Những điều nên biết trước khi tiêm filler
Tiêm filler được nhiều người ca ngợi là biện pháp làm đẹp nhanh chóng, giúp thay đổi diện mạo và đẩy lùi tuổi tác. Nhưng “đời không như là mơ”…
Công nghệ tiêm filler đang trở thành trào lưu làm đẹp mới tuy nhiên nó có thể không mang lại kết quả như mong đợ. Điều cần làm là tìm hiểu những thông tin thực tế để xác định được mục tiêu và chuẩn bị tốt trước khi tìm kiếm những cơ sở uy tín.
Không phải bác sĩ nào cũng có thể tiêm filler cho vùng dưới mắt
(Ảnh: thevictoriancosmeticinstitute)
Filler có thể được dùng để tiêm vào vùng da dưới mắt, làm đầy những vùng da bị trũng sâu vốn là nguyên nhân khiến gương mặt bạn không được trẻ trung. Trước đây, phương pháp thẩm mỹ thường được sử dụng là tiêm mỡ tự thân, nhưng giờ thì xu hướng chuyển sang filler (chất làm đầy).
Tuy nhiên, vùng da dưới mắt là khu vực nhạy cảm, đòi hỏi tay nghề cao. Kể cả những bác sĩ đã có kinh nghiệm tiêm filler nhiều năm, nhưng không chuyên về vùng da dưới mắt thì bạn cũng chưa nên yên tâm. Nếu bạn thấy người thân, bạn bè của mình đã tiêm filler vùng mắt thành công thì có thể tham khảo bác sĩ đã thực hiện ca đó.
Tiêm filler không đau
(Ảnh: lipinjectionsmelbourne)
Một ca tiêm filler được thực hiện đúng quy trình thì bạn sẽ được gây tê và không cảm thấy gì cả, nên không sợ đau. Bệnh nhân được thoa kem gây tê ngoài da khoảng 20 phút trước khi tiêm. Đối với ca tiêm filler làm dày môi, thì bệnh nhân còn được ngậm thêm miếng đệm để không ảnh hưởng đến răng lợi.
Nếu bạn chọn tiêm HA (hyaluronic acid) làm chất filler, thì có tác dụng rất nhanh, nên quá trình tiêm filler khá thoải mái, dễ chịu. Vì thế, nếu bạn thấy đau, rất có thể quá trình tiêm filler đã sai sót. Đây chính là tầm quan trọng của việc tìm kiếm những cơ sở tiêm filler uy tín, vừa đảm bảo an toàn, vừa giúp bạn không phải chịu đau đớn, bất tiện.
Tiêm filler không “gây nghiện”
(Ảnh: brasizemeasurements)
Video đang HOT
Sau khi tiêm filler, không có bất cứ lý do gì khiến bạn bắt buộc phải tiêm filler lần thứ hai. Từ “gây nghiện” ở đây chỉ mang nghĩa tương đối, có thể là khi tác dụng của filler mất đi, bạn lại muốn mình tiếp tục xinh đẹp và lại tiêm thêm để kéo dài tác dụng mà thôi.
Chất filler phổ biến hiện nay là HA thường có tác dụng từ 6 tháng đến 2 năm, sau đó có thể tan dần tự nhiên vào cơ thể, không để lại hậu quả hay di chứng gì, có thể kích thích collagen tăng trưởng thêm một chút xíu (không đáng kể). Việc ai đó trở thành “nô lệ” của thủ thuật tiêm filler chỉ là vấn đề tâm lý mà thôi.
Tiêm filler không “lộ”
(Ảnh: asiancosmeticsurgery)
Gần đây, rất nhiều ngôi sao, ca sĩ, người đẹp khiến công chúng phải chú ý vì gương mặt biến dạng, sưng phù sau khi tiêm filler. Thực chất, đây chỉ là hậu quả của những ca tiêm filler không thành công, bác sĩ đã tiêm quá lượng cần thiết, thậm chí tiêm sai vị trí. Một số người thực chất đã tiến hành phẫu thuật cấy sụn hoặc silicone nhưng lại nói dối là tiêm filler, cũng khiến người khác hiểu lầm là tiêm filler dễ khiến mặt mất vẻ tự nhiên.
Để đạt được hiệu quả tự nhiên nhất khi tiêm filler, trước khi tiến hành tiêm, bạn không chỉ cần tìm hiểu về độ uy tín, tay nghề của bác sĩ, mà còn nên thảo luận thẳng thắn, yêu cầu được tiêm vừa đủ, sao cho cân đối giữa các đường nét trên gương mặt.
Tiêm filler tạm thời và tiêm filler vĩnh cửu
(Ảnh: myfacemybody)
Bạn đừng nghĩ rằng tiêm filler vĩnh cửu sẽ khiến gương mặt bạn đẹp mãi mãi. Cơ thể bạn vẫn sẽ lão hóa tự nhiên, khiến cấu trúc xương thay đổi và mô dưới da cũng thiếu độ căng, đàn hồi. Thậm chí, chất filler vĩnh cửu sẽ khiến gương mặt bạn mất đi vẻ tự nhiên so với tuổi thật, giống như tượng sáp vậy.
Đến nay, các chuyên gia vẫn đánh giá cao chất filler tạm thời như HA, thay vì các loại chất filler vĩnh cửu. Tính chất tạm thời cũng là cái hay của việc tiêm filler, vì bạn có thể giữ được tính linh hoạt, thay đổi đường nét trên gương mặt tùy thuộc vào sở thích, tính cách hay trào lưu của từng thời kỳ.
Filler không giải quyết được mọi nếp nhăn
(Ảnh: blogspot)
Không nên nhầm lẫn chất filler với các chất như Botox hay Xeomin. Filler, đúng như cái tên của nó, có chức năng làm đầy những vùng da bị hõm, hoặc tăng thêm độ đầy đặn cho những vùng da bị xẹp. Filler chỉ có thể làm mờ những nếp nhăn siêu nhỏ, và cũng chỉ có những bác sĩ tay nghề cực cao mới có thể xử lý yêu cầu này. Nếu muốn làm mờ những nếp nhăn lớn, lộ rõ trên gương mặt, bạn phải dùng Botox, vì đây là chất giúp làm yếu những vùng cơ gây ra nếp nhăn trên mặt, đồng thời cũng làm giảm khả năng biểu cảm của gương mặt (gây ra hiện tượng “mặt đơ”).
Theo Emđep
Những biến chứng nhớ đời khi tiểu phẫu thẩm mỹ không an toàn
Cắt mí mắt, tiêm đầy môi tuy chỉ là tiểu phẫu nhưng vẫn có thể để lại biến chứng đáng sợ nếu thực hiện tại các cơ sở thẩm mỹ kém chất lượng.
Đôi môi đầy đặn là xu hướng hot nhất năm 2016. Rất nhiều bạn trẻ đã tìm tới phương pháp tiêm chất làm đầy (filler) để có làn môi căng mọng như ý. Trái ngược với lời quảng cáo tiêm filler an toàn tuyệt đối, không hề đau đớn, bạn hoàn toàn có thể phải đối mặt với những biến chứng như môi sưng phồng, thiếu tự nhiên...
... hay biến dạng tới khó coi như thế này.
Ngôi sao truyền hình người Mỹ, Farrah Abraham, chia sẻ hình ảnh cặp môi sưng vều sau phẫu thuật tiêm làm đầy môi để cảnh tỉnh những bạn gái ham làm đẹp.
Nếu sử dụng các chất làm đầy kém chất lượng, bạn có thể phải đối mặt với tình trạng mưng mủ, lở loét nghiêm trọng.
Phẫu thuật tạo má lúm là tiểu phẫu rất được ưa chuộng thời gian gần đây. Chi phí cho một ca phẫu thuật tạo má lúm tại các bệnh viện thẩm mỹ uy tín dao động từ 2 - 5 triệu đồng. Tuy nhiên, một số cơ sở thẩm mỹ lại quảng cáo tiểu phẫu tạo má lúm với mức giá chỉ vài trăm nghìn đồng.
Ham làm đẹp giá rẻ, nhiều cô gái đã phải gánh chịu hậu quả nặng nề.
Viêm nhiễm, sưng tấy, dẫn đến hoại tử, khiến khuôn mặt biến dạng là những biến chứng có thể gặp phải khi thực hiện phẫu thuật tại các cơ sở kém chất lượng.
Nhấn mí mắt là tiểu phẫu thẩm mỹ rất được ưa chuộng tại các nước châu Á. Kỹ thuật tạo mí mắt khá đơn giản, bác sĩ chỉ cần cắt bỏ phần da thừa, tạo liên kết giữa cơ nâng mắt và da bằng các mũi khâu rời giúp tạo mí mắt, sẹo che giấu khéo léo dưới nếp mí, không lộ ra ngoài.
Tuy nhiên, nếu không may gặp phải bác sĩ tay nghề kém, thao tác không chính xác, bạn có thể sẽ phải chung sống với đôi mắt sưng húp như thế này.
Đường nhấn mí không đúng kỹ thuật chỉ tạo thành những chấm nhỏ trên bầu mắt chứ không thể tạo thành nếp gấp mí tự nhiên.
Xăm lông mày là phương pháp làm đẹp khá lâu đời, được rất nhiều chị em ưa chuộng. Từ các bạn gái tuổi teen tới các quý bà, quý cô đều tìm tới phương pháp này để có hàng chân mày như ý.
Xăm lông mày là phương pháp thẩm mỹ đơn giản, ít nguy hiểm hơn nhiều so với các tiểu phẫu cắt mí mắt hay bơm môi nhưng không vì thế mà không để lại biến chứng gì. Một cô gái người Trung Quốc đã chia sẻ hình ảnh hàng lông mày bong tróc rất khó coi sau khi xăm lông mày.
Nếu bị dị ứng thuốc xăm, bạn có thể bị sưng phồng mắt như thế này.
Tương tự, xăm môi cũng có thể để lại sẹo nguy hiểm nếu kỹ thuật viên tay nghề kém.
Theo ngôi sao
4 người đẹp vướng nghi vấn tiêm filler vì đôi môi căng mọng bất thường Tiêm chất làm đầy (filler) giúp đôi môi đầy đặn, quyến rũ hơn chỉ sau vài phút. Hoa hậu Kỳ Duyên Đôi môi căng mọng bất thường của Kỳ Duyên làm dấy lên nghi án dao kéo. Trong lần tái xuất gần đây, Hoa hậu Kỳ Duyên xuất hiện với đôi môi sưng mọng bất thường làm dấy lên nghi án cô đã...