Những đứa con của Đồn biên phòng Na Ngoi
Để có tiền lo đều đặn cho “các con”, những người lính quân hàm xanh phải dành dụm những đồng lương ít ỏi của mình. Chẳng hô hào, nhưng cũng không một ai từ chối việc làm này, xem đó như trách nhiệm hơn là nghĩa vụ, người còn xung phong góp nhiều hơn.
Chúng tôi phần nào cảm nhận được ý nghĩa nhân văn của bốn chữ “ con nuôi đồn biên phòng” mà người dân ở miền tây xứ nghệ tặng cho các anh.
BĐBP giúp dân làm lại nhà
Từ lời dạy của Bác Hồ với bộ đôi biên phòng…
Khắc sâu lời dạy của Bác “ở những nơi đồng bào thiểu số, phải luôn giúp đỡ giáo dục đồng bào, làm cho đồng bào tin yêu cán bộ thì đồng bào sẽ luôn hết sức giúp đỡ, có hi sinh cho ta. Đối với những đơn vị Biên phòng hay ở các đảo, việc ấy lại càng hết sức chú ý”. Trong những năm qua Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Na Ngoi nhớ lời Bác dạy và luôn thực hiện tốt nhiệm vụ huấn luyện, phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương, nhân dân xây dựng cơ sở và biên cương vững mạnh.
Hai cháu Vi Dương Cầm và Hùa Bá Sâu
Nằm dưới chân núi nơi đại ngàn biên giới huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An là Đồn Biên phòng (ĐBP) Na Ngoi. Cuối năm, tiết trời nơi biên giới lạnh giá, những cây hoa đào “khôn” cũng đã nở. Nhưng chúng tôi cảm nhận được cái hơi ấm bởi tình quân dân giữa cán bộ chiến sỹ quân hàm xanh với đồng bào các dân tộc thiểu số.
Hình ảnh người chiến sỹ quân hàm xanh đến tận nhà khám, chữa bệnh, cấp thuốc cho người dân lúc ốm đau, sửa lại nhà cửa bị sập do mưa bão, trồng lúa, giúp dân thu hoạch… đã không còn xa lạ với đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây. Bà con dân bản vùng biên xã Na Ngoi lấy cán bộ chiến sỹ của đồn như là điểm tựa không thể thiếu nơi biên giới về an ninh Tổ quốc, về tinh thần, vật chất cũng như lúc thiên tai, đại hạn xảy ra.
… Đến “Mô hình con nuôi biên phòng”: chan chứa yêu thương
Giữa sân đồn, những người lính biên phòng đang chơi bóng chuyền. Không khí sôi nổi và hào hứng. Giữa khung cảnh ấy, 2 cậu bé ngồi quây quần bên những người lính, làm khán giả cổ vũ cho những người trong sân.
Đến khi cùng ăn cơm tối, tôi mới biết 2 cậu bé được ĐBP Na Ngoi nhận về nuôi từ tháng 9/2019. Những người lính biên phòng chăm chút, ân cần với các cậu bé như đối với con ruột của mình.
Ở ĐBP Na Ngoi
Nói về những đứa con nuôi, Thượng tá Trần Xuân Hiếu, Đồn trưởng ĐBP Na Ngoi cho biết: “Thực hiện chủ trương của Bộ tư lệnh BĐBP, Bộ chỉ huy BĐBP Nghệ An về việc khảo sát các đối tượng là các cháu người dân tộc thiểu số mồ côi cha mẹ, các cháu có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn xã Na Ngoi để nhận làm “con nuôi đồn biên phòng”, giúp các cháu có điều kiện đến trường, ổn định cuộc sống. ĐBP Na ngoi đã nhận hai cháu Vi Dương Cầm (SN 2011), trú tại bản Tằng Phăn và Hùa Bá Sâu (SN 2008), trú tại bản Phù Khả về làm con nuôi của đồn. Cả hai cháu được đưa về đồn ăn ở, sinh hoạt từ tháng 9/2019″.
Cũng như cách làm truyền thống, không nghi lễ thủ tục rườm rà, miễn là đúng đối tượng cần giúp. Cái được lớn nhất từ mô hình này không chỉ là chăm lo cho bữa ăn cho những học sinh nghèo, mà còn từng bước nâng cao kỹ năng sống, cải thiện chất lượng học tập cho các em. Trong sự đùm bọc, yêu thương của người lính, tất cả các em đều nỗ lực phấn đấu để trở thành con ngoan trò giỏi.
Video đang HOT
“Đóng quân ở vùng biên giới Việt Lào, hằng ngày tiếp xúc với người dân chúng tôi cảm nhận cuộc sống của bà con dân tộc thiểu số còn khổ cực nhưng lòng tin hướng về Đảng, Nhà nước thì rất lớn”- thượng tá Trần Xuân Hiếu nói thêm.
Được biết, cháu Vi Dương Cầm, dân tộc Thái, hiện là học sinh lớp 3; cháu Hùa Bá Sâu, dân tộc Mông, học sinh lớp 5 (trường tiểu học Na Ngoi 1, xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn). Trong đó trường hợp cháu Sầu từ khi bố chết, mẹ lấy chồng khác, cháu ở với ông bà nội từ bé, trong khi gia đình ông bà nội thuộc diện hộ nghèo. Hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nên khi được ĐBP Na Ngoi nhận làm con nuôi, Bá Sâu như cởi bỏ được nỗi ám ảnh thất học ngay từ khi chưa đi học.
Cầm và Sâu được tạo điều kiện tốt để học tập
Khi được chúng tôi hỏi về ước mơ sau này, Bá Sâu trả xúc động nói: “Nhờ có các chú BĐBP giúp đỡ, cháu và em Cầm đã bớt cơ cực hơn. Cháu sẽ cố gắng học tập để không phụ công nuôi dạy của các chú và mong ước sau này sẽ trở thành một cán bộ Biên phòng để bảo vệ biên giới thiên liêng của Tổ Quốc”
Thường thì những đứa trẻ như thế chắc chắn mất một thời gian dài để làm quen với cuộc sống mới, nhưng cả 2 cháu lại khác, bởi em đã được các chú BĐBP quan tâm và chăm lo.
Ngay sau khi trở thành con nuôi của ĐBP cả 2 cháu đã được bố trí ở chung phòng với một cán bộ biên phòng, có gường riêng, bàn ghế riêng hẳn hoi. Các cháu được bố trí ở chung một phòng với Thiếu tá Phạm Xuân Minh.
Tất cả đồ dùng của các em từ quần áo, chăn màn tới sách vở đều do họ tự tay sắm sửa. Không kể những ngày nghỉ cuối tuần, nghỉ lễ, thỉnh thoảng, các bán bộ lại thay nhau đưa các em về thôn thăm nhà.
“Đơn vị phân công, bố trí cán bộ, chiến sỹ thường xuyên kèm cặp, dạy bảo các cháu trong quá trình học tập, sinh hoạt tại đồn. Cử cán bộ quân y đơn vị thường xuyên theo dõi, chăm sóc sức khỏe cho các cháu. Ngoài thời gian học tập tại trường, khi về đồn các cháu còn được hướng dẫn cách sinh hoạt, chào hỏi, tham gia tăng gia sản xuất. Sáng dậy tập thể dục cùng đơn vị; tối đến được hướng dẫn học bài…Hai tháng đầu thấy các cháu cũng bỡ ngỡ vì chưa quen với nếp sống mới, nhưng nay đã trở thành thói quen, tham gia nhiệt tình, ăn, ở sinh hoạt như các chú trong đơn vị”- Thiếu tá Minh nhận xét.
Với cách làm phù hợp, đơn giản mà đúng đối tượng, có thể nói khúc “dạo đầu” của chương trình con nuôi ĐBP đã thực sự đi vào quỹ đạo để bản nhạc tình người tiếp tục ngân vang trên vùng biên giới.
Đảng ủy, ban chỉ huy ĐBP Na Ngoi cũng thường xuyên trao đổi thông tin với gia đình, nhà trường và chính quyền địa phương để nắm bắt tình hình học tập, sức khỏe, mối quan hệ của các cháu để có biện pháp quản lý, giúp đỡ, rèn luyện phù hợp.
Các cháu luyện tập cùng các chú BĐBP
“Thời gian nuôi dưỡng các cháu tại đơn vị tính từ lúc nhận nuôi dưỡng (tháng 9/2019- PV) đến khi học xong lớp 9 và khi học xong lớp 9, nếu các cháu tiếp tục học lên cấp ba thì đơn vị chúng tôi nhận đỡ đầu theo chương trình “nâng bước em đến trường”. Nguồn kinh phí nuôi dưỡng các cháu được trích quỹ và đóng góp tiền lương của cán bộ, chiến sỹ đơn vị. Chúng tôi cũng dùng số kinh phí này để mua sách vở, áo quần, đồ dùng học tập và nộp tiền học phí cho hai cháu”- Thượng tá Hiếu nói.
Nhận xét về học lực của hai cháu Vi Dương Cầm và Hùa Bá Sâu từ khi Đồn Biên phòng Na Ngoi nhận về làm “con nuôi”, thầy Phạm Mạnh Hùng, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Na Ngoi 1 nhấn mạnh: “Cán bộ, chiến sỹ ĐBP Na Ngoi không những hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ sự bình yên biên cương của Tổ quốc, các anh còn được xem như những người cha luôn tận tụy chăm sóc, nuôi dưỡng các cháu học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Với sự giúp đỡ của các cán bộ, từ ngày hai cháu Vi Dương Cầm và Hùa Bá Sầu đã có được cuộc sống tươi đẹp hơn và thỏa ước mơ được cắp sách đến trường. Ban Giám hiệu cũng khẳng định, có được sự tiến bộ về mọi mặt của hai em là nhờ sự giúp đỡ, dạy bảo tận tình và trách cao đầy tính nhân văn của cán bộ chiến sỹ ĐBP Na Ngoi”.
Theo viettimes
Từng mất con đầu lòng trên đường tới trường, cô giáo vẫn quyết 'gieo chữ' cho trẻ vùng cao
Từng sảy thai sau khi đi đoạn đường hàng chục cây số lên trường học, nhưng vì tình yêu trẻ, cô Nguyễn Vân Nhi vẫn quyết tâm cắm bản, bám trường.
Gần 8 năm trôi qua kể từ ngày cô Nguyễn Vân Nhi (SN 1989) quyết định lên công tác tại trường PTDT Bán trú THCS Tô Hiệu (xã Cư San, huyện M'Đrăk, tỉnh Đăk Lăk). Ngôi trường được xây dựng năm 2010 chỉ vỏn vẹn 11 cán bộ giáo viên, 4 lớp học để phục vụ cho các em học sinh người Mông, Dao theo cha mẹ di cư từ phía Bắc vào.
Nhớ lại ngày đầu tiên đi làm, cô Nhi bồi hồi. Đó là một buổi sáng tháng 2/2012, cô Nhi nhờ một thầy giáo đưa đến trường do chưa thuộc địa hình. Cả hai xuất phát từ 7h, nhưng loay hoay đến 9h mới chỉ đi được hơn nửa đường. Có những đoạn đường trơn trượt không thể lái xe máy, hai người lại xuống dắt bộ, thậm chí phải hợp sức kéo xe ra khỏi vũng lầy để đi tiếp.
Từng đi tình nguyện nhiều trong quãng thời gian làm sinh viên, nhưng chưa bao giờ cô Nhi tưởng tượng được đường đến trường học của mình lại gian nan, vất vả đến thế. Vượt quãng đường 50km lầy lội sau những ngày mưa dai dẳng, bất chấp những ổ voi ổ gà, những vũng bùn sâu hoắm trơn trượt, rồi đoạn đá lởm chởm khiến bánh xe liên tục chệch hướng, cô Nhi mới đặt được chân đến mái nhà tri thức của những đứa trẻ Cư San. Đến nơi, cô mới biết "mình còn sống".
Cô giáo Nguyễn Vân Nhi cùng những đứa trẻ Cư San. (Ảnh: NVCC)
Bằng nhiệt huyết và tình yêu thương đặc biệt dành cho những đứa trẻ đồng bào thiểu số, cô Nhi tìm cách gần gũi, chia sẻ tâm tư nguyện vọng của các em. Là giáo viên Mỹ thuật, cô luôn tìm cách khơi gợi sự sáng tạo, hứng thú cho học trò bằng những hình ảnh sinh động, những phương pháp mới.
Không những vậy, bỏ qua khác biệt về văn hóa, rào cản trong giao tiếp, ngoài giờ học cô tìm về đến nhà học trò, thăm hỏi và động viên các em cùng phụ huynh bằng một tình yêu mến đặc biệt sâu sắc.
"Tôi yêu mến mái trường vùng sâu, yêu mến người dân và mảnh đất khô cằn này, yêu mến đàn trẻ thơ có sức sống mãnh liệt nơi đây...", cô Nhi bộc bạch.
Con đường đến trường và nỗi đau của người mẹ trẻ
Tại ngôi trường mà cô nguyện gắn bó ấy, một câu chuyện tình yêu đẹp đã đơm hoa. Hai năm sau khi vào trường công tác, cô Nhi kết hôn với thầy giáo cùng trường.
Một năm sau đó, hai vợ chồng vỡ òa hạnh phúc khi biết tin Nhi mang thai. Thế nhưng khi thai kì mới 5 tuần cô có dấu hiệu dọa sảy. Dù tìm mọi cách đi điều trị khắp nơi nhưng hai vợ chồng vẫn không giữ được con.
"Tôi ân hận và dằn vặt nhiều lắm. Tôi tự trách bản thân vì gây ra lỗi lầm với con. Đó là đứa con đầu lòng của vợ chồng tôi", cô giáo trẻ mắt ngấn lệ.
Cô Nhi không cầm được nước mắt khi nhớ lại thời điểm mất đi đứa con đầu lòng.
Được sự an ủi của gia đình và đồng nghiệp, chị Nhi dần vượt qua nỗi đau, ổn định tâm lý để tiếp tục làm việc. Năm 2016, cô giáo mang bầu con thứ hai. Lần này, dù cẩn thận nhưng ở tuần thứ 5 của thai kỳ chị được biết cơ địa mình dễ bị sảy thai.
Khát khao có đứa con, chị được Ban giám hiệu tạo điều kiện nghỉ dài để không ảnh hưởng sức khỏe. Trong thời gian đó, chồng chị ở trường thay vợ hoàn thành các nhiệm vụ giảng dạy và công tác Đội. Sau 5 tháng, hai vợ chồng quyết định quay trở lại trường làm việc và ở luôn tại trường cho đến khi chị Nhi sinh.
"Cuối tuần khi đồng nghiệp về nhà hết, ngôi trường vắng tanh buồn hiu quạnh, hai vợ chồng lại động viên nhau cùng cố gắng vượt qua mọi thử thách để con khỏe mạnh", chị Nhi chia sẻ. Cuối năm 2016, gia đình trẻ chào đón một cô công chúa nhỏ.
Thế nhưng khi cô bé được 4 tháng tuổi, chị Nhi phát hiện con có những cơn co giật bất thường. Chị đưa con vào bệnh viện Nhi đồng 2 khám.
Sau xét nghiệm sàng lọc, bác sĩ kết luận con có điểm bất thường ở não bộ, gây ra các cơn co gồng mất ý thức. Nghe như vậy, tim chị đau thắt, nhưng cũng tự nhủ phải mạnh mẽ để làm chỗ dựa cho con. Qua thời gian điều trị, cô gái bé nhỏ gia đình chị Nhi đỡ nhiều.
Quãng thời gian ấy cô giáo Nhi khóc rất nhiều. Sợ ảnh hưởng đến tâm lý gia đình và học trò, cô chỉ dám khóc thầm khi đêm về. Khó khăn triền miên nhưng chưa bao giờ cô Nhi nghĩ sẽ vì điều gì mà bỏ lại học trò. Cô quyết tâm tiếp tục bám trường bám lớp, phấn đấu vươn lên, tự hứa với lòng mình sẽ không bao giờ bỏ cuộc, sẽ một lòng cống hiến hết sức mình cho mái trường vùng sâu vùng xa.
Gia đình nhỏ của cô giáo Vân Nhi. (Ảnh: NVCC)
Hiện con gái chị Nhi 3 tuổi, đang đi học mẫu giáo. Hai vợ chồng gửi con ở thị trấn, sống cùng ông bà để tiện việc đi học. Cứ mỗi cuối tuần vợ chồng lại tranh thủ chạy 50km về nhà để được ôm ấp, thơm hít, yêu thương con.
Thấy vợ vất vả, chồng chị Nhi năm nào cứ có đợt luân chuyển giáo viên cũng thuyết phục vợ về dạy gần nhà. Nhưng tình yêu, sự gắn bó với những đứa trẻ Cư San đã níu chân chị ở lại. Chị bảo, chị muốn ở nơi này, được gặp gỡ người dân và học trò. Chỉ khi nhìn họ, chị mới có năng lượng để làm việc.
Chị Nhi xót xa mỗi khi trông thấy những đứa trẻ phải ăn cơm với mắm muối dầm ớt, rau luộc, bí xào, hay "cao cấp" hơn nữa là cá khô, trứng hoặc mì tôm. Khu bán trú dành cho các em còn thiếu thốn, đó là những dãy nhà tạm bằng ván, giường cũng bằng ván, mái tôn pro-xi măng.
Thương học trò, hàng năm chị Nhi đều vận động những đợt ủng hộ, chia sẻ cho các em từ quần áo, giày dép đến sách truyện, báo và tiền để mua những vật chất, đồ dùng cần thiết cho cuộc sống như chăn, chiếu, xô, chậu.
Không những thế, năm 2019, chị vận động được số tiền 20 triệu đồng dành để mua thực phẩm đến tặng những gia đình hộ nghèo, cơ nhỡ, sửa lại nhà cho cụ già đơn thân. Đồ cũ mọi người đóng góp được các nhà hảo tâm gửi đến nhà chị, rồi hai vợ chồng lại đưa vào trường cho các em.
Cô Nhi cùng học trò vui vẻ làm đèn ông sao. (Ảnh: NVCC)
"Mọi người hào hứng chung tay cùng tôi thực hiện được khao khát giúp các em học sinh nghèo. Tôi nhớ rất rõ món quà đầu tiên mà tôi vận động được từ bạn bè đó là 100 cái mũ, 100 đôi dép mới và 100 cây bút trị giá hơn 2 triệu đồng vào thời điểm năm 2013", cô chia sẻ.
8 năm trải qua ngày 20/11 nhưng với cô giáo Nhi, món quà "đặc biệt" là ba bông hoa tự kết của cô trò lớp 7 cách đây 3 năm khiến cô không thể quên.
"Tôi xúc động lắm. Mua hoa tươi thì dễ, nhưng làm được những cành hoa từ đũa cuốn giấy, hoa được kết bằng chỉ và dây thành 3 bông, tô màu cẩn thận lại thì không dễ. Học sinh vùng cao rất ngây thơ. Chúng không biết ngày đó là ngày lễ, chỉ nghĩ đó là ngày nghỉ vì thầy cô đi mít-tinh", cô Nhi chia sẻ.
Với nữ giáo viên này, được sống với người dân nghèo, chia sẻ khó khăn với họ, được dạy dỗ và chăm sóc những đứa trẻ là học trò như con mình là hạnh phúc khó tả.
Ngày 20/11 với cô Nhi càng có ý nghĩa đặc biệt, bởi đây cũng là ngày sinh của cô. Vì vậy dịp Ngày nhà giáo Việt nam nay, dù có hay không những món quà tri ân nhà giáo Việt Nam, người giáo viên trẻ vẫn vui sướng, mãn nguyện. Bởi cô biết rằng mình lại đón thêm tuổi mới trong vòng tay của người dân và những đứa trẻ có tâm hồn trong vắt vùng đất nghèo Cư San.
Theo VTC
Tình thương nơi biên giới Nà Hỳ Hai cháu nhỏ là Tẩn Sinh Niền, học sinh lớp 8 và Phùng A Vải, học sinh lớp 7, trường Trung học cơ sở bán trú xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên gặp hoàn cảnh hết sức éo le nên định bỏ học giữa chừng. Biết được hoàn cảnh và sự ham học của hai cháu, cấp ủy, chỉ huy...