữa các nhà hoạt động vì động vật, nhưng trong một cuộc thảo luận gần đây tại nhóm nghiên cứu động vật do cô thành lập, khoảng 70% mọi người kết luận rằng cần phải tiêu diệt một số động vật ngoại lai xâm lấn để bảo vệ những loài bản địa, giữ gìn sự đa dạng sinh học của quốc gia, mặc dù tất cả đều ủng hộ việc giết chóc an toàn và nhân đạo.
Bà nói điều quan trọng không kém là các biện pháp của chính phủ nhằm thay đổi luật, siết chặt hơn việc quản lý với những người buôn bán động vật vô đạo đức hoặc chủ cửa hàng thú cưng nhập khẩu.
Bà nói thêm: "Điều quan trọng là phải ngăn chặn việc buôn bán thú cưng ngoại lai ở chợ đen và Nhật Bản nên tham khảo luật do Liên minh châu Âu ban hành"./.
Thỏ vằn Trường Sơn giống loài quý hiếm ước tính khoảng 100 - 200 cá thể có trong Sách đỏ của IUCN Theo các tài liệu được ghi chép, thỏ vằn Sumatra là một trong những giống thỏ hiếm nhất trên thế giới, bất chấp khả năng sinh sản nhanh chóng của loài thỏ nói chung. Lần đầu tiên các nhà khoa học nhìn thấy loài này vào năm 1999. Sau đó, rất hiếm gặp nó và chỉ được quan sát hiếm hoi qua bẫy...