Những dòng game Nhật Bản nổi tiếng nhất mọi thời đại (Phần cuối)
Chúng ta hãy cùng tiếp tục đến với danh sách những huyền thoại của xứ sở mặt trời.
Fatal Frame
Lại là một tựa game kinh dị, tại sao đất nước Nhật Bản lại có lắm siêu phẩm thuộc thể loại này đến vậy? Thật dễ hiểu khi mà bản thân xứ sở hoa anh đào cũng góp mặt trong danh sách những quốc gia có phim ma đáng sợ nhất thế giới.
Không máu me như Silent Hill hay Resident Evil, Fatal Frame mang đến cho người chơi cảm giác “lạnh gáy” đúng chất Nhật Bản với những oan hồn trắng bệch, không chân, tóc xõa xưỡi đi lang thang trong khung cảnh ánh sáng mập mờ.
Gameplay của dòng game này có thể nói là đột phá khi vũ khí của bạn không còn là những khẩu shotgun với uy lực kinh người mà chỉ là một chiếc máy ảnh cũ kỹ cùng vài cuộn phim. Mỗi khi đối mặt với oan hồn, nhiệm vụ của bạn không còn là tiêu diệt nó càng nhanh càng tốt nữa, thay vào đó, bạn phải chờ đợi để có thể chụp được một bức hình hoàn hảo nhằm tiêu diệt ma nữ kia, đúng với tên gọi của dòng game: “Khoảnh khắc chí mạng”.
Cái chất kinh dị mà nhà sản xuất muốn gửi tới người chơi không đơn thuần là những hình ảnh rùng rợn, kích thích mạnh tới thị giác mà thay vào đó buộc chúng ta phải sử dụng trí tưởng tượng của mình, tự gây ra cảm giác sợ hãi cho chính bản thân bởi mỗi người đều có một nỗi ám ảnh, sợ hãi riêng trong sâu thẳm tâm hồn.
Pokemon
Những chú pokemon dễ thương từng làm điên đảo hàng triệu triệu bạn trẻ với bộ manga và anime cùng tên. Chính vì thế cũng không quá bất ngờ khi dòng game lấy đề tài về pokemon này lại nổi tiếng đến như vậy.
Cốt truyện của game thì quá sâu sắc, tập trung đề cao tình bạn giữa người với người, người với pokemon và pokemon với nhau, dù là thiện hay ác thì tình bạn vẫn luôn là thứ tình cảm thiêng liêng, cao quý nhất.
Kế đến chính là gameplay, yếu tố tạo nên danh tiếng cho dòng game này. Với số lượng pokemon cực kỳ đồ sộ, người chơi tha hồ mà khám phá thế giới rộng lớn trong game. Hệ thống chiến đấu theo lượt buộc game thủ phải suy tính kỹ càng trước khi ra đòn. Thêm vào đó, còn có những pokemon huyền thoại và để bắt được chúng bạn sẽ phải có những tuyệt chiêu bí mật không thể bật mí!
Video đang HOT
Contra
Đây là tựa game bắn súng nổi tiếng nhất vào thời điểm ra mắt năm 1987. Cốt truyện của game khá đơn giản, 2 chàng lính biệt kích Bill “chó điên” và Lance “bọ cạp” có nhiệm vụ phải tiêu diệt tổ chức khủng bố Red Faction và lũ Alien đang âm mưu thống trị trái đất.
Gameplay của dòng game này cũng đơn giản không kém cốt truyện nhưng lại được xem là vô cùng hoàn chỉnh vào thời bấy giờ. Người chơi chỉ phải làm 3 công việc là chạy, nhảy và bắn nhưng cũng giống như Mario, việc này đòi hỏi một kỹ năng điêu luyện vì chỉ cần ăn một viên đạn là game thủ sẽ “chầu trời”
Nhà sản xuất còn thêm vào hệ thống vũ khí khá đa dạng cùng những trận đấu trùm khá hấp dẫn ở cuối mỗi màn chơi. Mỗi con trùm đều có ưu và nhược điểm khác nhau, buộc người chơi phải tự tìm ra cách đánh hiệu quả. Chính điều này đã làm Contra nổi bật hơn hẳn với các tựa game cùng thời.
Tekken
Tekken cũng là một trong những tựa game đối kháng vô cùng nổi tiếng đến từ xứ sở hoa anh đào.Điều làm nên tên tuổi cho dòng game này chính là hệ thống chiêu thức đẹp mắt và khá khó để sử dụng.
Nếu như ở những tựa game đối kháng khác, hầu như nhân vật nào cũng sẽ có một chiêu thức rất dễ luyện kiểu “tiến-tiến-đấm”… thì ở Tekken lại khác, các chiêu thức yêu cầu một tổ hợp phím khá phức tạp và mỗi nhân vật lại không giống nhau, do đó người chơi sẽ phải tập luyện nhiều để biết được tất cả các chiêu thức.
Bên cạnh đó, như đã nói ở trên, Tekken là một trong những game đối kháng 3D đầu tiên nên vào thời điểm ra mắt, đồ họa của game đã gây được ấn tượng mạnh với đa số người chơi do tạo hình nhận vật mới lạ và bắt mắt.
Legend of Zelda (Zelda)
Để kết thúc danh sách dài kì lần này, tôi xin đưa ra một tượng đài trong làng game Nhật Bản cũng như trên toàn thế giới: Legend of Zelda.
Đây là dòng game có cùng cha đẻ với huyền thoại Mario, nhà thiết kế game tài ba Shigeru Miyamoto. Cả hai trò chơi đều có chung cốt truyện là anh hùng giải cứu công chúa nhưng lại đi theo hai hướng hoàn toàn khác nhau. Nếu Mario đi theo dạng platform thì Zelda lại chọn cho mình hướng đi theo thể loại phiêu lưu – nhập vai 3D.
Có thể nói vào thời bấy giờ, hướng phát triển của Zelda là vô cùng táo bạo, người chơi sẽ phải tự tìm đường đi cùng với hệ thống nâng cấp sức mạnh khá phá cách. Thế nhưng, thực tế đã chứng minh hướng đi đó là đúng khi giờ đây, Legend of Zelda được coi là một trong những dòng game nổi tiếng nhất mọi thời đại.
Lời kết
Những dòng game kể trên chỉ là một phần trong số rất nhiều những dòng game nổi tiếng của xứ sở hoa anh đào, để có thể liệt kê toàn bộ thì chúng ta sẽ phải tốn không ít thời gian nên tôi xin mạn phép đưa ra một vài cái tên nổi bật dựa trên ý kiến đánh giá khách quan của cộng đồng game thủ cũng như những trang game uy tín.
Dĩ nhiên danh sách trên vẫn chưa thể coi là hoàn hảo và cũng khó có thể thỏa mãn tất cả mọi người, lý do đơn giản là bởi bất cứ ai đã có tuổi thơ gắn bó với game Nhật thì đều sẽ có một danh sách cho riêng mình?
Theo Bưu Điện Việt Nam
Burnout Crash - Hung thần xa lộ
Nếu bạn cảm thấy ùn tắc như hiện tại là chưa đủ, hãy đến với Burnout Crash.
Series game Burnout cuối cùng cũng quay trở lại sau 3 năm vắng bóng. Các fan hâm mộ của dòng game này sẽ hoàn toàn được thỏa mãn khi phiên bản tiếp theo có tên là Burnout Crash sẽ tập trung vào khía cạnh phá hoại, điều làm series này khác xa so với những người tựa game cũng loại với chủ đề về xe cộ.
Phiên bản Burnout này sẽ có sự thay đổi về góc nhìn, từ góc nhìn thứ 3 chuyển sang góc nhìn từ trên cao, nên người chơi sẽ bao quát được công việc phá hoại giao thông của mình một cách tốt hơn?!
Đúng như tên gọi của trò chơi, bạn sẽ phải phá hoại mọi thứ trên màn hình, gây ra những vụ tắc đường, tai nạn giao thông khủng khiếp để chiến thắng, nếu để 5 chiếc xe còn nguyên vẹn chạy thoát thì xem như bạn thua. Vậy là bạn đã nắm rõ nhiệm vụ của mình, rất đơn giản nhưng để làm được điều đó thì lại chẳng đơn giản chút nào.
Cái khó đầu tiên là bạn không được phép di chuyển chiếc xe của mình, vậy phải làm sao để có thể gây ra ách tắc giao thông khi mà không được phép lái xe tông vào xe khác? Đừng lo, bạn không được lái xe nhưng bạn được phép gây ra những vụ nổ nhỏ và chiếc xe của bạn sẽ bắn lên trời, khi đó người chơi sẽ được phép điều khiển hướng bay của chiếc xe.
Vấn đề tiếp theo cần quan tâm đó là nếu cứ đâm loạn xạ như vậy, nhỡ chiếc xe bị nổ thì sao? Yên tâm đi, trong game, chiếc xe của bạn là "thần sức mạnh", không gì có thể làm trầy xước nó và chỉ cần 1 hit là những chiếc xe đang chạy băng băng sẽ bốc hỏa. Thêm vào đó, những chiếc xe đang di chuyển mà đâm phải những chiếc xe đang bốc cháy thì sẽ phải chịu chung số phận, đúng kiểu hiệu ứng domino.
Đến đây thì bạn lại đặt ra câu hỏi: nếu cứ chỉ đâm mãi như vậy thì có lẽ hơi nhàm chán? Đừng nghĩ nhiều, nhà sản xuất đã tính toán cả rồi. Trong game sẽ có vô số những màn chơi với địa hình khác nhau đi kèm với độ khó tăng dần. Càng về sau, những con đường được "quy hoạch" càng hoàn hảo và việc để gây ra ùn tắc là vô cùng khó.
Ngoài ra bạn còn được cung cấp 3 chế độ chơi là Road Trip, Rush Hour và Pile Up. Road Trip là chế độ chơi cơ bản của game, tại đây người chơi sẽ phải gây ra đủ số vụ tông xe theo yêu cầu.
Trong khi đó, Rush Hour là chế độ chơi theo thời gian, trong một khoảng thời gian nhất định bạn phải phá hủy càng nhiều thứ càng tốt. Và cuối cùng là Pile Up, chế độ thực hiện combo, bạn phải liên tục gây ra những vụ nổ trong vòng 5 lượt kế tiếp.
Ở mỗi màn chơi còn có những yêu cầu riêng được đưa ra để thử thách người chơi, cứ mỗi yêu cầu đạt được thì người chơi sẽ được tặng 1 sao và khi tích lũy đủ số sao cần thiết thì bạn sẽ mở khóa thêm một tính năng thú vị mới.
Gameplay của Burnout Crash nhìn chung được làm khá tốt, rất đúng với phong cách phá hoại của dòng game này. Tuy nhiên phần âm thanh dường như không được ổn cho lắm, đặc biệt là khâu lồng tiếng. Nhân vật lồng tiếng cứ liên tục la hét, gào rú điều này đôi khi làm người chơi cảm thấy bị phân tâm và khó có thể tập trung vào trò chơi.
Tóm lại, mặc dù vẫn còn tồn tại một vài lỗi nhỏ xong Burnout Crash đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình khi mang đến một phong cách phá hoại đường phố rất đã tay. Dĩ nhiên, những hành động trong game chỉ mang tính giải trí, nghiêm cấm thử nghiệm ngoài đời dưới mọi hình thức...
Theo Game Thủ
Đại chiến sâu bọ trong Worms: Ultimate Mayhem Đây là bản remake của Worm 3D và Worm 4: Mayhem. Kể từ khi ra đời vào năm 1995 đến nay, dòng game Worms vẫn trung thành với gameplay truyền thống của mình mà không hề có sự thay đổi nổi bật nào, trừ việc được "lột xác" từ đồ họa 2D cũ kĩ sang 3D với phiên bản Worms 3D. Team 17...