Những đứa trẻ khát hoà bình ở Nam Sudan
Nam Sudan tuyên bố độc lập vào ngày 9/7/2011, trở thành quốc gia non trẻ nhất châu Phi nói riêng cũng như thế giới nói chung.
Tuy thế, mười ba năm qua, đất nước này vẫn từng ngày từng giờ đối mặt với nghèo đói, xung đột giữa các phe phái, sắc tộc diễn biến phức tạp.
Những đứa trẻ vô tội vẫn phải sống giữa làn đạn, là nạn nhân của những vụ nổ súng, bắt cóc hoặc rơi vào cảnh mồ côi. Hoà bình vẫn là khao khát lớn nhất của với những đứa trẻ ở Nam Sudan.
Gần đến ngày Quốc tế Thiếu nhi (1/6), trong khi trẻ em nhiều nơi trên thế giới đang được vui sống, chơi thể thao, học hành… thì trẻ em Nam Sudan phải chịu đựng bao gian nan, nguy hiểm ở một đất nước có nhiều bất ổn.
Sống trong sự bất ổn và hỗn loạn kéo dài, rất nhiều đứa trẻ mất bố mẹ, trở thành trẻ mồ côi. Trung tâm Trẻ mồ côi Sheikh Dafalla Quranic Academic Foundation Orphanage ở thủ đô Juba hiện đang có 166 trẻ em và thanh thiếu niên, trong đó 70% là trẻ mồ côi, 30% là trẻ em từ các gia đình nghèo không có khả năng chăm sóc. Trung tâm đặt dưới sự quản lý của Cơ quan Phúc lợi xã hội thuộc Bộ về Giới, Trẻ em và Phúc lợi Nam Sudan.
Video đang HOT
Khi số trẻ em ở trung tâm vẫn tăng lên hàng ngày thì điều kiện cơ sở vật chất, chỗ ăn nghỉ của các em ngày càng xuống cấp. Hiện chỉ có 5 tình nguyện viên nữ và 6 tình nguyện viên nam làm việc hết công suất tại Trung tâm.
Khu nấu ăn ở Trung tâm Trẻ mồ côi với những chiếc xoong nồi cũ kĩ, méo mó. Vì không có điện nên ở đây vẫn nấu bằng bếp củi.
Ở đây bọn trẻ không có đủ lương thực, thiếu nước sinh hoạt, không có điện nên cuộc sống rất khó khăn.
Những người phụ nữ bị bạo hành, xâm hại cũng được Trung tâm Trẻ mồ côi Sheikh Dafalla Quranic Academic Foundation Orphanage bảo vệ.
Những bé gái ở Trung tâm trẻ mồ côi được ở một khu riêng. Các trẻ lớn trông coi các em bé hàng ngày.
Ở Trung tâm này, bọn trẻ vẫn được học kiến thức hàng ngày. Trang sách vẫn là nguồn sáng hấp dẫn những đứa trẻ ngoan và hiếu học. Đó là điều vô cùng tuyệt vời để kéo chúng tới gần thế giới văn minh hiện đại.
“Cháu ước mơ điều gì?”. Khi được hỏi, cậu bé ngừng viết, khẽ mỉm cười đáp: “Cháu ước mình học giỏi, sau này có việc làm và có nhiều tiền”. “Có nhiều tiền thì cháu làm gì?”. “Cháu sẽ quay trở lại đây”. Và sự thật có những đứa trẻ lớn lên ở đây, khi trưởng thành đã quay về để giúp đỡ Trung tâm.
Ngoài đường phố ở thủ đô Juba, những đứa trẻ vẫn hồn nhiên đùa nghịch dưới nắng gắt.
Những em bé tung tăng trên đường, chúng chưa hiểu thế nào là xung đột, bạo loạn.
Mong rằng hoà bình sẽ sớm hiện diện ở Nam Sudan, để những đứa trẻ được sống trong vòng tay yêu thương của bố mẹ, được học hành, được chăm sóc đầy đủ.
Báo động tình trạng nghèo đói cùng cực trên toàn cầu
Theo số liệu do tổ chức Bảo vệ trẻ em công bố ngày 29/12, số người đối mặt với tình trạng nghèo đói cùng cực tại 8 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nhất đã tăng gần 57% từ 16,1 triệu người trong năm 2019 lên 25,3 triệu người.
Trẻ em tại trại tị nạn ở Aweil, Nam Sudan. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo tổ chức Bảo vệ trẻ em (Save the Children), thế giới phải đối mặt với cuộc khủng hoảng đói kém chưa từng thấy. Afghanistan, CH Trung Phi, CHDC Congo, Haiti, Somalia, Nam Sudan, Sudan và Yemen là những nước có số người đối mặt với tình trạng đói kém và suy dinh dưỡng khẩn cấp cao nhất. Trong số này, Afghanistan là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nhất, với số người đối mặt với đói kém nghiêm trọng tăng từ 2,5 triệu người trong năm 2019 lên 6,6 triệu người trong năm 2022.
Quyền Giám đốc tổ chức Bảo vệ trẻ em tại Afghanistan, Nora Hassanien nhấn mạnh do suy dinh dưỡng, trẻ em tại Afghanistan có nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như bệnh tả. Tổ chức này cũng nhận thấy xu hướng đáng quan ngại như tảo hôn và lao động trẻ em. Việc giải quyết những vấn đề này không thể thiếu vai trò của phụ nữ, song tình hình hiện nay là rất đáng lo ngại trong bối cảnh nhiều chương trình có phụ nữ tham gia đang phải tạm ngừng tại Afghanistan.
Yemen là quốc gia phải chịu nạn đói nghiêm trọng thứ hai, với số người bị suy dinh dưỡng tăng từ 3,6 triệu người lên 6 triệu người, tăng 66% trong 2 năm qua. Theo người phát ngôn của tổ chức Bảo vệ trẻ em tại Yemen, Shannon Orcutt, gần 8 năm xung đột và suy giảm kinh tế nghiêm trọng đã làm tăng xu hướng đói kém và các rủi ro. Trẻ em phải đối mặt với cùng lúc 3 mối đe dọa là nạn đói, các vụ đánh bom và bệnh tật. Trong 18 tháng qua, số trẻ em bị suy dinh dưỡng đã gia tăng. Hiện nhu cầu của trẻ em tại Yemen đã vượt xa khả năng đáp ứng của ngân sách và chính sách hỗ trợ.
Xếp sau Yemen là CH Trung Phi với 4,1 triệu người đối mặt với đói kém nghiêm trọng. Tại Sudan và Nam Sudan, có 2,3 triệu người đang trên bờ vực của nạn đói, trong khi con số này tại Somalia là 1,3 triệu người và CH Trung Phi là 652.000 người.
Trước đó, Chương trình Lương thực thế giới (WFP) cảnh báo rằng thế giới đang đối mặt với cuộc khủng hoảng đói nghèo nghiêm trọng nhất trong lịch sử hiện đại, khi có khoảng 60 triệu trẻ em dưới 5 tuổi có nguy cơ bị suy dinh dưỡng vào cuối năm nay. Theo WFP, kể từ đầu đại dịch COVID-19, số người đối mặt với nguy cơ mất an ninh lương thực hoặc đối mặt với đói kém đã tăng từ 135 triệu người tại 53 quốc gia lên 345 triệu người tại 82 quốc gia.
Hội đồng Bảo an LHQ gia hạn lệnh cấm vận vũ khí đối với Nam Sudan Ngày 31/5, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã vượt qua sự phản đối của một số quốc gia và gia hạn lệnh cấm vận vũ khí cũng như tiếp tục áp dụng các lệnh trừng phạt nhằm ngăn chặn bạo lực ở Nam Sudan. Người tị nạn nhận hàng cứu trợ tại Bentiu, Nam Sudan. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN...