Những giáo viên đặc biệt cho trẻ bị tăng động: Vất vả lắm nhưng vẫn yêu nghề
Chứng kiến sự tiến bộ từng ngày của con trai, đôi vợ chồng nhắn nhủ với các phụ huynh đừng quá kỳ vọng hay áp chuẩn chung của xã hội vào con.
Họ cũng gửi lời cảm ơn đến các giáo viên dạy trường chuyên biệt khi luôn là những người vất vả, yêu nghề và yêu trẻ.
Đó là những chia sẻ của nữ dược sĩ L.P. và anh H.H., bác sĩ gây mê công tác tại khoa Gây mê hồi sức một bệnh viện công lập tại TP.HCM. Đôi vợ chồng hiện sinh sống tại quận 8 (TP.HCM).
Một tiết học trị liệu cá nhân tại trường chuyên biệt.
3 năm tìm trường phù hợp cho con bị tăng động
Đều làm trong ngành y nên khi con trai đầu lòng chào đời, hai vợ chồng đều theo dõi sát sao tình hình sức khỏe và sự phát triển về thể chất, tinh thần của con.
Khi Ph. hơn 2 tuổi, hai vợ chồng đã thấy nhận ra sự bất thường của bé.
Có 50 trẻ đang theo học tại Trung tâm giáo dục chuyên biệt Thành Nhân.
“Con mình thường chơi đùa nghịch ngợm, không kiểm soát được bản thân và khả năng giao tiếp hạn chế. Khi đưa đến bệnh viện thăm khám, các bác sĩ cho biết bé bị hội chứng tăng động, giảm chú ý” – chị P. nhớ lại
Từ đây, đôi vợ chồng y, bác sĩ bắt đầu con đường gian truân tìm chỗ chữa bệnh, tập luyện cho bé Ph.
Nhiều trường hợp bé là con của cha mẹ làm trong ngành y.
“Đầu tiên mình đưa bé đến các khoa Trị liệu ngôn ngữ và Tâm lý của bệnh viện nhi đồng. Tuy nhiên ở đó họ nghiêng về hướng điều trị bệnh lý, theo phác đồ điều trị thể chất nên có phần không linh hoạt với con mình.
Trẻ đang trong giờ mỹ thuật trị liệu.
Mình cũng tìm đến một trường quốc tế để kiểm tra mức độ phát triển của con. Sau khi làm bài test, các thầy cô cũng báo với mình khả năng tương tác, tập trung của bé hạn chế và mức tư duy thấp hơn trẻ bình thường.
Trong khoảng 3 năm trời, hai vợ chồng loay hoay tìm chỗ học cho con, kể cả những nơi có tiếng tăm. Nhưng là người làm cha mẹ, theo sát con mỗi ngày, bản thân mình cảm nhận rõ những nơi ấy không phù hợp với con” - bác sĩ H. chia sẻ.
Giáo dục cho trẻ chuyên biệt hướng đến yếu tố cá thể.
Như một cơ duyên, khi được bạn bè và những phụ huynh có con chậm phát triển giới thiệu, vợ chồng chị P. đến tìm hiểu và đưa con vào Trung tâm Giáo dục chuyên biệt Thành Nhân (quận 10, TP.HCM).
Giáo viên dạy trường chuyên biệt luôn vất vả
Video đang HOT
Thạc sĩ Tạ Thị Đào, Giám đốc chuyên môn trường Thành Nhân cho biết với trường hợp của bé N.Ph., cha mẹ đã nhận thức về sự phát triển của con từ rất sớm, đã có những hỗ trợ nhất định.
Với trường hợp của bé Ph. khi đến trung tâm, vấn đề dễ nhận thấy ở bé là gặp khó khăn về ngôn ngữ, chỉ nói được vài từ. Nhận thức về thế giới xung quanh còn hạn chế.
Âm nhạc trị liệu cho trẻ.
Thầy Phan Thế Hải, một trong những người đã theo sát Ph. từ đầu chia sẻ, nếu áp dụng một chương trình giáo dục chung cho bé như các trẻ khác mà không hướng đến việc tôn trọng yếu tố cá nhân thì sẽ khó có hiệu quả.
Do đó khi can thiệp, rất nhiều các yếu tố đều được tác động đồng loạt.
Ngoài ra, cũng có những giờ rèn luyện thể chất.
“Bé được dạy tăng cường, liên tục được tương tác, nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Lớp học cho trẻ cũng bày trí đơn giản, giảm các yếu tố gây nhiễu.
Ngoài ra nhiều yếu tố như vận động thô, thể dục, trị liệu âm nhạc, massage trị liệu… cũng được kết hợp. Đặc biệt là tiết trị liệu cá nhân khi bé được học riêng với 1 trị liệu viên để trị liệu dựa vào khả năng của trẻ.
Giáo viên ở trường chuyên biệt của mình sẽ làm việc luôn cả ngày thứ 7, các dịp lễ hay Tết đều được tối giản thời gian nghỉ. Đây là sự thiệt thòi nhưng mình phải làm tất cả để đạt mục tiêu giúp các bé có sự tập trung hiệu quả nhất” - thầy Hải cho biết.
Trị liệu viên tiến hành massage trị liệu cho trẻ.
Đến nay sau hơn 1.5 năm gửi con vào trường, vợ chồng chị P., anh H. chia sẻ đã cảm nhận tính linh hoạt, thích ứng của con cải thiện hơn rất nhiều.
Bé cũng đã đáp ứng được 60% chương trình học lớp 1. Dù không thể so với những bạn bè đồng trang lứa (8 tuổi) tuy nhiên đây cũng là sự tiến bộ rõ rệt.
Nhiều trẻ sau quá trình can thiệp đã có nhiều tiến bộ trong nhận thức, giao tiếp.
Nhận định về phương pháp dạy trẻ tự kỷ, tăng động nói chung, thầy Hải chia sẻ điểm yếu của giáo dục bình đẳng là thiếu tôn trọng.
Chương trình giáo dục chuyên biệt sẽ hướng đến tính cá thể, cá biệt, đặt trẻ làm trung tâm. Nhóm trẻ có nhu cầu đặc biệt sẽ khác biệt so với mặt bằng chung. Do đó cách giáo dục phải làm sao để cho các bé thích ứng được các nhu cầu chung của xã hội.
Đồng quan điểm này, cặp vợ chồng trẻ khuyên các phụ huynh đừng áp chuẩn chung của xã hội vào con mình để chạy theo.
Giáo viên dạy trường chuyên biệt rất vất vả và đòi hỏi có nhiều đức tính như tỉ mỉ, yêu trẻ.
“Mỗi đứa trẻ có một thế mạnh riêng. Như bé Ph. con tôi, tôi thấy bé có thế mạnh ở cảm xúc. Dạy con là cả một quá trình, đi từ những hành động nhỏ nhất.
Trách nhiệm của người làm cha làm mẹ chúng ta là phải theo sát con.
Phụ huynh đừng quá kỳ vọng vào sự tuyệt vời, phù hợp của bác sĩ điều trị hay giáo viên dạy con mà phải tìm hiểu và định hướng được quá trình can thiệp cho trẻ.
Không thể phó mặc con cho một trung tâm hay người điều trị. Chỉ có cha mẹ mới là người hiểu con.
Dù tin tưởng nơi con đang theo học nhưng mình luôn theo sát con, tháng nào cũng phải trao đổi với thầy cô để điều chỉnh giáo trình cho phù hợp. Ngay cả trẻ bình thường còn phải theo sát mà” – chị P. dẫn chứng.
“Không thể phó mặc con hết cho một trung tâm hay người điều trị cả. Chỉ có cha mẹ mới là người hiểu con” – Đôi vợ chồng hành nghề y nhắn nhủ.
Nhân ngày 20/11, cặp vợ chồng cũng gửi lời cảm ơn đến các giáo viên hơn 1 năm qua đã theo sát, uốn nắn con mình.
“Giáo viên dạy chuyên biệt sẽ vất vả rất nhiều, đòi hỏi sự kiên nhẫn, tỉ mỉ, sức chịu đựng cao và rất yêu nghề, yêu trẻ. Chúng tôi đồng cảm và hiểu rõ sự cực khổ của các thầy cô” – đôi vợ chồng xúc động chia sẻ.
Theo Helino
Muốn thầy cô hạnh phúc, ban giám hiệu cần thay đổi
Tâm thế vui, thoải mái, dạy học sẽ tốt, bỏ sức chăm lo cho học sinh cũng chẳng tiếc công. Một khi bị áp lực, mọi bực dọc sẽ trút lên đầu những học sinh vô tội.
Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động "Trường học hạnh phúc", với thông điệp, thầy cô giáo thay đổi để hướng đến một môi trường sư phạm văn minh, thân thiện.
Trường học hạnh phúc được tạo nên bởi các hành vi chuẩn mực, trước hết là của thầy, cô giáo có đạo đức trong sáng, yêu nghề, tận tâm, tận lực.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh đến ba tiêu chí yêu thương, an toàn, tôn trọng; hướng đến sự tôn trọng, thấu hiểu, chia sẻ và hỗ trợ học sinh.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa, nguồn: VTV.vn.
Là một giáo viên, chúng tôi nhận thấy phong trào "Trường học hạnh phúc" do Bộ phát động vô cùng ý nghĩa và thiết thực.
Thế nhưng muốn học sinh được hạnh phúc thì trước hết mỗi thầy cô giáo phải được hạnh phúc.
Cụ thể, thầy cô trước tiên cần được tôn trọng, cần được chia sẻ, được thấu hiểu và cảm thông.
Nhưng hiện nay, không ít trường học vẫn chưa làm được điều đó.
Giáo viên đến trường còn mang cảm giác ức chế sao học trò có những tiết học vui?
Chỉ khi thầy cô thấy vui, thấy thoải mái thì những tiết học mới thăng hoa, hiệu quả và ngược lại.
Thầy cô mà buồn bực thì luôn cau có, tiết học sẽ nặng nề biết nhường nào?
Và nguy hại hơn, đôi lúc học sinh chính là tác nhân làm bùng cơn giận dữ vô cớ và "sóng gió" sẽ trút xuống đầu các em.
Thầy cô không vui, thầy cô bị áp lực, bị căng thẳng phần nhiều đến từ những hành xử của Ban giám hiệu nhà trường.
Một số Ban giám hiệu đang sử dụng quyền uy của mình để tạo áp lực không nhỏ lên đầu giáo viên.
Không ít giáo viên than thở: "Đến trường mà lòng cứ nặng như chì, đầu óc căng thẳng, nặng nề cứ muốn dạy nhanh hết tiết rồi về cho khỏe".
Tai họa từ "bờ vách có tai"
Để quản lý, không ít Ban giám hiệu các trường đã thiết lập một "đội mật vụ" quanh mình.
Đội quân này có nhiệm vụ nghe ngóng, nắm bắt tình hình của giáo viên để về báo cho Ban giám hiệu chấn chỉnh và đối phó.
Thôi thì có rất nhiều chuyện để trình báo, phần lớn là những chuyện không ai dám nói trong cuộc họp, không ai dám góp ý thẳng với Ban giám hiệu như về cách ứng xử, cách làm việc của họ với giáo viên hay chuyện về những bất cập của thông tư này, nghị định kia, chuyện về phương pháp dạy học chưa hiệu quả...
Không ít việc "nói đi thì nhẹ nói lại thì nặng" hay người trình báo "có ít xít ra nhiều" theo kiểu thêm mắm thêm muối, kiểu trả thù cá nhân...
Một người mắc lỗi cả trường "lãnh đủ"
Khi được "mật báo", có hiệu trưởng xử sự một cách tế nhị như mời riêng những thầy cô ấy về phòng hỏi chuyện để tìm hiểu thêm.
Nhưng không ít hiệu trưởng chẳng thẩm tra, chẳng cần lắng nghe phản hồi từ cấp dưới.
Thế rồi họ mang ra cuộc họp hội đồng nhà trường nói móc mỉa, nói bóng nói gió, nói ám chỉ xa gần.
Có hiệu trưởng còn sỗ sàng lên giọng ngay trong cuộc họp theo kiểu như:
"Ai nói gì tôi biết hết. Các anh chị lo dạy dỗ, đừng tụm năm tụm ba tám chuyện rách việc lắm"...
Cuộc họp hội đồng nhà trường lẻ ra là nơi bàn về chuyên môn, bàn về những biện pháp giúp đỡ học sinh để nâng cao chất lượng dạy học...lại trở thành nơi để hiệu trưởng tỏ oai quyền.
Phần lớn, giáo viên nín lặng ngồi nghe, một số thầy cô giáo lớn tuổi bức xúc: "Ai nói, ai làm, tôi đề nghị chỉ tên và nói nhanh gọn. Chứ kiểu bóng gió, chửi hoài như thế này đau óc lắm".
Dù nói thế, cũng chỉ để nghe, chứ chẳng thay đổi được gì bởi có những hiệu trưởng họ tự cho mình cái quyền được dạy dỗ giáo viên.
Bởi thế nên phần lớn các buổi họp hội đồng giáo viên đều có cảm giác chính mình đang bị tra tấn nhiều hơn là ngồi họp.
Chưa nói đến việc những giáo viên bị tố sẽ vĩnh viễn nằm trong danh sách "đen" của Ban giám hiệu.
Thế rồi, nhất cử nhất động của họ cũng bị để ý, bị soi mói một cách gắt gao.
Trong thực tế, những trường học có Ban giám hiệu nhà trường tâm lý, thân thiện và tôn trọng giáo viên thì các thầy cô thấy thoải mái và làm việc hiệu quả hơn nhiều.
Có giáo viên bật mí: "Tâm thế vui, thoải mái, dạy học sẽ tốt, bỏ sức chăm lo cho học sinh cũng chẳng tiếc công. Nhưng một khi bị áp lực, mọi bực dọc sẽ trút lên đầu những học sinh vô tội".
Thế nên, kêu gọi thầy cô chúng ta thay đổi thì đầu tiên Ban giám hiệu mỗi nhà trường cần có sự thay đổi trong cách hành xử với giáo viên.
Thảo Ly
Theo giaoduc.net.vn
Thầy tổng phụ trách Đội xuất sắc, tiêu biểu của thành phố Cảng Công việc tổng phụ trách Đội luôn khó khăn, vất vả, mất nhiều thời gian nên phải thực sự yêu nghề, yêu học trò, đặt mình vào vị trí các em mới có thể làm được. Đó là những lời tâm sự của thầy giáo Nguyễn Văn Bình, giáo viên Tổng phụ trách Đội, Trường tiểu học Quang Trung (huyện An Lão, Hải...