‘Những follower của tôi trên TikTok đều là giả’
Bằng cách bỏ tiền để mua người theo dõi, lượt thích (thả tim) và lượt xem, video TikTok kém chất lượng của chúng tôi đã leo lên bảng xếp hạng hashtag.
Lược dịch bài viết ‘Những follower của tôi trên TikTok đều là giả’ của Joseph Cox, trang Motherboard.
Lượng người theo dõi cứ thế mà đổ về, nối tiếp đó là một “cơn bão like”. Cuối cùng, đã có hàng chục nghìn lượt xem video trên tài khoản TikTok của tôi.
Với nội dung vô cùng sơ sài, đó chỉ là một đoạn video quay cảnh những đồng nghiệp của tôi tại Motherboard hò reo sau khi chiến thắng trò chơi hành động Call of Duty Warzone.
Không qua chỉnh sửa, không tương tác trước camera, và tất nhiên không đi kèm những động tác nhảy múa, vậy mà trong vài giờ ngắn ngủi, video TikTok của tôi đã có tới 25.000 lượt xem và hơn 1.000 lượt thích, không tệ so với một sản phẩm đầu tay của bản thân trên nền tảng này.
Chỉ với 50 USD, liệu bạn có thể trở nên nổi tiếng.
Thế nhưng, mọi thành quả mà tôi có được đều đến từ khoản tiền 50 USD mà tôi bỏ ra để mua số người theo dõi và lượt thích trên TikTok. Chỉ với một số tiền nhỏ, tôi đã có thể tăng uy tín cho tài khoản và khiến nhiều người dùng khác xem video.
Nguồn gốc bí ẩn của ‘đội quân’ tương tác ảo
Việc mua bán tương tác ảo vốn không có gì quá xa lạ trên các nền tảng mạng xã hội. Tuy số tiền mà tôi chi ra không khiến video TikTok của mình trở nên phổ biến, nhưng việc giao dịch tương đối đơn giản, 9 ngày sau, TikTok vẫn không hề phát hiện ra thủ thuật này.
“Lượt thích, lượt theo dõi và chia sẻ dựa trên trả phí trên bất kỳ nền tảng nào về cơ bản là một trò chơi số. Điều này có thể giúp bài đăng trông phổ biến và đáng tin cậy”, Ben Nimmo, Giám đốc điều tra mảng thông tin sai lệch của công ty bảo mật Graphika cho biết.
Với TikTok, người dùng chỉ cần tạo tài khoản, tìm kiếm một số chủ đề họ quan tâm và sau đó sẽ được giới thiệu một loạt các video ngắn để xem. Mỗi khi người dùng tương tác với nội dung (xem hết video, thích, chia sẻ hoặc bình luận), TikTok sẽ nhanh chóng đưa ra những video đề xuất tương đương khác và hiển thị trong phần “Dành cho bạn”.
Khác với những nền tảng mạng xã hội sử dụng biểu đồ xã hội để đề xuất nội dung xem của người dùng thông qua những người họ theo dõi, TikTok sử dụng các thông số như thời gian mà một người xem hết video hay những tương tác của họ.
Việc mua các gói tăng tương tác cũng vô cùng đơn giản, tôi có thể dễ dàng tìm thấy các website bày bán dịch vụ và họ có đầy đủ hình thức thanh toán, chi phí cũng không hề đắt đỏ. Tuy nhiên, sau khi tôi trả 12 USD để thử nhận được 250 người theo dõi cho tài khoản TikTok của mình, những “fake account” này hầu như sử dụng ảnh hồ sơ về động vật hoặc những vật dụng linh tinh, một số có tên đầy đủ, số khác thì có tên sẽ theo dạng “user2299926639189″, trông rất dễ nghi ngờ.
“Nếu nhìn qua thì những tài khoản ảo này có chất lượng trung bình, không quá tệ mà cũng không quá xuất sắc. Một tài khoản ảo chất lượng cao thường sẽ là các tài khoản mà chủ nhân của nó bị chiếm quyền, có đầy đủ bài đăng, trong khi chất lượng thấp sẽ trống trơn không có tùy chỉnh”, Zarine Kharazian, trợ lý biên tập tại Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Pháp y Kỹ thuật số (DFRLab) nhận xét.
DFRLab trước đó đã tìm thấy nhiều ứng dụng hứa hẹn cung cấp tương tác trên TikTok để đổi lấy quyền truy cập vào số điện thoại người dùng, bao gồm cả danh bạ..
Những tài khoản này nằm đâu đó ở giữa hai cấp độ, có ảnh hồ sơ, thông tin cơ bản hay thậm chí video riêng. Một nhóm các tài khoản khác thì đều có chung ảnh người mẫu nữ làm ảnh đại diện. Chỉ cần để ý kỹ, chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy chúng đều được tạo nên bởi một người.
Ngoài ra, các tài khoản ảo này đều theo dõi chung hoặc tương tác với nhiều tài khoản ảo khác đang theo dõi TikTok của tôi, có lẽ là để tránh sự nghi ngờ và cố thể hiện rằng đây là một tài khoản TikTok do người dùng thật sự sở hữu.
Chúng tôi đã cố gắng tìm kiếm lời giải đáp từ website mua tương tác ảo nhưng đại diện hỗ trợ khách hàng của họ đã từ chối trả lời các câu hỏi. Liệu họ có tấn công các tài khoản khác, “hô biến” thành của riêng mình hay có sử dụng bất cứ hình thức tự động nào để thích video hay theo dõi tài khoản khác hay không, đấy vẫn là một điều bí ẩn.
“Xin lỗi, tôi chỉ có thể trả lời các câu hỏi liên quan đến đơn đặt hàng của quý khách. Cảm ơn vì đã thông cảm và chúc bạn một ngày tốt lành”, đại diện website gửi email cho chúng tôi. Đáng chú ý, phản hồi của họ còn có cả ngày giờ bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ.
Video đang HOT
Tương tác ảo dễ dàng thao túng nội dung
Vài ngày sau đó, tôi đặt mua thành công 1.000 lượt thích và 25.000 lượt xem cho video của mình. Để kiểm tra việc mua tương tác có tạo ra tác động nào đến video của tôi hay không, một đồng nghiệp tại Motherboard đã thử tìm kiếm các video có hashtag liên quan đến trò chơi Call of Duty Warzone mà chúng tôi quay, chỉ sau một vài lượt vuốt chúng tôi đã ngay lập tức tìm thấy video.
Về cơ bản, các video TikTok xuất hiện đầu tiên trên phần tìm kiếm hashtag thường là những video có lượng tương tác lớn và giảm dần xuống dưới. Chúng tôi đã tìm thấy video thử nghiệm của nhóm trong phân khúc các video có được khoảng 1.000 lượt thích. Chia sẻ với Motherboard, TikTok cho biết các video không chỉ được sắp xếp dựa trên lượt thích mà còn ảnh hưởng bởi lượt xem và mức độ liên quan.
“Việc mua tương tác trên TikTok chắc chắn có thể khuếch đại độ lan truyền của nội dung, tuy nhiên vẫn thật khó để nói chính xác cách thức nếu không biết cụ thể về thuật toán đề xuất của ứng dụng này”, Kharazian từ DFRLab nói thêm.
Các tương tác ảo có thể giúp video trở nên phổ biến, thao túng nội dung người xem.
Rất khó để biết các tương tác ảo này có dẫn người dùng TikTok xem video của chúng tôi hay không, kể từ khi ngừng mua hàng, video của nhóm đã nhận được hơn 1.100 lượt xem mới không rõ nguồn gốc, chúng có thể xuất hiện từ phần hashtag, cũng có khả năng đến từ gợi ý “Dành cho bạn”.
“Nếu một video hoặc bài đăng có 1.000 lượt thích hoặc chia sẻ, trông nó sẽ ấn tượng hơn nhiều so với một bài đăng trống trơn. Theo đó, tài khoản có 100.000 người theo dõi sẽ xuất hiện phổ biến hơn tài khoản chỉ có 10 người. Nó có thể giúp cho bài đăng hoặc người dùng trông nổi tiếng, nhưng không thực sự biến họ trở thành như vậy.
Nếu các tài khoản giả mạo có thể được sử dụng để tạo xu hướng bài đăng nhờ thuật toán, điều này có thể thu hút sự chú ý của người dùng thực sự. Khi đó, việc dùng tài khoản ảo để đánh lừa thuật toán tìm kiếm thịnh hành sẽ đáng lo ngại hơi nhiều “, Nimmo nhận định.
TikTok hành động “thiếu lửa” và không triệt để
Điều đáng nói, những hành vi này không giới hạn trên TikTok mà còn xuất hiện trên các nền tảng mạng xã hội khác như Twitter, Facebook hay Reddit. Không chỉ vậy, trong những năm trở lại đây, việc thuê các bên thứ 3 nhằm quảng bá bài đăng, video đang khiến nhiều nền tảng mạng xã hội tràn lan tin tức dối trá, sai lệch và gây chia rẽ.
“TikTok cam kết bảo vệ sự an toàn, tính toàn vẹn và xác thực của cộng đồng. Chúng tôi sử dụng cũng như kết hợp các biện pháp kiểm soát bảo mật dựa trên công nghệ và sự đánh giá của con người để giảm thiểu spam, gian lận trên nền tảng, bao gồm cả việc mua tương tác vốn vi phạm Nguyên tắc cộng đồng, chúng tôi sẽ nhanh chóng xử lý các tài khoản vi phạm điều khoản dịch vụ.
Thấu hiểu tầm quan trọng của những mối đe dọa gây ra bởi spam hay gian lận, TikTok sẽ tiếp tục đầu tư vào các giải pháp để tăng cường cơ sở hạ tầng bảo mật và đón đầu thách thức này”, đại diện của TikTok chia sẻ với Motherboard trong email.
TikTok thách thức sự minh bạch của giới công nghệ toàn thế giới nhưng bản thân ứng dụng không thực sự hoàn hảo.
Vào tháng 7, CEO của TikTok Kevin Mayer đã có động thái “vô tiền khoáng hậu” khi tuyên bố công khai các thuật toán được sử dụng để sắp xếp và chia sẻ video của người dùng, đồng thời cho phép các chuyên gia theo dõi những chính sách kiểm duyệt của công ty.
Thế nhưng, không lâu sau đó, TikTok cho biết họ sẽ hoãn lại kế hoạch này do những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Vài ngày kể từ khi TikTok gửi email cho chúng tôi, ứng dụng này đã có động thái tạm ngưng một số tài khoản ảo đang theo dõi tôi. Thế nhưng, các tài khoản khác vẫn tiếp tục hoạt động và đoạn video của tôi vẫn sở hữu hơn 1.000 lượt thích.
“Giờ thì tôi đã nổi tiếng trên TikTok chưa?”
Chân dung người 'cha đẻ' kín tiếng của ứng dụng đình đám TikTok
Ứng dụng video ngắn TikTok là một sản phẩm của ByteDance, startup giá trị nhất thế giới ở thời điểm hiện tại.
TikTok biến nhiều người thành một hiện tượng chỉ sau một đêm và cũng biến nhiều người thành tỉ phú, trong đó có Zhang Yiming, người sáng lập ByteDance, công ty mẹ của TikTok. Sự thành công của TikTok đang giúp anh thành người giàu thứ 13 tại Trung Quốc.
Zhang, 35 tuổi, sống ở Bắc Kinh, Trung Quốc.
Zhang sinh năm 1983 ở tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, theo thông tin từ Bloomberg. Bố mẹ anh là công chức. Tên của Zhang được đặt theo một tục ngữ ở Trung Quốc có nghĩa là "làm ngạc nhiên mọi người ngay từ lần thử đầu tiên," theo SCMP.
Anh kết hôn với người yêu thời đại học.
Zhang tốt nghiệp Đại học Nankai vào năm 2005 nơi anh theo học ngành điện vi mô trước khi chuyển sang mảng kĩ sư phần mềm, theo SCMP. Cặp đôi này hiện tại vẫn chưa có em bé.
Công vệc đầu tiên Zhang làm sau khi ra trường là tại một startup đặt chuyến du lịch trực tuyến có tên Kuxun.
"Tôi là một trong những nhân viên đầu tiên. Và tôi chỉ là một kĩ sư bình thường lúc đầu. Song, chỉ sau một năm, tôi quản lí đội ngũ khoảng 40 đến 50 người chịu trách nhiệm về công nghệ nền tảng và các công việc khác liên quan đến sản phẩm," Zhang chia sẻ với nhân viên ByteDance.
Zhang cho rằng công việc trên đã dạy anh kĩ năng bán hàng mà về sau anh áp dụng được ở ByteDance, công ty của mình.
"Tôi nhớ là vào cuối năm 2007, tôi đã gặp một khách hàng cùng giám đốc bán hàng," Zhang chia sẻ. "Trải nghiệm này giúp tôi biết chính xác thế nào là bán hàng xuất sắc. Khi tôi sáng lập Toutiao và tuyển dụng nhân sự, những trải nghiệm trên giúp ích rất nhiều."
Zhang cũng làm việc cho Microsoft trước khi sáng lập ByteDance.
Zhang thành lập công ty mẹ của TikTok vào năm 2012.
Công ty này hiện được định giá 75 tỉ USD, theo PitchBook. Với thành tích này, ByteDance đang là một trong những startup giá trị nhất thế giới.
Sản phẩm đầu tiên của Zhang và ByteDance là một ứng dụng tổng hợp tin tức có tên Toutiao.
Zhang muốn tạo ra một nền tảng tin tức hoạt động dựa trên trí tuệ nhân tạo, hoàn toàn không liên quan đến công cụ tìm kiếm Baidu, theo Business Insider. Bloomberg cho biết mặc dù tập trung vào mảng tin tức song ByteDance không có nhân sự nào là nhà báo hoặc biên tập viên trong đội ngũ của mình.
"Điều quan trọng là chúng tôi không kinh doanh tin tức," Zhang nói với Bloomberg. "Chúng tôi giống một công ty tìm kiếm hoặc mạng xã hội hơn. Chúng tôi đang làm những thứ sáng tạo và không sao chép bất kì công ty Mỹ nào, cả về sản phẩm và công nghệ."
Zhang ra mắt ứng dụng thành công nhất của ByteDance là TikTok với tên gọi Douyin vào tháng 9 năm 2016.
TikTok hiện vẫn đang dùng tên Douyin ở Trung Quốc. Nó được xem là một trong những mạng xã hội mới thành công nhất trên thế giới trong thời gian trở lại đây.
Zhang bắt lãnh đạo công ty cũng phải dùng TikTok.
"Trong suốt một thời gian dài, tôi chỉ xem TikTok chứ không đăng gì vì nó là sản phẩm cho giới trẻ," Zhang nhấn mạnh. "Thế nhưng sau đó tôi yêu cầu toàn bộ đội ngũ quản lí phải đăng video TikTok và phải có một số lượt "like" nhất định. Bằng không, họ bị phạt chống đẩy. Đây là một điều quan trọng với tôi."
Sự phát triển của TikTok khiến cuộc sống của Zhang "thú vị hơn".
Zhang kì vọng TikTok sẽ phát triển không biên giới giống như Google. "Chúng tôi phải làm việc chăm chỉ hơn và phải hướng tới sự hoàn hảo," Zhang chia sẻ đồng thời nói rằng các doanh nhân Trung Quốc cần phải cải thiện kĩ năng khi tiến ra thế giới.
Phát triển nhanh, TikTok bị Mỹ điều tra.
Uỷ ban Đầu tư Quốc tế (CFIUS), cơ quan chuyên điều tra các thương vụ thâu tóm của nước ngoài được thực hiện tại Mỹ vì lý do an ninh quốc gia, mới đây đã khởi động cuộc điều tra vào thương vụ Musical.ly và TikTok trong bối cảnh có những quan ngại liên quan đến ảnh hưởng ngày càng lớn của ứng dụng Trung Quốc.
TikTok tính đến thời điểm hiện tại đã được tải về khoảng 110 triệu lần tại Mỹ và sự phát triển nhanh chóng của nó tạo ra "rủi ro an ninh quốc gia", hai Thượng nghĩ sĩ Mỹ Chuck Schumer và Tom Cotton chia sẻ. Những quan ngại của họ có liên quan đến sự an toàn của dữ liệu trên nền tảng, các nội dung kiểm duyệt và sức ảnh hưởng từ nước ngoài đến các chiến dịch ở Mỹ.
Zhang nói thành công của mình đến từ đạo đức nghề nghiệp
Zhang sớm nhận ra giá trị của việc theo đuổi sự hoàn hảo khi còn làm việc ở Kuxun, anh chia sẻ với nhân viên ByteDance.
"Thời điểm đó, tôi chịu trách nhiệm mảng công nghệ song mỗi khi sản phẩm có vấn đề tôi đều tham gia bàn loại kế hoạch sản phẩm," Zhang tiết lộ. "Nhiều người nói với tôi rằng đây không phải điều nên làm nhưng tôi muốn nói: tinh thần trách nhiệm và khát khao làm mọi thứ tốt hơn sẽ giúp bạn làm được nhiều điều hơn và có kinh nghiệm."
Trong năm 2018, Zhang kiếm được hơn 12 tỉ USD.
Phần lớn tài sản của Zhang đến từ 24% cổ phần nắm giữ trong ByteDance, theo Forbes. Zhang được Forbes công nhận là tỉ phú vào tháng 3 năm 2018 với tài sản 4 tỉ USD, đến nay con số này là 16,2 tỉ USD.
TikTok tiết lộ 'bí mật' tạo ra sức hút của mình, thách thức đối thủ làm điều tương tự TikTok đang cố gắng chứng tỏ sự "trong sáng" của mình trước nguy cơ bị cấm ở Mỹ. TikTok rõ ràng đang muốn chứng tỏ sự minh bạch của mình. TikTok mới đây cho biết sẽ thực hiện nhiều biện pháp mới cho phép người bên ngoài được tiếp cận với thuật toán mà nó sử dụng để phân loại và chia sẻ...