Những giáo sư, phó giáo sư 8X
Hội đồng Giáo sư nhà nước vừa công nhận 39 giáo sư và 300 phó giáo sư năm 2020. Với ứng viên giáo sư, có ba người trong độ tuổi 8X được công nhận. Trong khi đó, phó giáo sư được công nhận năm nay có bốn người sinh năm 1987.
Giáo sư Lê Anh Vinh, Giáo sư Nguyễn Đức Toàn và Giáo sư Lê Anh Tuấn (từ trái qua) – Ảnh: N.TRẦN – D.N.
3 giáo sư thế hệ 8X
Giáo sư Lê Anh Vinh (sinh năm 1983, phó viện trưởng phụ trách Viện Khoa học giáo dục VN, Bộ GD-ĐT): Tiến sĩ Harvard, gương mặt trẻ tiêu biểu thủ đô
Tân giáo sư Lê Anh Vinh là cựu học sinh chuyên toán Trường THPT chuyên ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội). Giáo sư Vinh từng giành huy chương bạc Olympic toán quốc tế năm 2001 và tốt nghiệp thủ khoa toán – tin học tại Trường ĐH New South Wales (Úc), nghiên cứu sinh tại ĐH Harvard (Hoa Kỳ).
Giáo sư Lê Anh Vinh từng công tác tại Trường ĐH Khoa học tự nhiên và nhiều năm công tác tại Trường ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội). Ông Lê Anh Vinh được bổ nhiệm phó giáo sư năm 30 tuổi và là 1 trong 10 gương mặt trẻ tiêu biểu thủ đô năm 2013 do Thành đoàn Hà Nội công bố.
Giáo sư Lê Anh Tuấn (sinh năm 1980, Trường ĐH Hàng hải VN): Học đại học ở Hải Phòng cho đỡ tốn kém
Tân giáo sư Lê Anh Tuấn tốt nghiệp Trường ĐH Hàng hải VN. Ông làm nghiên cứu sinh tại Đại học Kyung Hee (Hàn Quốc) và nghiên cứu viên tại Singapore. Ông hiện là trưởng bộ môn kỹ thuật ôtô, Viện cơ khí, Trường ĐH Hàng hải VN.
Video đang HOT
Giáo sư Lê Anh Tuấn sinh tại Huế nhưng đã chọn Trường ĐH Hàng hải VN để học và sau đó ở lại trường công tác.
“Lúc vào đại học gia đình khó khăn, lên Hà Nội học sẽ rất tốn kém nên tôi chọn Hải Phòng học Trường ĐH Hàng hải VN. Ở Hải Phòng, tôi có thể ở nhờ nhà dì tôi. Cho đến nay tôi đã học và công tác tại trường 21 năm rồi. Được xét tặng danh hiệu giáo sư, cá nhân tôi thấy rất vinh dự nhưng cũng cảm thấy có nhiều trách nhiệm hơn, đặc biệt là hướng dẫn những đồng nghiệp trẻ hơn” – giáo sư Lê Anh Tuấn nói với phóng viên Tuổi Trẻ .
Giáo sư Nguyễn Đức Toàn (sinh năm 1980, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội): 6 năm phấn đấu không ngừng nghỉ
Tân giáo sư Nguyễn Đức Toàn tốt nghiệp Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, ngành cơ khí, chuyên ngành công nghệ chế tạo. Ông làm nghiên cứu sinh tại Trường ĐH Quốc gia Kyungpook, Hàn Quốc. Năm 2015, ông được công nhận chức danh phó giáo sư.
Ông đang công tác tại bộ môn gia công vật liệu và dụng cụ công nghiệp, Viện cơ khí, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội và làm phó chủ tịch Hội Nghiên cứu biên tập công trình khoa học và công nghệ VN.
“Từ phó giáo sư lên giáo sư của tôi mất sáu năm phấn đấu không ngừng nghỉ. Khi được xét tặng danh hiệu này, tôi rất xúc động và biết rằng mình sẽ phải phát huy nhiều hơn nữa để giúp đỡ sinh viên và các nghiên cứu sinh trẻ hơn. Hiện tại hướng nghiên cứu chính của tôi vẫn là gia công vật liệu kim loại tấm phục vụ cho ôtô, cải thiện chất lượng gia công, tạo hình, áp dụng cho các sản phẩm công nghiệp trong tương lai” – giáo sư Nguyễn Đức Toàn chia sẻ.
4 phó giáo sư sinh năm 1987
Phó giáo sư Lê Minh Triết (Trường ĐH Sài Gòn): Học thẳng từ đại học lên tiến sĩ
Tân phó giáo sư Lê Minh Triết tốt nghiệp ngành toán – tin học Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) năm 2009. Sau đó, ông học thẳng lên tiến sĩ chính tại trường này và được cấp bằng năm 2015. Hiện ông là phó trưởng khoa, trưởng bộ môn giải tích, khoa toán ứng dụng Trường ĐH Sài Gòn.
Chia sẻ về việc được công nhận phó giáo sư, ông Triết cho biết cũng hơi bất ngờ và cảm thấy vui vì những cố gắng của mình đã được ghi nhận. Hướng nghiên cứu chính của ông là phương trình đạo hàm riêng, bài toán ngược.
“Toán học rất bao la. Tôi vẫn theo đuổi, phát triển hướng nghiên cứu chính của mình và có thể mở rộng sang hướng nghiên cứu khác khi có điều kiện và cảm thấy thu hút” – ông Triết nói thêm.
Phó giáo sư Võ Hoàng Hưng (Trường ĐH Sài Gòn): Muốn phát triển giải tích ở Việt Nam
Tân phó giáo sư Võ Hoàng Hưng là người bạn cùng ngành toán giải tích, cùng khóa, cùng thầy hướng dẫn với PGS.TS Lê Minh Triết. Tốt nghiệp ĐH năm 2009, ông nhận được học bổng học thạc sĩ, sau đó là tiến sĩ ngành toán giải tích và phuong trinh đao ham rieng.
Ông từng làm giảng viên nhiều trường ĐH tại TP.HCM trước khi công tác tại Trường ĐH Sài Gòn từ năm 2018 đến nay.
“Để được công nhận phó giáo sư, bản thân tôi đã phải cố gắng rất nhiều và đó là hành trình gian khổ. Tôi vui vì thành quả từ sự cố gắng đó đã được ghi nhận. Nhiều người nói rằng khi có điều kiện học ở nước ngoài sao không ở lại. Thực sự việc ở lại nước ngoài không phải đơn giản. Hơn nữa, thầy và bản thân tôi cũng muốn phát triển giải tích ở Việt Nam bởi ở đây có rất nhiều điều kiện để phát triển” – ông Hưng chia sẻ.
Hai tân phó giáo sư sinh năm 1987 nữa là ông Trần Đức Học và ông Phạm Chiến Thắng.
Ông Trần Đức Học tốt nghiệp ngành xây dựng Trường ĐH Xây dựng Hà Nội năm 2010, học thạc sĩ và tiến sĩ tại Truơng ĐH Khoa hoc ky thuạt Đai Loan (NTUST). Hiện ông là giang vien khoa ky thuạt xay dưng Truơng ĐH Bach khoa (ĐH Quôc gia TP.HCM).
Ông Phạm Chiến Thắng hiện công tác tại Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) cũng được công nhận phó giáo sư trong đợt này.
29 ứng viên người Nghệ An được phong hàm giáo sư và phó giáo sư năm 2020
Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa ký bàn giao Quyết định và Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chức danh cho các giáo sư, phó giáo sư năm 2020.
Trước đó, theo báo cáo của Văn phòng Hội đồng Giáo sư Nhà nước, năm 2020 có 87 hội đồng giáo sư cơ sở có ứng viên đăng ký và nộp hồ sơ xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư với 542 hồ sơ ứng viên.
Sau khi có ý kiến rà soát của Văn phòng Hội đồng Giáo sư Nhà nước, có 14 ứng viên xin rút hồ sơ không xét tiếp, trong số này có 1 ứng viên giáo sư và 13 ứng viên phó giáo sư.
Hội đồng Giáo sư Nhà nước đã dành 1 ngày thảo luận công khai hồ sơ từng ứng viên, bầu ban kiểm phiếu và tiến hành bỏ phiếu đối với kết quả xét của Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành và danh sách ứng viên đủ điều kiện được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư. Kết quả, số ứng viên đạt đủ số phiếu tín nhiệm theo quy định là 339 ứng viên (39 ứng viên giáo sư, 300 ứng viên phó giáo sư).
Trung tá Hồ Anh Tuấn (SN 1984), nguyên là học sinh Trường THPT chuyên Phan Bội Châu - Phó giáo sư người Nghệ trẻ tuổi nhất của Bộ Công an. Ảnh: P.V
Trong danh sách 339 giáo sư, phó giáo sư được công nhận năm nay, có 29 giáo sư, phó giáo sư là người gốc Nghệ An. Trong đó, có 1 người được công nhận giáo sư là Giáo sư Hoàng Nghĩa Sơn (SN 1965), hiện đang công tác tại Viện Sinh học nhiệt đới - Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam. Ông được phong hàm giáo sư ở lĩnh vực sinh học.
Bên cạnh đó, có 28 người gốc Nghệ hiện đang công tác tại các trường đại học, các học viện và viện nghiên cứu được công nhận hàm phó giáo sư. Trong số này có những phó giáo sư thuộc thế hệ 8X như PGS Nguyễn Hồ Lam (SN 1983) - Trường Đại học Nông lâm (Đại học Huế) - quê quán ở Yên Thành (Nghệ An); Trần Nguyên An (SN 1981) - Trường Đại học Sư phạm (Đại học Thái Nguyên) - quê quán ở Diễn Châu (Nghệ An).
Phó giáo sư người Nghệ trẻ tuổi nhất là Trung tá Hồ Anh Tuấn (SN 1984) - hiện đang là Phó trưởng Phòng Quản lý đào tạo và bồi dưỡng nâng cao (Học viện An ninh nhân dân). Trước đó, Trung tá Hồ Anh Tuấn (quê quán ở phường Hưng Bình, thành phố Vinh) nguyên là học sinh Trường THPT chuyên Phan Bội Châu.
Sau khi tốt nghiệp"Học viên xuất sắc toàn khóa" của Học viện An ninh nhân dân, Trung tá Hồ Anh Tuấn được giữ lại làm giảng viên của nhà trường. Quá trình công tác, anh đã xuất sắc bảo vệ luận án Tiến sỹ trước thời hạn gần 2 năm, là một trong những Tiến sỹ trẻ nhất Học viện ANND và ngành Khoa học An ninh; và là chiến sỹ được thăng cấp bậc hàm trước niên hạn 3 lần... Hiện, Trung tá Hồ Anh Tuấn là một trong những phó giáo sư trẻ nhất của Bộ Công an.
Đôi bạn học cùng được công nhận phó giáo sư năm 2020 Hai người bạn học cùng khóa, cùng ngành, cùng trường, cùng thầy hướng dẫn tốt nghiệp, cùng làm việc ở một trường và cùng được công nhận phó giáo sư toán học năm 2020. PGS.TS Lê Minh Triết (đeo kính, hàng đầu) và PGS.TS Võ Hoàng Hưng (đeo kính, hàng sau bên trái) trong một buổi bảo vệ luận văn thạc sĩ toán...