Những đứa trẻ xã đảo Thạnh An trước ngày đến trường trong thời điểm ‘bình thường mới’
Chung nhịp sống ở trạng thái ‘bình thường mới’ ở nhiều nơi trên địa bàn TP.HCM, những đứa trẻ xã đảo Thạnh An đã có những phút giây vui chơi thư giãn cùng nhau.
Xã đảo Thạnh An thuộc H.Cần Giờ (TP.HCM), nằm cách trung tâm TP.HCM khoảng 70km về phía Đông, trên đảo chỉ có khoảng 5.000 người dân.
Là một xã đảo, nằm tách biệt với đất liền, tuy nhiên trong thời điểm dịch bệnh bùng phát, nơi đây cũng thực hiện hầu hết các biện pháp chống dịch theo Chỉ thị 16. Do đó học sinh không thể đến trường, ở nhà học trực tuyến. Từ khi TP.HCM nới lõng giãn cách, những học sinh, trẻ em nơi đây như được “cởi trói” bước ra bên ngoài, vui chơi cùng bạn bè đồng trang lứa sau thời gian học trực tuyến.
Trẻ emchơi thể thao vẫn không quên mang khẩu trang khi xã đảo nới lõng giãn cách
Mỗi buổi chiều, các học sinh này đến sân bóng cạnh trường để vui chơi
Một số trẻ mẫu giáo, tiểu học chơi bên những dụng cụ tập thể dục công cộng
Video đang HOT
Bóng đá là môn thể thao được trẻ em xã đảo yêu thích nhất
Bên cạnh đó, một số bé gái chọn một góc khác để vui đùa cùng nhau
Sau giờ học trực tuyến, một số học sinh nam ra biển câu cá
Mai Hiển Quy (áo xanh), học sinh lớp 6/1 Trường THCS – THPT Thạnh An cho biết thời gian nới lõng giãn cách em đã được ra ngoài, vui chơi các hoạt động ở đảo như: đá bóng, tắm biển và đi câu cùng bạn bè
Còn tại nhà, Nguyễn Thị Kim Anh (áo đen) học sinh lớp 9 Trường THCS -THPT Thạnh An ôn tập chuẩn bị cho ngày trở lại trường vào sáng nay 20.10
Cạnh bên Kim Anh là Nguyễn Lê Mỹ Tâm (áo trắng), học lớp 10 Trường THCS – THPT miệt mài ôn bài sau thời gian học trực tuyến. Tâm cho biết cảm thấy buồn vì chưa được trở lại trường như những học sinh khác. Thời gian này Tâm vẫn phải ở nhà học trực tuyến dự kiến đến ngày 30.10 mới được trở lại trường
Chiều ngày 19.10, Sở Y tế và Sở GD-ĐT TP.HCM đã thống nhất với đề xuất của UBND huyện Cần Giờ về việc thí điểm mở cửa trường học vào hôm nay (20.10). Như vậy, khoảng 250 học sinh cùng với 67 giáo viên, nhân viên của Trường tiểu học Thạnh An cùng Trường THCS-THPT Thạnh An là những học sinh, giáo viên đầu tiên của TP.HCM trở lại trường học trực tiếp sau thời gian ngừng đến trường vì dịch Covid-19.
Ngôi trường THCS – THPT Thạnh An có mái ngói màu đỏ thắm là nơi đầu tiên ở TP.HCM đón học sinh trở lại trường ngày 20.10 sau 4 tháng thực hiện Chỉ thị 16
Đề xuất cho học sinh ở Cần Giờ có thể trở lại lớp sau 30-9
Thông tin này được ông Nguyễn Văn Hồng - phó bí thư Huyện ủy, chủ tịch UBND huyện Cần Giờ - cho biết tại Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Đảng bộ huyện Cần Giờ ngày 23-9.
Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Đảng bộ huyện Cần Giờ ngày 23-9 - Ảnh: ĐỨC THẮNG
Theo ông Nguyễn Văn Hồng, sau giai đoạn thí điểm từ ngày 16 đến 30-9, huyện sẽ triển khai giai đoạn 1 của kế hoạch phòng chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế (dự kiến từ ngày 1 đến 31-10).
Việc thực hiện theo hướng nới dần từng bước trên cơ sở kiểm soát rủi ro về dịch tễ và mức độ được bảo vệ của người dân, trong đó sẽ xem xét mở rộng quy mô hoạt động đã được cho phép ở giai đoạn thí điểm.
Đồng thời huyện sẽ bổ sung một số hoạt động khác như: mở rộng quy mô hoạt động chợ truyền thống, các hoạt động vận tải công cộng có giới hạn tương đối (xe buýt, tàu trên sông...), ăn uống tại chỗ và đảm bảo giãn cách theo quy định, mở lại trung tâm thể dục thể thao, hoạt động vui chơi giải trí, thể thao ngoài trời.
Đặc biệt huyện sẽ thí điểm tổ chức dạy và học trực tiếp tại các điểm trường đủ điều kiện an toàn tại địa bàn huyện, trước mắt là tại xã đảo Thạnh An.
"Cho học sinh đến trường nhưng phải kiểm soát thật chặt chẽ, có nguyên tắc rõ ràng, đồng thời nên tổ chức lấy ý kiến phụ huynh học sinh và nhà trường để đảm bảo chắc chắn, an toàn", ông Nguyễn Văn Hồng cho biết thêm.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online tối 23-9, ông Lê Minh Dũng - bí thư Huyện ủy Cần Giờ - cho biết đây là phương án mà huyện đang họp bàn. Tuy nhiên sau khi tính toán kỹ lưỡng, huyện sẽ trình UBND TP và Sở Giáo dục và đào tạo xem xét, nếu được phê duyệt mới áp dụng.
"Muốn thực hiện còn tùy vào tình hình diễn biến dịch bệnh tại địa phương và phải đảm bảo an toàn", ông Dũng cho biết.
Tại hội nghị, đại tá Tô Danh Út - chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng TP.HCM - cho rằng để thực hiện được kế hoạch phòng, chống dịch và phục hồi kinh tế của huyện đề ra thì một trong những vấn đề cần được quan tâm là triển khai các giải pháp làm giảm nguy cơ xâm nhập của dịch COVID-19 từ bên ngoài vào, đúng theo phương châm "ngoài chặt, trong nới lỏng từng bước".
Ông Út đề nghị các lực lượng có liên quan tiếp tục thực hiện tốt công tác phối hợp với các đơn vị của Bộ đội biên phòng thành phố tổ chức tuần tra, kiểm soát, quản lý chặt chẽ địa bàn, không để xảy ra tình trạng xâm nhập, nhập cảnh trái phép, qua đó góp phần cùng địa phương thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch và phát triển kinh tế - xã hội.
Huyện Cần Giờ đang chuyển dần sang trạng thái "bình thường mới" với các giải pháp thực hiện phòng, chống dịch và phục hồi kinh tế, trong đó sẽ từng bước nới lỏng giãn cách xã hội trên cơ sở diễn biến dịch bệnh.
Đồng thời huyện nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh các tiêu chí kiểm soát dịch phù hợp đặc thù của huyện, tổ chức triển khai các bộ tiêu chí an toàn của từng ngành, từng lĩnh vực để từng bước phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo an toàn.
GS Việt ở Mỹ: Học online, trách nhiệm lớn nhất thuộc về nhà quản lý Mới đây, GS Phan Văn Tuộc, GS Toán của Trường ĐH Tennessee (Mỹ) đã có những chia sẻ với VietNamNet về việc học trực tuyến tại Mỹ. Theo GS Tuộc, dạy và học trực tuyến là xu thế trong bối cảnh cả thế giới bị ảnh hưởng mạnh bởi dịch Covid-19. Những tiện ích của dạy học online vẫn được thầy cô áp...