Những gương mặt vàng trong làng IELTS: Toàn người thành đạt
Vụ việc nữ sinh sinh năm 2002 “nhận vơ” bảng điểm 9.0 IELTS và đăng tải lên mạng xã hội đã thu hút sự chú ý của nhiều người.
Dù đã lên tiếng xin lỗi và thanh minh đây chỉ là sự nhầm lẫn, song cô gái này vẫn phải chịu đả kích khá nặng nề từ cộng đồng mạng.
Nữ sinh sinh năm 2002 gây tranh cãi vì công khai bảng điểm IELTS giả.
Vốn dĩ 9.0 IELTS là một ngưỡng rất cao mà không mấy ai ở Việt Nam làm được. Sau vụ “phốt” vừa rồi, cùng “điểm danh” những nhân vật 9.0 IELTS “hàng thật” với khả năng ngoại ngữ đỉnh và đạt thành công lớn trong sự nghiệp của mình nhé.
Trần Hoài Giang
Là người đầu Việt Nam đầu tiên đạt 9.0 IELTS cách đây 11 năm, Trần Hoài Giang (sinh năm 1987) trở nên nổi tiếng với số điểm tuyệt đối 9/9. Trong đó, cô đều được 9.0 ở các kỹ năng Listening, Reading và Writting.
Cô Trần Hoài Giang là người Việt Nam đầu tiên đạt 9.0 IELTS.
Đây là kết quả của một quá trình dài đam mê và học tập nghiêm túc của cô Hoài Giang. Từ những năm cấp 1, cô đã tìm đọc sách báo, bài vở bằng tiếng Anh ở nhiều lĩnh vực khác nhau như Thiên văn, Động vật, Khoa học,… để mở rộng vốn từ vựng của mình. Bên cạnh đó, cô cũng suy nghĩ và viết nhật ký bằng tiếng Anh, nhờ đó mà trình độ và cách sử dụng ngoại ngữ của cô ngày càng linh hoạt, tự nhiên hơn.
Hiện tại, chị Giang đang là giảng viên có tiếng tại khoa Tiếng Anh của trường Đại học Ngoại Ngữ, Đại học quốc gia Hà Nội.
Đặng Trần Tùng
Đặng Trần Tùng (sinh năm 1993) không phải là một cái tên xa lạ đối với những người đam mê tiếng Anh. Anh là người Việt Nam duy nhất có thành tích 4 lần đạt điểm thi IELTS tuyệt đối 9.0 với kết quả trong lần thi gần đây nhất là 9.0 Reading, 9.0 Speaking, 9.0 Listening và 8.0 Writing.
Thầy Đặng Trần Tùng là gương mặt quen thuộc với những người có nhu cầu ôn thi IELTS.
Cư dân mạng gọi anh bằng cái tên thân mật “thầy Tùng”, hoặc “KOL trong ngành giáo dục” nhờ ngoại hình điển trai, phong độ chuẩn “soái ca” và trình độ ngoại ngữ thượng thừa của mình. Anh Đặng Trần Tùng thường xuyên chia sẻ các bài viết hoặc clip hướng dẫn luyện thi IELTS hay luyện phát âm cho người mất gốc bằng cách đưa ra các tình huống thực tiễn. Kênh TikTok của thầy Tùng cũng có lượng tương tác khủng nhờ các nội dung lôi cuối về cách học tiếng Anh.
Anh được mệnh danh là “KOL trong ngành giáo dục”.
Thầy Tùng luôn duy trì vị trí top đầu trong ngành giảng dạy ngoại ngữ, đồng thời là founder (người sáng lập) và quản lý hàng loạt trung tâm tiếng Anh. Bên cạnh đó, anh cũng là cố vấn học thuật cho nhiều dự án hoặc chương trình học tiếng Anh ở Việt Nam cũng như xuất bản nhiều cuốn sách best seller về cách học và ôn thi IELTS.
Nguyễn Đặng Phương Dung
Với bề dày thành tích tiếng Anh đáng nể như Giải nhất cuộc thi hùng biện tiếng Anh toàn miền Nam (năm 2008), đạt 114/120 điểm kỳ thi TOEFL Ibt (năm 2009), Giải nhì cuộc thi hùng biện bằng tiếng Anh về Bác Hồ do Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức, Thủ khoa kỳ thi Olympic quốc gia 30/4 về tiếng Anh (lớp 10, 11), Giải nhì kỳ thi học sinh giỏi toàn quốc môn tiếng Anh (lớp 12) và được ETS (Viện Kiểm định giáo dục Hoa Kỳ) xác nhận là thí sinh nhỏ tuổi nhất Việt Nam đạt số điểm cao nhất;… Nguyễn Đặng Phương Dung (sinh năm 1993) trở thành thí sinh đầu tiên ở khu vực miền Nam đạt điểm tuyệt đối IELTS 9.0: 8.0 ở kỹ năng Writing và 9.0 Listening, Reading, Speaking.
Video đang HOT
Nguyễn Đặng Phương Dung là thí sinh miền Nam đầu tiên đạt 9.0 IELTS.
Với ước mở trở thành giáo viên ngoại ngữ, Phương Dung đã theo học và tốt nghiệp loại Giỏi chuyên ngành Ngôn ngữ Anh của trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh. Cô cũng từng được trường Anglo Chinese (Singapore) cấp học bổng du học nhưng sau cùng lại từ chối.
Trương Hải Hà
Chị Trương Hải Hà – cựu sinh viên khoa Sư phạm Tiếng Anh của trường Đại học Ngoại ngữ và khoa Luật của trường Đại học Quốc gia Hà Nội cũng ghi danh vào số ít những người Việt Nam đạt 9.0 IELTS với thành tích không có kỹ năng nào dưới 8.5.
Với khả năng ngoại ngữ cực tốt, chị Hải Hà đã đạt giải Nhất cuộc thi hùng biện và phản biện tiếng Anh do trường Đại học Ngoại thương tổ chức (năm 2011). Cô cũng là thủ khoa tốt nghiệp của trường Đại học Ngoại ngữ cũng như là một trong những thủ khoa được vinh danh tại Văn Miếu Quốc Tử Giám.
Chị Trương Hải Hà cũng ghi danh vào những gương mặt đạt 9.0 IELTS.
Ngoài tiếng Anh, chị Hà cũng thông thạo tiếng Thái với thành tích đạt giải Nhì cuộc thi hùng biện tiếng Thái do Đại sứ quán Thái Lan tổ chức (năm 2010) và từng là phiên dịch viên của đội bơi người Thái trong Đại hội Thể thao châu Á trong nhà lần thứ 3. Hiện tại, cô đang là giảng viên khoa Sư phạm tiếng Anh của trường Đại học Ngoại ngữ.
Ngoài tiếng Anh, cô còn thông thạo cả tiếng Thái.
Bên cạnh những gương mặt xuất sắc đạt điểm tuyệt đối 9.0 IELTS, chị Nguyễn Phạm Hà Trang (sinh năm 1995) cũng đạt thành tích 9.0 ở phần Listening trong kỳ thi này với phương pháp tập trung nghe giảng trên lớp và luyện nghe từ các đài CNN, BBC hay Discovery,…
Chị Nguyễn Phạm Hà Trang gây ấn tượng với thành tích 9.0 Listening
Anh Vũ Hải Đăng – chủ nhân học bổng toàn phần Chevening của chính phủ Anh cũng đạt được 9.0 Writing – phần thi được đánh giá là khó nhất trong IELTS bằng chiến lược giữ tâm thế thoải mái, đặt phần nghe và đọc làm trọng tâm trước khi đi thi của mình.
Anh Vũ Hải Đăng cũng xuất sắc đạt 9.0 Writing.
Chứng chỉ ngoại ngữ, tin học - giấy phép con 'giam' bằng đại học của sinh viên
Để có đủ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học theo yêu cầu chuẩn đầu ra của các trường đại học, mỗi sinh viên tốn không dưới 10 triệu đồng.
Nhiều sinh viên các trường đại học, cao đẳng từng phản ánh đã hoàn thành xong chương trình, được xét tốt nghiệp nhưng bị "giam" bằng tốt nghiệp với lý do không có chứng chỉ tin học và ngoại ngữ như TOEIC, IELTS, công nghệ thông tin,...
Điều này gây bức xúc lớn cho các em sinh viên vì các em đã được học ngoại ngữ, tin học từ bậc phổ thông và hoàn tất đủ điểm các học phần, tín chỉ trong trường đại học nhưng khi ra trường lại phải bắt buộc có các chứng chỉ trên là quá vô lý.
Nó như là giấy phép con khiến nhiều sinh viên mất một lượng kinh phí khá lớn khi ra trường.
Nhiều em trải qua quá trình học tập rất vất vả còn phải tham gia học tập và thi để có được chứng chỉ ngoại ngữ, tin học mới được ra trường gây ra lãng phí về thời gian, tiền bạc.
Ảnh minh họa - GDVN
Cán bộ, công chức, viên chức, nhiều ngành nghề không còn yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ, tin học
Nghị định 89/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 101/2017 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức chính thức có hiệu lực từ ngày 10/12/2021 đã bãi bỏ một số nội dung liên quan đến chương trình đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Cụ thể, theo quy định mới tại Nghị định 89/2021 trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức sẽ có những nội dung sau:
- Lý luận chính trị.
- Kiến thức quốc phòng và an ninh.
- Kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước.
- Kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu vị trí việc làm.
Như vậy, so với quy định cũ tại Nghị định 101/2017 thì kể từ ngày 10/12 trong chương trình không còn nội dung đào tạo, bồi dưỡng về tin học, ngoại ngữ.
Bộ Nội vụ cũng đã có văn bản đề nghị các Bộ, ngành không yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong quy định về trình độ đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch, thăng hạng công chức, viên chức.
Các ngành giáo dục, hành chính,... cũng đã ban hành các Thông tư không còn quy định có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong quá trình tuyển dụng, bổ nhiệm, thăng hạng thuộc ngành mình quản lý.
Bên cạnh đó, các ngành nghề thuộc một số lĩnh vực cơ khí, nông, lâm nghiệp,... trong quá trình làm việc chỉ cần biết kiến thức cơ bản đáp ứng nhiệm vụ trên mà không cần có chứng chỉ chuẩn đầu ra ngoại ngữ, tin học như một số trường đại học yêu cầu.
Bộ Giáo dục cũng không quy định chuẩn đầu ra ngoại ngữ, tin học cho sinh viên đại học
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT về Quy chế đào tạo trình độ đại học, có hiệu lực từ ngày 3/5/2021, áp dụng đối với các khóa tuyển sinh sau ngày thông tư có hiệu lực thi hành.
Tại khoản 1, 2 Điều 14. Quy định công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp như sau:
"1. Sinh viên được xét và công nhận tốt nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:
a) Tích lũy đủ học phần, số tín chỉ và hoàn thành các nội dung bắt buộc khác theo yêu cầu của chương trình đào tạo, đạt chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo;
b) Điểm trung bình tích lũy của toàn khóa học đạt từ trung bình trở lên;
c) Tại thời điểm xét tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập.
2. Những sinh viên đủ điều kiện tốt nghiệp được hiệu trưởng cơ sở đào tạo ra quyết định công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp trong thời hạn 03 tháng tính từ thời điểm sinh viên đáp ứng đầy đủ điều kiện tốt nghiệp và hoàn thành nghĩa vụ với cơ sở đào tạo."
Như vậy, trong Quy chế đào tạo 08 không có quy định sinh viên tốt nghiệp ra trường phải có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học.
Thực tế sinh viên các ngành đều có học các học phần tin học, ngoại ngữ nên yêu cầu phải có thêm chứng chỉ là điều kiện để được cấp phát bằng là điều vô lý, không phù hợp, nó hoàn toàn mâu thuẫn với ý nghĩa của học chế tín chỉ.
Đề nghị bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học khi sinh viên ra trường
Hầu như các trường đại học đều có văn bản yêu cầu chuẩn đầu ra ngoại ngữ, tin học cho trường của mình.
Để có đủ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học theo yêu cầu chuẩn đầu ra của các trường đại học, mỗi sinh viên tốn không dưới 10 triệu đồng.
Theo thống kê, mỗi năm có khoảng 400.000 cử nhân tốt nghiệp ra trường. Với số tiền đó, mỗi năm để ra trường sinh viên phải tốn hàng ngàn tỷ đồng, trong khi nhiều chứng chỉ chỉ nhằm mục đích để ra trường mà không có giá trị trong tuyển dụng, làm việc là vô lý.
Thực chất nó là giấy phép con, làm giàu cho trung tâm ngoại ngữ, tin học của các trường đại học, cao đẳng và không đúng quy định ý nghĩa tích lũy tín chỉ do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Quá trình học chứng chỉ ngoại ngữ, tin học cũng phát sinh nhiều tiêu cực "bằng thật, học giả", mua, bán,... gây bức xúc trong nhân dân.
Theo tôi, đối với một số ngành có yêu cầu ngoại ngữ, tin học thì tăng cường giảng dạy trong quá trình đào tạo, nếu sinh viên đạt quy định thì được ra trường mà không nên yêu cầu bổ sung các chứng chỉ.
Các em khi ra trường đi làm, nhà tuyển dụng sẽ tuyển theo mục đích, yêu cầu làm việc, các em khi đó sẽ tự trang bị kiến thức cần thiết đáp ứng yêu cầu làm việc mà không phải có các giấy phép con là các chứng chỉ vô bổ, làm giàu cho các cơ sở đào tạo kia.
Từ những nguyên nhân trên, người viết mong Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét và có văn bản đề nghị các trường đại học, cao đẳng cả nước dừng yêu cầu sinh viên phải có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học khi ra trường.
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
14 học sinh cùng lớp ở Hà Nội đạt điểm IELTS từ 7.0 trở lên Từ quá trình học tiếng Anh trên lớp kết hợp với luyện tập tại nhà, 14/36 học sinh lớp 9C1, trường THCS Đoàn Thị Điểm (Hà Nội) đã đạt kết quả 7.0 IELTS trở lên. Trong lần thi đầu tiên, 14 học sinh lớp 9C1 (chuyên tiếng Anh) đã có kết quả thi chứng chỉ IELTS là 7.0 trở lên. 8/14 em đạt...