Những đồ nên ăn để đối phó với ‘bão’ sốt xuất huyết
Dịch sốt xuất huyết đang lan rộng, bạn có thể chuẩn bị chế độ dinh dưỡng cho gia đình để phòng tránh hoặc điều trị bệnh.
Nên ăn gì
Khi đã nhiễm bệnh hoặc khi cần phòng bệnh thì các loại thực phẩm, thức uống này cần được phải tiêu thụ nhiều hơn so với cơ thể khoẻ mạnh.
Hoa quả, nước ép rau củ
Rau củ, hoa quả đều tốt cho bệnh nhân sốt xuất huyết lẫn người đang phòng bệnh. Khi chưa nhiễm bệnh bạn có thể ăn trực tiếp còn khi đã sốt cao, ăn uống khó khăn thì có thể thay thế bằng nước ép. Nước rau ép, hoa quả ép nguyên chất có thể cung cấp những dưỡng chất cơ bản cho quá trình điều trị hay ngừa bệnh, cần tăng hệ hiếm dịch. Trong đó, ưu tiên dâu tây, ổi, kiwi, đu đủ…
Điều quan trọng nhất khi đã nhiễm bệnh đó là phải uống thật nhiều nước. Khi bị sốt xuất huyết thường xuyên sốt cao kéo dài làm cho bệnh nhân dễ bị mất nước, cùng với triệu chứng mệt mỏi, kém ăn, kém uống lại càng gây mất nước thêm. Trẻ em dưới 5 tuổi cần uống 0,5-1 lít/ngày, trên 5 tuổi 1,5-2,5 lít/ngày còn người lớn phải uống 2-3 lít/ngày.
Bạn cũng có thể uống nước cam bởi nước cam chứa nhiều năng lượng và vitamin, có thể giúp tiêu hóa, làm tăng lượng nước tiểu và tăng cường kháng thể giúp phục hồi nhanh. Người chưa bị bệnh uống nước cam có thể tăng sức đề kháng.
Video đang HOT
Bệnh nhân sốt xuất huyết cũng nên uống nhiều nước dừa để bổ sung chất điện giải, chất khoáng bị mất do cơ thể mất nước.
Cháo, súp
Bệnh nhân bị sốt xuất huyết thường không thích hợp để ăn những thực phẩm rắn. Trong trường hợp này, hãy ăn những món súp hoặc cháo mềm, nấu cùng các loại thực phẩm bồi bổ như thịt bò, bí đỏ, khoai lang, nhân sâm hay một số loại thuốc bắc…
Không nên ăn gì
Đồ ăn nhiều gia vị và dầu mỡ
Các loại thực phẩm nhiều gia vị và dầu mỡ khiến cho bệnh nhân sốt xuất huyết phục hồi chậm, gây ra tình trạng khó tiêu, tình trạng sốt có thể trở nên trầm trọng thêm.
Thực phẩm sẫm màu
Người bệnh sốt xuất huyết rất dễ bị xuất huyết (chảy máu), do đó nên kiêng ăn uống bất kỳ loại thực phẩm nào có màu đỏ, nâu, đen trong suốt giai đoạn theo dõi bệnh. Lý do là để loại trừ trường hợp khi bạn bị nôn ói, sẽ phân biệt được đâu là máu, đâu là màu của đồ ăn. Việc này quan trọng trong quá trình theo dõi bệnh.
Đồ cay, nóng
Khi bị sốt xuất huyết, sức đề kháng của cơ thể bệnh nhân bị giảm và năng lượng bị hao hụt nhiều. Những đồ ăn cay, nóng như gừng, ớt, mù tạt… sẽ làm tăng nhiệt trong cơ thể. Điều này không chỉ khiến cho bệnh thêm nặng mà còn ảnh hưởng đến sự hồi phục của bệnh nhân bị sốt.
Trứng gà
Trứng gà có rất nhiều protein, tạo ra lượng nhiệt lớn, làm tăng thân thiệt của người bị sốt, nhất là trẻ em. Do vậy sốt càng cao và lâu khỏi.
Trà
Mặc dù trà có tác dụng thải độc nhưng khi đã bị sốt, bạn không nên uống nhiều trà, đặc biệt là trà đậm đặc bởi nó làm cho não bị kích thích, tăng huyết áp, tăng nhiệt cơ thể. Bệnh nhân uống sẽ làm giảm hoặc mất tác dụng của thuốc hạ sốt.
Mật ong, đồ uống ngọt
Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh không nên uống nước soda, bất kỳ loại nước ngọt đóng chai, mật ong và các loại đường tự nhiên khác. Việc tiêu thụ đường sẽ khiến cho quá trình diệt khuẩn chậm chạp hơn, bệnh càng trở nên nặng, lâu khỏi.
Rượu, bia, caffein, thuốc lá
Người bị sốt xuất huyết cần giảm lượng caffeine, tránh uống rượu và ngừng hút thuốc vào thời điểm này. Người chưa bị nhiễm bệnh khi uống nhiều bia rượu có thể hút muỗi hơn, gia tăng nguy cơ nhiễm bệnh.
Hà Nguyên tổng hợp
Theo Ngoisao.net
Dịch sốt xuất huyết bùng phát ở Hòa Bình
Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Hòa Bình cho biết, đến thời điểm này toàn tỉnh đã có 60 ca nhiễm sốt xuất huyết. 8/11 huyện và thành phố của tỉnh có người bị nhiễm sốt xuất huyết.
Theo báo cáo của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Hòa Bình, địa bàn có nhiều người bị nhiễm bệnh nhất là huyện Kim Bôi (26 người), TP.Hòa Bình (13 người)...
Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Hòa Bình đã khuyến cáo tới các địa phương cần tích cực phòng bệnh sốt xuất huyết.
Bà Trần Thị Ái Hương, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Hòa Bình, cho biết: Trong số 60 người mắc bệnh sốt xuất huyết có một số người đang ở nơi khác nhưng có báo về với gia đình tình trạng sức khỏe của bản thân nên Trung tâm vẫn đưa vào danh sách tổng hợp thông tin.
Trước thực trạng trên, Trung tâm Y tế dự phòng cũng ra thông báo tới các địa phương cần đề phòng và tích cực phòng, chống, chữa bệnh cho bản thân, gia đình và mọi người xung quanh. Người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau: Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng. Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng, bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.
Ngoài ra khi đi ngủ cần phải mắc màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày. Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị, không tự ý điều trị tại nhà.
Theo Danviet
Lợi ích tuyệt vời của lá ổi Lá ổi chứa các hợp chất dược liệu nên có rất nhiều tác dụng trong hỗ trợ điều trị cũng như ngăn ngừa một số bệnh. Ảnh: Minh Khôi Ngừa tiểu đường. Theo kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Yakult tại Nhật Bản, trà lá ổi có thể làm giảm lượng đường trong máu ở bệnh nhân tiểu đường bằng cách...