Những hệ lụy khi cơ thể bị stress
Khi cảm thấy bị đe dọa, cơ thể sẽ sản xuất hormone: adrenaline và cortisol, lúc đó nhịp tim sẽ tăng lên. Một khi cuộc khủng hoảng trôi qua, cơ thể sẽ quay lại trạng thái bình thường.
Căng thẳng lâu dài gây hại đến sức khỏe -Ảnh: Shutterstock
Thực ra cơ chế này không phù hợp với những căng thẳng kéo dài. Cortisol có tác dụng giúp cơ thể đối phó với vấn đề nguy cấp ngay lập tức. Tuy nhiên, khi cortisol sản sinh ra quá nhiều và thường xuyên sẽ khiến hệ miễn dịch bị suy giảm và về lâu dài sẽ có những ảnh hưởng nhất định trên cơ thể.
Khả năng suy luận. Tiếp xúc lâu dài với cortisol có tác động tiêu cực đến kỹ năng lý luận và trí nhớ. Thí nghiệm trên chuột cho thấy các tế bào não tiếp xúc với nồng độ cao của cortisol thường xuyên sẽ gây ra sự mất tập trung và khả năng xử lý vấn đề.
Video đang HOT
Huyết áp. Các gen liên quan đến sự thu hẹp các mạch máu bị ảnh hưởng bởi cortisol. Việc cortisol được cung cấp liên tục càng khiến các mạch máu thu hẹp, từ đó dẫn đến huyết áp bắt đầu tăng và những rủi ro sức khỏe liên quan tới huyết áp cao, đặc biệt là bệnh tim và đột quỵ có cơ hội bùng phát.
Nghiến răng. Nghiến răng cũng được biết đến có liên quan đến căng thẳng. Các nha sĩ tại Mỹ vừa có một báo cáo về sự gia tăng 20% các trường hợp nghiến răng có liên quan đến việc suy thoái kinh tế toàn cầu, theoHealthcentral.
Trầm cảm. Người bị trầm cảm nghiêm trọng cũng có nồng độ cortisol rất cao. Cortisol duy trì ở mức độ cao ngăn chặn khả năng dẫn truyền thần kinh trong não.
Chế độ ăn uống. Căng thẳng lâu dài chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến chế độ ăn uống và đã có một số bằng chứng cho thấy nồng độ cortisol cao dễ dẫn đến béo phì.
Nhiễm trùng. Khi căng thẳng kéo dài, hệ thống miễn dịch tất yếu sẽ bị ảnh hưởng do cortisol sản xuất liên tục. Điều này dẫn đến suy yếu hệ thống miễn dịch và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Dù căng thẳng được kiểm soát sau đó, nhưng nhiễm trùng vẫn có thể tấn công vào cơ thể bất cứ lúc nào.
Bệnh tật. Liên quan đến các ảnh hưởng lâu dài của căng thẳng lên hệ thống miễn dịch, có bằng chứng cho thấy một số bệnh về gan, lympho và bệnh ung thư có cơ hội phát triển một khi hệ thống miễn dịch suy yếu.
Theo TNO
Củng cố hệ miễn dịch
Là hàng phòng thủ mạnh mẽ của cơ thể, hệ miễn dịch đang bị đe dọa và suy yếu từ chế độ ăn uống kém, khí hậu thay đổi đột ngột, phòng chống bệnh không hiệu quả và stress.
Nghêu chứa nhiều kẽm, giúp cơ thể tăng miễn dịch - Ảnh: Minh Khôi
Củng cố hệ miễn dịch là lời khuyên để có sức khỏe tốt. Trước khi nhờ tới sự hỗ trợ từ thuốc men thì chế độ ăn uống hợp lý cũng đem lại hiệu quả nhất định.
Trái cây chua: Bưởi, cam và chanh là nguồn vitamin C tốt, có tác dụng sát khuẩn cao. Hãy tận hưởng một ly nước ép tươi vào mỗi buổi sáng, nếu có thể thì dùng lúc bụng đói, độ 20 phút trước khi ăn sáng. Ngoài ra bắp cải, bông cải cũng giàu vitamin C giúp kháng khuẩn. Bắp cải ngâm chua, gỏi bắp cải, canh hầm... hãy tận hưởng dưới mọi hình thức.
Kẽm: Là vi lượng thiết yếu để đánh bại mọi vi rút "cứng đầu", nên bổ sung kẽm hằng ngày. Nghêu, hào, gan, thịt gà, nấm hương là những thực phẩm dễ tìm và dễ chế biến.
Mật ong và phấn hoa: Là những sản phẩm quý báu giúp bảo vệ khỏi cảm cúm và những bệnh đường hô hấp khác. Có thể rưới một ít mật ong hay phấn hoa phù hợp lên trái cây, hoặc pha vào thức uống mỗi tối.
Men vi sinh: Để chống hại khuẩn nên "nuôi" lợi khuẩn từ yaourt, phô mai mềm và các chế phẩm lên men từ sữa. Những men vi sinh này sẽ hỗ trợ tăng cường hệ đường ruột, quan trọng trong quá trình củng cố hệ miễn dịch.
Theo TNO
6 dấu hiệu hệ miễn dịch dần suy yếu Trung bình một người trưởng thành bị cảm lạnh 1-3 lần trong một mùa, mỗi lần kéo dài 3 hoặc 4 ngày. Nếu nhiều hơn, sức đề kháng của bạn đang giảm sút. Nhiều người có thể vượt qua mùa lạnh chỉ với vài tiếng sụt sịt nhưng một số khác lại dễ dàng nhiễm cảm hết lần này tới lần khác với...