Những hình ảnh ấn tượng về “lớp học online dã chiến” tại Sài Gòn
“ Lớp học dã chiến” không có bàn, cũng chẳng có ghế gỗ xinh xinh mà chỉ có những chiếc ghế đá xếp ngay ngắn, giữ khoảng cách để học sinh vừa làm bàn lẫn ghế.
Sảnh trệt của block A chung cư 1050 (Phường 12, quận Bình Thạnh) được trưng dụng làm “lớp học dã chiến” trong bối cảnh nhiều gia đình được chuyển đến ở chung cư 1050 để tránh dịch không có điều kiện lắp đặt internet hoặc mua các gói cước 3G, 4G cho con học trực tuyến khi năm học mới 2021-2022 đã bắt đầu.
Toàn cảnh “lớp học dã chiến” tại sảnh trệt của block A chung cư 1050.
Theo ông Bùi Trường Giang, cán bộ Quận đoàn Bình Thạnh hiện đang phụ trách tại chung cư 1050 cho biết, trong ngày 6/9, Tổ công tác đã lắp đặt internet, lau dọn sảnh và trưng dụng ghế đá xung quanh để sắp xếp lớp học giúp các em thuận tiện trong việc học trực tuyến. Ngay sau khi triển khai, có 35 học sinh đăng ký học tại sảnh, trong đó có đủ các lớp từ cấp 1 đến cấp 3, thậm chí sinh viên đại học hoặc những người làm việc online nhưng không có điều kiện kết nối internet.
“Hiện tại, cơ sở vật chất còn rất thiếu thốn, không có bàn ghế hẳn hoi cũng như quạt mát nên các học sinh khá vất vả với thời tiết nắng nóng. Chúng tôi sẽ cố gắng vận động thêm bàn ghế, quạt máy để giúp các em có một nơi học tập thoải mái hơn”, ông Giang chia sẻ.
Em học sinh học online qua điện thoại.
Ghế đá trở thành bàn học của các em học sinh.
Video đang HOT
Các em học sinh chăm chỉ học bài.
Ngoài ra, cũng theo ông Giang, lớp học dã chiến này sẽ có thêm lực lượng quân đội hỗ trợ. Theo đó, lực lượng quân đội quan sát và giúp đỡ khi các em tham gia lớp học, theo dõi các em học có đúng mục đích không, hỗ trợ về mặt kỹ thuật đăng nhập phần mềm học trực tuyến của học sinh… Nếu gặp bài tập khó mà học sinh không thể hỏi ngay thầy cô thì các chú bộ đội sẽ giúp học sinh giải.
Anh Trương Văn Linh, học viên trường sĩ quan Lục quân 2 cho biết, anh rất vui khi được tham gia quản lý lớp học dã chiến này. Đây là hoạt động rất ý nghĩa giữa lúc dịch bênh căng thẳng ở TP.HCM.
Các học viên trường sĩ quan Lục quân 2 thay thế phụ huynh, trở thành giám thị “bất đắc dĩ”.
Em Phạm Việt Quang, học sinh lớp 8 trường THCS Minh Đức (Quận 1) cho biết, dù không có bàn ghế hẳn hoi như đi học ở trường, nhưng dưới sảnh có internet tốc độ cao nên việc học trực tuyến diễn ra suôn sẻ, không bị gián đoạn.
” Gia đình em được chuyển vào chung cư ở tạm trong thời gian dịch bệnh căng thẳng, lại đúng thời điểm năm học mới bắt đầu. Để chuẩn bị cho việc học trực tuyến, em đã được mẹ đăng ký một gói cước 3G. Tuy nhiên, vì hoàn cảnh khó khăn nên em không thể sử dụng gói chất lượng cao. Chính vì vậy, buổi đầu học trực tuyến của em liên tục bị gián đoạn vì đường truyền không ổn định. Rất may, tổ phụ trách ở chung cư đã lắp đặt internet và chuẩn bị ghế để học sinh đăng ký xuống học “, Quang bày tỏ.
Đây cũng là nơi làm việc online của những người không có điều kiện kết nối internet.
Trước đó, quận Bình Thạnh tổ chức vận động đưa người dân đang sinh sống tại các khu nhà trọ, nhà lụp xụp,… vào sống tạm ở Block P khu Chung cư 1050.
Ông Bùi Quý Hòa, một người dân vừa được chuyển đến sinh sống tại chung cư này có con đang tham gia vào lớp học nói trên chia sẻ, bản thân ông làm nghề phụ hồ, trọ ở quận Bình Thạnh nhưng do dịch nên đã bị mất việc nhiều tháng nay.
“Tôi rất bất ngờ và thấy vui mừng vì được quận Bình Thạnh hỗ trợ cho chỗ ở khang trang, sạch sẽ miễn phí trong những ngày chống dịch, hỗ trợ thực phẩm và cả tiền nữa. Vào năm học mới, con tôi được sắp xếp chỗ học trực tuyến, có người kèm cặp… Thật sự, tôi rất biết ơn!”, ông Hòa chia sẻ.
Trước đó, do tình hình dịch bệnh nghiêm trọng nên Ban Dân vận Trung ương phối hợp với Ban Dân vận Thành ủy TP.HCM và quận Bình Thạnh tổ chức vận động đưa người dân đang sinh sống tại các khu nhà trọ, nhà lụp xụp, ở hẻm sâu, nhà ven kênh rạch vào sống tạm ở Nhà nghỉ Công đoàn Thanh Đa, Phường 27 và Block P khu Chung cư 1050.
Người phụ nữ chê rau cứu trợ là "đồ cho heo ăn" khiến dân mạng tranh cãi nảy lửa: Cách cho chưa đúng hay lòng tự ái quá cao?
Trong video, người phụ nữ này đã có những lời nói và thái độ vô cùng gay gắt trước cách đưa rau cứu trợ của người đàn ông.
Những ngày này, do có rất nhiều nơi trong cả nước đang thực hiện giãn cách nên việc mua thực phẩm, tiếp tế đồ ăn sẽ được các lực lượng chuyên trách như các chú bộ đội, công an, các cán bộ địa phương đảm nhận làm giúp bà con. Cũng từ đó, nhiều hình ảnh trở nên quen thuộc hơn như đồ ăn cứu trợ được mang đến đặt trước cửa từng nhà, có khi là những chiếc xe đi dọc con phố, tới nhà nào thì thả đồ ăn xuống đó. Vì dịch bệnh, không thể đưa tận tay (do đảm bảo khoảng cách) nên người dân cũng dần quen hơn, biết thông cảm hơn cho những người đang làm nhiệm vụ.
Thế nhưng mới đây, một đoạn clip tiếp tế đồ ăn giữa mùa giãn cách lại khiến dân tình không ngừng xôn xao. Cụ thể, trong clip này, khi một người đàn ông (được cho là cán bộ địa phương) đến phát rau thì lập tức nhận lại sự khó chịu của chủ nhà. Người phụ nữ này nói rằng "đem về đi" bởi cô cho rằng việc thả rau từ trên xe xuống như vậy là khó chấp nhận, và nguyên văn lời của cô này là "nhìn tưởng giục (bỏ) cho heo ăn".
Quá khó chịu trước thái độ, người đàn ông phát đồ ăn đã nhảy khỏi xe, lấy rau mang đi. Tuy nhiên sau đó, người phụ nữ là chủ nhà vẫn tiếp tục chạy ra, lớn tiếng mắng mỏ. Cô nhấn mạnh rằng không phải mình không muốn nhận nhưng cách cho (thả đồ từ trên xe xuống) như vậy thì không chấp nhận.
Trước đoạn clip này, rất nhiều ý kiến trái chiều đã được đưa ra. Trong đó, đa số mọi người đều phản bác thái độ của người phụ nữ này bởi các cư dân mạng cho rằng, giữa mùa dịch thì phải giữ khoảng cách, hơn nữa phải đi phát cho nhiều hộ gia đình nên việc đứng từ trên xe thả xuống như vậy vẫn có thể chấp nhận được. Chuyện này cũng đã diễn ra ở khá nhiều nơi và đều được bà con thông cảm.
- Không lấy thì tự tìm mà ăn. Dịch bệnh không tiếp xúc rồi, ở đó mà bắt bẻ.
- Khỏi cho đi! Quá trời cái miệng. Chỗ tui nè, trông chờ đem lại chọi vô mặt tui cũng được. Dịch khổ, có ăn là mừng rồi.
- Tuân thủ 5k là tốt, còn người nhận mà tự ái quá thì thôi... nghỉ đi.
- Đói không lo lại lo bắt lỗi người ta.
Bên cạnh đó, cũng có ý kiến cho rằng "của cho không bằng cách cho", nếu người phát đồ nhẹ nhàng hơn, có thể xuống xe đặt hoặc nói trước với chủ nhà thì mọi chuyện sẽ không căng thẳng như vậy.
Hiện tại, vẫn có rất nhiều ý kiến tranh cãi về đoạn clip này.
Nguồn: TikTok
Đề xuất thu phí bảo vệ môi trường với kẹo cao su Nhà sản xuất, nhập khẩu dự kiến phải đóng 1,5% giá trị lô hàng vào Quỹ Bảo vệ môi trường để hỗ trợ thu gom, xử lý bã kẹo cao su. Ngày 3/9, ông Phan Tuấn Hùng, Vụ trưởng Pháp chế (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết đề xuất trên nằm trong dự thảo Nghị định quy định chi tiết Luật...