Những đứa trẻ Đan Lai đã có “mẹ dạy học”

Theo dõi VGT trên

Trung tá Nguyễn Thị Trần Thanh (SN 1970) là cán bộ nữ đầu tiên của Đồn biên phòng Môn Sơn ( huyện Con Cuông, Nghệ An).

Những đứa trẻ Đan Lai đã có mẹ dạy học - Hình 1

Trung tá Nguyễn Thị Trần Thanh được Bộ đội Biên phòng tỉnh Nghệ An biểu dương.

Chị được mệnh danh là người phụ nữ nhiều con nhất của Bộ đội biên phòng Nghệ An. Con của chị là những đứa trẻ Đan Lai ra học bán trú ở trung tâm xã.

Trung tá Thanh vừa bước sang năm thứ 4 đóng quân ở xã biên giới này, thời gian không dài so với đồng đội nam giới. Nhưng điều chị làm đã nhìn thấy sự thay đổi bắt đầu từ thói quen sinh hoạt, lời nói, cảm xúc, ước mơ của lũ trẻ nơi đại ngàn Pù Mát.

Nữ cán bộ biên phòng đầu tiên lên đồn

Năm 2018, chị Nguyễn Thị Trần Thanh đăng ký xin được từ bộ phận Tổ chức (Bộ đội biên phòng tỉnh Nghệ An, cơ quan đóng tại TP Vinh) đến 1 đơn vị biên giới công tác. Đề nghị lạ lùng này khiến đồng đội, cấp trên vô cùng bất ngờ. Bởi thời điểm đó, chỉ còn gần 5 năm nữa là chị nghỉ hưu. Đối với nữ quân nhân ở độ tuổi như chị, thường chọn công việc ổn định, cấp trên cũng ưu tiên phân công nhiệm vụ ở địa bàn ít khó khăn hơn cán bộ nam giới.

“Ngày ấy, tôi hơn 25 năm tuổi quân, suốt thời gian đó tôi biết nhiều đồng đội chuyển từ cơ sở về cơ quan công tác. Anh em kể những khó khăn, vất vả khi thực hiện nhiệm vụ. Có đồng chí vợ báo mang thai, đến lần nghỉ phép về thì con đã biết đi. Rồi những lần tôi đi công tác, nhìn thấy cảnh rừng núi tôi rất xúc động, thấy đất nước mình đẹp quá. Nhưng mọi người trong đơn vị nói” ở vài ngày thấy đẹp, nhưng ở thêm vài tuần mới thấm cái vất vả ở nơi hoang vắng này”. Từ đó, tôi nuôi nguyện vọng được đi tuyến biên phòng biên giới, để đồng cam cộng khổ cùng anh em”, Trung tá Nguyễn Thị Trần Thanh nhớ lại.

Nhận nhiệm vụ là nhân viên vận động quần chúng Đồn biên phòng Môn Sơn (huyện Con Cuông, Nghệ An), chị cũng là quân nhân nữ đầu tiên của đơn vị. Dù vậy, chị nói mình không hề thấy vất vả hay phải “chịu đựng” gì. Đó là nhiệm vụ, “tôi chỉ có suy nghĩ phải tìm hiểu địa bàn, đặc thù đời sống văn hóa nơi đây, tuyên truyền phổ biến hiệu quả chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước”, chị nói.

Nói về khoảng cách, đồn biên phòng Môn Sơn không quá xa xôi như ở các xã thuộc khu vực huyện Tương Dương, Kỳ Sơn, Quế Phong. Nhưng đây là địa bàn đặc biệt, thuộc vùng lõi rừng quốc gia Pù Mát. Đặc biệt, đây cũng là nơi sinh sống của bà con Đan Lai – một trong 11 dân tộc thiểu số rất ít người của cả nước, chỉ phân bố tại Nghệ An. Nơi đây, tình trạng học sinh, đặc biệt là các em tuổi THCS bỏ học, tảo hôn, hôn nhân cận huyết vẫn còn nhiều.

Những đứa trẻ Đan Lai đã có mẹ dạy học - Hình 2

Video đang HOT

Trung tá Thanh gội đầu cho nữ học sinh người Đan Lai.

Mẹ Thanh

Tộc người Đan Lai tại Môn Sơn (huyện Con Cuông) sinh sống chủ yếu ở bản Búng và Cò Phạt, trong vùng lõi rừng quốc gia Pù Mát. Nơi đây cách trung tâm tâm xã hơn 20km đường rừng dốc đứng, hoặc mất 3 tiếng đi thuyền vượt sông. Nếu đi thuyền vượt sông Giăng, phải mất khoảng 3 tiếng. Những đứa trẻ học tiểu học đã có điểm trường tận bản, nhưng lên cấp 2, các em phải ra ở bán trú tại Trường Phổ thông DTBT THCS Môn Sơn.

“Khi tôi đến trường bán trú, đập vào mắt là hình ảnh gần 40 cháu gái đang tắm. Các con mặc nguyên quần áo dài, dội nước lên, sau đó vào phòng thay quần áo khô. Hỏi thăm giáo viên mới được biết, các em từ trong bản ra, vẫn còn rất “hoang dã”, chưa biết cách sống tập thể, kể cả vệ sinh cá nhân cơ bản”, chị Thanh nhớ lại.

Thấy vậy, chị đề xuất với nhà trường, để Đồn biên phòng cùng phối hợp trong giáo dục kỹ năng cho học sinh. Một tổ đặc biệt được thành lập với 3 thành viên “cắm trường”, trong đó có Trung tá Nguyễn Thị Trần Thanh.

Ba người nhận nhiệm vụ giúp đưa học sinh vào nền nếp sinh hoạt như: Dậy đúng giờ, tập 2 bài thể dục của bộ đội biên phòng, biết cách đánh răng, rửa mặt, gội đầu đúng cách. Nhưng lũ trẻ sống trong rừng sâu biệt lập giống “như con thú hoang’, rất sợ không dám tiếp xúc với người lạ, chỉ muốn chạy trốn, thậm chí phản kháng sự quan tâm của mọi người. Phải mất một khoảng thời gian tiếp cận, trò chuyện, chị Thanh mới “xin” được gội đầu giúp cho các bạn nữ. Từ khi bọn trẻ cho chị chạm tay vào mình, khi ấy, các con mới dần xóa bỏ sự cảnh giác, và nghe lời chỉ dạy, chia sẻ.

“Thỉnh thoảng, tôi sang trường bày học, đặc biệt là kiến thức pháp luật, chăm sóc sức khỏe sinh sản cho học sinh nữ. Các em học sinh Đan Lai còn có thói quen làm việc gì cũng theo nhóm. Nếu 1 em bỏ học, thì kéo theo cả hàng chục bạn trong cùng một bản làng cùng nghỉ theo”, Trung tá Nguyễn Thị Trần Thanh nói.

Trước thực tế này, chị đề xuất đồn biên phòng cùng với nhà trường, phối hợp với bản làng ký cam kết “không để học sinh bỏ học, tảo hôn”. Cụ thể, nếu con cái bỏ học thì gia đình và bản làng phải vận động, gửi các em quay lại trường. Các dịp lễ tết. Hoặc dịp lễ, tết, thôn bản, phụ huynh có trách nhiệm nhắc nhở con em đi học đúng lịch quy định. Nữ cán bộ biên phòng còn xin nhiều nhu yếu phẩm, quần áo ấm, tivi cho học sinh bán trú.

Trong những cuộc trò chuyện, tâm sự, chị gợi cho các con về tương lai, sự cần thiết của việc học, những cơ hội nghề nghiệp. Đến nay, sau gần 4 năm gắn bó với vùng đất biên giới này, từ một người lạ với núi rừng, giờ chị đã có hàng chục đứa con cả trai lẫn gái tộc người Đan Lai. Nhiều em học lên cấp 3, có em đi học nghề và được giới thiệu đến cơ sở lao động phù hợp, đúng quy định.

Trung tá Nguyễn Thị Trần Thanh chia sẻ: “Bản thân tôi đã làm mẹ, trải quả các độ tuổi trưởng thành của con cái, nên cũng hiểu được phần nào tâm lý các em học sinh nơi đây. Nói thật, để chăm sóc 1 đứa trẻ khác như con mình đẻ ra là không thể. Nhưng mình có tấm lòng yêu thương, là người “mẹ” biên phòng, các con sẽ nghe lời hơn, biết sợ hơn. Cũng giống như con cái trong nhà có thời điểm không nghe lời bố mẹ, nhưng lại nghe lời thầy cô, người ngoài hơn”. Với chị, điều quan trọng là tâm huyết, kiên trì trong chặng đường dài “cầm tay chỉ việc” không tính toán. Giống như vẽ bức tranh khu rừng thì phải vẽ từ cái lá, bông hoa.

Những đứa trẻ Đan Lai đã có mẹ dạy học - Hình 3

Chị Thanh là cán bộ nữ đầu tiên của Đồn Biên phòng Môn Sơn, Con Cuông, Nghệ An.

Điều ước giữa đại ngàn Pù Mát

Năm đầu tiên lên đồn biên phòng Môn Sơn, Trung tá Nguyễn Thị Trần Thanh xung phong ở lại trực tết. Ban ngày, anh em trong đồn vẫn nói cười trêu đùa nhau. Đến tối ai về phòng nấy, nằm mình một phòng, chị lại ngổn ngang suy nghĩ: Con gái học đại học thế nào, chồng đang làm gì, con trai có học bài không? Dù vậy, chị vẫn nói chắc nịch. “Đêm giao thừa, tôi thấy nhịp tim mình đập cộn rộn trong lồng ngực khi nghe thư chúc tết trên tivi, nhưng tai vẫn lắng nghe xem có tiếng pháo ở khu vực nào không.

Cuộc sống kinh tế khó khăn, phụ thuộc vào tự nhiên, khi cửa rừng đóng, bà con túng quẫn và làm sai pháp luật mà không biết. Ví dụ họ cho rằng đánh cá bằng mìn, hay đốn cây to về làm nhà đúng. “Vì cá ngoài sông, cây trên rừng chứ không phải của đồn biên phòng”. Trước khi lên đồn, ở cơ quan, Trung tá Nguyễn Thị Trần Thanh làm công tác phụ nữ, công tác Đảng. Hơn 25 năm, chị tích lũy được cả kinh nghiệm lẫn lý luận. “Công tác ở cơ sở chính là thực tiễn để tôi áp dụng những trải nghiệm của mình suốt nhiều năm qua. Đặc biệt là trong công tác dân vận cho bà con và các em học sinh. Mỗi một đổi thay nhỏ ở nơi đại ngàn này, đều là niềm hạnh phúc lớn đối với tôi”, chị chia sẻ.

Thời gian gắn bó ở biên giới của Trung tá Thanh không dài so với đội đội nam giới. Chị cũng tự nhận mình chưa hiểu hết tất cả thuộc về bà con dân tộc nơi đây. Nhưng cứ bằng những hành động vô tư, tận tâm nhất, thì dần dần sự thay đổi cũng được nhìn thấy.

Những đứa con Đan Lai của mẹ Thanh giờ đây đã mạnh dạn, tự tin hơn. Khi chia tay các chú bộ đội biên phòng chuyển đến đơn vị công tác mới, lũ trẻ đã biết cảm ơn và nói lời chia sẻ: “Mặc dù các chú nạt chúng con, nhưng nhờ vậy cháu mới biết làm nhiều việc trong cuộc sống”. “Xúc động nhất là lần tôi ở trên đơn vị nghe tin mẹ qua đời. Tôi đứng ở đập Phà Lài chờ xe về quê cứ thế khóc nức nở. Đó cũng là lần duy nhất từ khi đi biên giới cho đến giờ mà tôi khóc. Không hiểu sao các con biết tin, chạy ra đứng vây quanh ôm lấy tôi, động viên “mẹ Thanh cố gắng lên”, nữ trung tá nhớ lại.

Đó là khi bị cảm cúm, lũ trẻ kéo nhau đứng thập thò trước cổng đồn biên phòng. Trước kia, chúng chưa bao giờ chủ động vào đồn. Chiến sĩ trực ban hỏi “Các cháu ở đâu, vào đây làm gì”, thì chúng tranh nhau nói “Vô mẹ Thanh”. Được cho vào thăm mẹ, thấy mẹ ốm, gầy, đứa nào cũng nói “thương mẹ nhiều lắm”. Hay có lần 2 đứa con gái đi học cấp 3, cuối tuần về bản cầm theo hộp bánh ngập ngừng nói “mua cho mẹ”. Khi mẹ Thanh mắng “đi học tiền mô mà mua quà cho mẹ”, thì 2 đứa bé cười lỏn lẻn.

Những năm cuối của nghiệp quân, Trung tá Nguyễn Thị Trần Thanh chọn đi lên biên giới xa xôi. Ngoài nhiệm vụ được giao, chị dành tình yêu thương, lo lắng cho những đứa trẻ Đan Lai. Từ một bộ đội “tóc dài” lạ kỳ nơi đại ngàn Pù Mát, giờ chị đã là người mẹ có nhiều con nhất của đồn biên phòng. “Trước khi lên đây, tôi cũng nhiều lo lắng, nhưng lên đến nơi, tôi thấy lựa chọn của mình là đúng”. Nguyện vọng của Trung tá Thanh, không chỉ là hoàn thành nhiệm vụ của quân nhân, mà còn có ước mơ sự đổi thay, tiến bộ, cuộc sống tươi đẹp hơn cho những đứa trẻ Đan Lai.

Đồn Biên phòng Bát Mọt trao học bổng Chương trình "Nâng bước em tới trường" và quà cho người tham gia bảo vệ cột mốc biên giới

Theo đó, Đồn Biên phòng Bát Mọt hỗ trợ 700.000 đồng/tháng đối với 2 con của Liệt sĩ Vi Văn Nhất và hỗ trợ 500.000 đồng/học sinh/tháng trong suốt 9 tháng học đến hết lớp 12

Nhân kỷ niệm 62 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng (3-3-1959 - 3-3-2021) và 32 năm Ngày Biên phòng toàn dân, Đồn Biên phòng Bát Mọt vừa tổ chức trao quà, học bổng cho các em là con nuôi đồn, các em học sinh đơn vị nhận đỡ đầu theo Chương trình "Nâng bước em tới trường" và trao quà cho người tham gia bảo vệ cột mốc biên giới.

Đồn Biên phòng Bát Mọt trao học bổng Chương trình Nâng bước em tới trường và quà cho người tham gia bảo vệ cột mốc biên giới - Hình 1


Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Bát Mọt thăm hỏi, trao quà cho 2 con nuôi của đồn là con của Liệt sĩ Vi Văn Nhất.

Đại diện cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Bát Mọt đã đến thăm hỏi, trao quà cho 2 con nuôi của đồn là con của Liệt sĩ Vi Văn Nhất; trao học bổng Chương trình "Nâng bước em tới trường" cho 5 học sinh, trong đó có 4 em thuộc gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của xã Bát Mọt và 1 em ở bản Hang, cụm bản Phôn Xay, huyện Sầm Tớ, Lào.

Theo đó, Đồn Biên phòng Bát Mọt hỗ trợ 700.000 đồng/tháng đối với 2 con của Liệt sĩ Vi Văn Nhất và hỗ trợ 500.000 đồng/học sinh/tháng trong suốt 9 tháng học đến hết lớp 12 theo Chương trình "Nâng bước em tới trường" cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã Bát Mọt.

Đồn Biên phòng Bát Mọt trao học bổng Chương trình Nâng bước em tới trường và quà cho người tham gia bảo vệ cột mốc biên giới - Hình 2


Đồn Biên phòng Bát Mọt trao học bổng Chương trình "Nâng bước em tới trường" cho em Vi Thị Nhu ở bản Phống.

Trong số học sinh Đồn Biên phòng Bát Mọt đang nhận hỗ trợ theo Chương trình "Nâng bước em tới trường" có em Vi Thị Nhi ở bản Phống, xã Bát Mọt đã được Đồn nhận đỡ đầu từ năm 2016.

Vi Thị Nhi mồ côi bố từ nhỏ, mẹ đi lấy chồng ở xa, Nhi sống cùng với bà ngoại từ nhiều năm nay.

Những năm qua cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng Bát Mọt cũng như các tổ chức đoàn thể trong xã, bản thường xuyên quan tâm, theo dõi, động viên, giúp đỡ Nhi cố gắng vươn lên chăm ngoan học tập. Trong suốt 4 năm THCS, Nhi đều có thành tích học tập tốt. Tháng 8-2020 em được Ban Giám hiệu Trường Hữu Nghị T78 của Bộ Giáo dục và Đào tạo lựa chọn xét tuyển đi học.

Đồn Biên phòng Bát Mọt trao học bổng Chương trình Nâng bước em tới trường và quà cho người tham gia bảo vệ cột mốc biên giới - Hình 3


Cán bộ Đồn Biên phòng Bát Mọt thăm hỏi, trao quà cho ông Lang Minh Huyến ở thôn Khẹo, xã Bát Mọt - là người tham gia bảo vệ cột mốc.

Nhân dịp này Đồn Biên phòng Bát Mọt cũng đã đến thăm hỏi, trao quà cho ông Lang Minh Huyến ở thôn Khẹo, xã Bát Mọt - là người tham gia bảo vệ cột mốc.

Đồn Biên phòng Bát Mọt (Thường Xuân) có nhiệm vụ quản lý, bảo vệ 17,492 km đường biên giới, 9 mốc giới, cửa khẩu phụ Khẹo tiếp giáp với huyện Sầm Tớ, tỉnh Hủa Phăn (Lào).

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt tại phố Tây Sơn
17:34:26 21/11/2024
Diệu Nhi bị bắt gặp đã sinh con thứ 2?
15:24:31 21/11/2024
1 Hoa hậu và chồng ca sĩ Vbiz xác nhận đã âm thầm đón con đầu lòng
18:04:02 21/11/2024
Thêm 1 điều đặc biệt về thiếu gia Minh Đạt
19:08:04 21/11/2024
Vợ bầu của thủ môn Lâm Tây được khen khéo léo: Cực chiều bố mẹ chồng, tự tay xếp đồ cho Văn Lâm lên tuyển
15:20:19 21/11/2024
S.T Sơn Thạch bị khui lại vụ từ thiện nhưng không sao kê, netizen điểm tên thêm Lan Ngọc - Chi Dân
16:36:32 21/11/2024
Thái Trinh xúc động nghẹn ngào bên ông xã kém 6 tuổi trong lễ cưới
17:51:52 21/11/2024
Bạn gái Hồng Thanh xin lỗi, tuyên bố rút khỏi mạng xã hội
17:07:29 21/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Phá đường dây làm giả 'thẻ ngành' công an, quân đội để lừa đảo

Pháp luật

20:55:11 21/11/2024
Cơ quan công an vừa bóc gỡ đường dây chuyên làm giả thẻ ngành công an, quân đội để lừa đảo chiếm đoạt tiền của ngân hàng.

Jung Hae-in được dự đoán sẽ kết hôn ở tuổi 40

Sao châu á

20:52:48 21/11/2024
Xuất hiện với tư cách khách mời trên kênh YouTube Yong Taro vào ngày 20/11 (giờ địa phương), Jung Hae-in đã được nghe dự đoán về tương lai hôn nhân của mình.

Cận cảnh việc trục vớt chiếc xe chở rác bị rơi xuống sông ở Thừa Thiên Huế

Tin nổi bật

20:45:24 21/11/2024
Do địa hình khó khăn, để trục vớt được chiếc xe rác, lực lượng chức năng đã huy động nhiều máy móc mở đường để đưa xe cẩu vận hành đến sát bờ sông.

Bùi Khánh Linh vướng tranh cãi vì phạm lỗi nghiêm trọng khi thi Hoa hậu liên lục địa

Sao việt

20:42:20 21/11/2024
Bùi Khánh Linh cho biết cảm thấy buồn khi không có sash Việt Nam để đeo khi tham gia những hoạt động mấy ngày qua.

Nga đã phản đòn tấn công tầm xa của Ukraine, nỗi lo sợ của Kiev về thứ 'vũ khí nóng' thành hiện thực?

Thế giới

20:17:03 21/11/2024
Loại tên lửa này có tầm bắn hàng nghìn km và có thể được sử dụng để mang đầu đạn hạt nhân, mặc dù cũng có thể mang đầu đạn thông thường.

Lời nói dối đau lòng trên giường bệnh khiến bất cứ ai cũng rơi nước mắt: Hãy yêu thương gia đình khi còn có thể

Netizen

19:46:46 21/11/2024
Những ngày vừa qua, trên mạng xã hội không ngừng chia sẻ câu chuyện của bạn H.M.Q về những điều mà bạn đã vô tình chứng kiến trong bệnh viện cùng hình ảnh khiến bất cứ ai cũng nhói lòng.

Ngủ khách sạn một đêm hết hơn 200 triệu đồng vì nhầm đồng won thành nhân dân tệ

Lạ vui

19:43:10 21/11/2024
Giá thuê phòng chỉ tương đương 940 nghìn đồng nhưng cô Xiao đã trả gần 214 triệu đồng do thanh toán bằng nhân dân tệ thay vì đồng won Hàn Quốc.

Gặp lại vợ cũ sau nhiều năm ly hôn, tôi bước đến châm chọc vài câu, không ngờ lại vác mặt sưng húp trở về

Góc tâm tình

19:41:48 21/11/2024
Rồi có một hôm, cô ấy đùng đùng đi khám bệnh và mang về cái bệnh án trầm cảm. Bố mẹ Lan biết chuyện nên đến tận nơi để chất vấn.

Doãn Quốc Đam, Duy Hưng và dàn diễn viên "Độc đạo" ngậm ngùi chia tay khán giả

Hậu trường phim

19:40:11 21/11/2024
Sau khi Độc đạo kết thúc, trên trang cá nhân, các diễn viên tham gia phim có nhiều bài chia sẻ thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng.

Noo Phước Thịnh không để "bạo lực ngôn từ" làm tổn thương

Tv show

19:33:10 21/11/2024
Master of Master tập mở màn đầy cảm hứng với khách mời Noo Phước Thịnh không chỉ mang đến câu chuyện thành công, mà còn là bài học sâu sắc lòng kiên định và cách đối mặt với áp lực.

Tăng Duy Tân hứa tiết lộ nhiều "bí mật" của Tùng Dương ở concert Người đàn ông hát

Nhạc việt

19:31:14 21/11/2024
Từ TP.HCM, Tăng Duy Tân đã bay gấp ra Hà Nội để có buổi tập luyện với Tùng Dương. Cả hai đều chủ động chia câu, phân bè cho hợp lý với ca khúc song ca.