Những điều tân du học sinh cần tránh
Để có được quá trình học tập tốt, du học sinh nên ghi nhớ không phạm phải những sai lầm.
Để giúp các bạn lần đầu đi du học tự tin hơn khi một mình bước vào môi trường học tập mới, Thái Phương – một du học sinh đã 3 năm du học tại Mỹ sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm được tích lũy từ chính những trải nghiệm của mình.
Khi bước sang một môi trường hoàn toàn mới, các bạn du học sinh có thể bị choáng ngợp và hoang mang không biết nên làm gì và cần tránh điều gì. Bởi vậy, để có thể thuận lợi bước vào năm học mới, bạn nên ghi nhớ không phạm phải những sai lầm sau đây.
Không chú ý đến chỉ dẫn sức khoẻ của trường
Việc trở thành tân sinh viên là điều khiến bạn cảm thấy háo hức nhưng đừng quên những hướng dẫn bảo vệ sức khoẻ cuả trường, nhất là trong thời gian dịch COVID-19 đang bùng lên.
Nhiều trường thậm chí yêu cầu sinh viên phải nhớ giữ giãn cách xã hội và luôn giữ thói quen đeo khẩu trang để bảo vệ bản thân và những người xung quanh, đồng thời đưa ra lời khuyên tập thể thao để cải thiện sức đề kháng.
Cố tự xoay sở vấn đề một mình
Nếu gặp khó khăn, rắc rối với lớp học bạn nên trao đổi với giáo sư hoặc chuyên viên hướng dẫn ngay lập tức. Nếu gặp áp lực mệt mỏi, ở trường học luôn có tư vấn viên.
Bởi vậy bạn không nên né tránh việc hỏi xin sự giúp đỡ, hay sợ bị đánh giá và làm phiền người khác. Trường đại học luôn quan tâm sinh viên và đặc biệt là sinh viên năm nhất, thậm chí đầu tư cả trung tâm chăm sóc sức khoẻ tinh thần của sinh viên.
Trì hoãn trong mọi việc
Video đang HOT
Lên kế hoạch cho bản thân để thoát khỏi sự trì trệ
Việc chần chừ thực hiện ngay các công việc cần làm có thể dẫn bạn đến hậu quả như nộp trễ bài tập, căng thẳng khi đến hạn chót và sức khoẻ, khả năng ăn uống suy giảm. Đây là thói quen xấu thường gặp ở bất cứ sinh viên nào, và đặc biệt bị đánh giá thấp khi đi làm tại các công ty.
Bởi vậy, bạn cần bỏ ngay thói quen “để mai tính” này và bắt tay vào các việc cần làm lập tức. Tốt hơn hết bạn nên có thời gian biểu và lên lịch trình, đặt hạn chót từng khung giờ cho mỗi công việc của bản thân để có thể đảm bảo luôn đạt được kết quả tốt đúng hạn.
Trốn tiết khoá học
Việc đi học chăm chỉ và làm bài tập đầy đủ không phải là việc dễ dàng, nhất là với du học sinh còn phải đối mặt với nhiều nỗi lo trong cuộc sống.
Tuy nhiên bạn phải nhớ rằng mục đích chính của việc đi du học là học hỏi kiến thức và được công nhận năng lực bởi cơ sở giáo dục đào tạo hàng đầu thế giới, hơn nữa dù có đạt học bổng thì chi phí để học tại Mỹ cũng rất cao.
Việc bỏ học hoặc trốn tiết có thể gây ra hệ luỵ khó lường, điểm số giảm sút hoặc nghiêm trọng hơn là bị đánh trượt khoá học đó.
Trung bình một môn bạn rớt có thể tiêu tốn đến hàng nghìn đô la Mỹ để học lại. Không chỉ vậy, đối với các sinh viên quốc tế theo diện học bổng, bạn có thể bị từ chối học tiếp và quay trở vì nước vì có những trường đưa ra điều kiện sinh viên đạt học bổng không được trượt môn.
Thường xuyên thức khuya
Thức khuya về lâu dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ
Trong một tuần, bạn chỉ có 168 tiếng và cần ít nhất là 56 giờ đồng hồ để ngủ để có thể giữ sức khoẻ và phục hồi năng lượng. Thức khuya về lâu dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chính cơ thể bạn và cả khả năng học tập, lao động.
Việc uống đồ uống tăng lực hay cà phê chỉ là giải pháp tạm thời để giúp bạn tỉnh táo, nếu dùng lâu dài thì các chất trong loại đồ uống này sẽ gây tác dụng phụ khiến cơ thể mệt mỏi và căng thẳng, khả năng ghi nhớ kém đi.
Quá tải trong việc đăng ký học và tham gia hoạt động
Là một sinh viên tại môi trường năng động như Mỹ, bạn không nên quá trầm lắng và không tham gia hoạt động gì. Tuy nhiên việc cố nhồi nhét học thật nhiều môn hay cố gắng tham gia nhiều hoạt động ngoại khoá hết sức có thể lại là một phương án tồi.
Nhiều sinh viên chia sẻ rằng khi mới vào năm học, họ quá hào hứng và đăng kí thật nhiều môn học hoặc câu lạc bộ mà không để ý thời gian biểu của bản thân.
Hệ quả dẫn đến cho cả hai trường hợp là một bên chỉ có thời gian để học và làm bài tập, không thể phát triển quan hệ xã hội, bên còn lại thì thiếu thời gian để chăm chút cho bài tập trên lớp. Trường hợp tệ hơn bạn sẽ bị thiếu ngủ và mệt mỏi vì không đủ thời gian lo hết các môn học và hoạt động đã đăng ký.
Ngoài ra, vẫn còn rất nhiều kinh nghiệm mà tân sinh viên cần biết sẽ được chia sẻ trong phần tiếp theo, độc giả hãy cùng theo dõi để có một năm học mới tại Mỹ thật suôn sẻ và hiệu quả.
Nhà nghèo có du học Nga được không?
Hạ Trâm, nickname Lianya Tran - du học sinh Việt tại Nga, thành viên của "Du học Y khoa Nga". Cô cũng là thành viên Hội sinh viên Việt Nam tại châu Âu đã chia sẻ kinh nghiệm du học dành cho "con nhà nghèo".
Lianya Tran cho biết: "Có cơ hội đi du học là niềm vinh hạnh và may mắn đối với mỗi du học sinh, bởi đi ra nước ngoài không chỉ tiếp thu kiến thức mà còn trải nghiệm được rất rất nhiều điều mới mẻ. Trước giờ mọi người thường nghĩ đi du học là gia đình phải có điều kiện, phải học rất giỏi..., nhưng theo mình thấy đó chỉ đúng một khía cạnh nào đấy. Hiện, chính phủ Việt Nam cấp rất nhiều suất học bổng toàn phần, đặc biệt là Nga cho các bạn trẻ có thêm nhiều cơ hội học tập ở nước ngoài".
Theo đó, Lianya Tran chia sẻ về học bổng hiệp định. Học bổng này sẽ giúp ích cho các bạn trẻ không có điều kiện về kinh tế vẫn có cơ hội du học.
Học bổng hiệp định là các suất học bổng được thực hiện dựa trên mối quan hệ các nước với nhau nhằm giúp sinh viên Việt Nam có thể tiếp cận với tiến bộ. Học bổng diện hiệp định có 2 loại là học bổng 2 phía, tức là học bổng của Nga và Việt Nam; và học bổng 1 phía là học bổng được cấp từ chính phủ Nga.
Hàng năm chính Phủ Nga sẽ cấp khoảng hơn 900 học bổng cho công dân Việt Nam đi đào tạo ở Nga theo các trình độ từ Đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ.
Học bổng này dành cho các đối tượng: Sinh viên của các học viện, Đại học hệ chính quy có kết quả THPT và điểm học kỳ năm thứ 1 từ 7.0 trở lên; Học sinh đang học lớp 12 đạt giải kỳ thi quốc gia và có kết quả THPT từ 7.0 trở lên.
Học sinh đang học lớp 12 đã đạt giải kỳ thi Olympic do Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tổ chức và có kết quả học kỳ 1 lớp 12 từ 7.0 trở lên.
Học bổng diện hiệp định không được xét tuyển học bổng này: Từng được Bộ GD&ĐT cử đi học ở nước ngoài nhưng không hoàn thành khóa học tức là đã đi học theo diện hiệp định này nhưng bị thôi học giữa chừng; Đã được tuyển chọn đi du học nhưng không đi học vì lý do cá nhân; Không đủ sức khỏe để học tập tại nước ngoài; Lợi ích nhận được học bổng là gì?
Chính phủ Nga sẽ miễn phí học phí trong quá trình học và hàng tháng sẽ cấp học bổng từ 30 đến 50 đô. Còn về phía Việt Nam, họ sẽ cấp vé máy bay lượt đi lượt về, phí đi lại và hàng tháng sẽ cấp học bổng cho các bạn khoảng 420 đô. Như vậy, một tháng các bạn sẽ nhận được khoảng hơn 450 đô từ 2 phía chính phủ.
Ở Nga, sinh viên chỉ cần có 100 đến 150 đô là có thể sinh hoạt và học tập. Sinh viên sẽ ở ký túc xá của trường. Thông thường, tiền ký túc xá khoảng từ 15 đến 40 đô tùy từng địa phương ở Nga.
Như vậy, với dạng học bổng này, ứng viên dù không có điều kiện về kinh tế cũng có thể du học chỉ cần học lực giỏi, xuất sắc và có mục tiêu phấn đấu sẽ có cơ hội được học tập ở xứ xở Bạch Dương.
Tiến sĩ Việt dạy đại học ở Úc: 'Việt Nam có thể xuất khẩu giáo dục' Dù đang là giảng viên tại Đại học Deakin (Úc), các nghiên cứu của GS.TS Trần Thị Lý phần nhiều vẫn hướng về Việt Nam. Nữ giảng viên Việt ở ngôi trường uy tín nước Úc GS.TS Trần Thị Lý được biết tới là nhà nghiên cứu tiềm năng của Hội đồng Nghiên cứu Khoa học Úc. Chị có một "gia tài đồ...