Những điều kỳ thú khi tham quan Bãi Đá Cổ Thạch
Bãi đá Cổ Thạch là điểm đến hấp dẫn cho những ai muốn đi tour du lịch Phan Thiết. Ở đây bạn sẽ được trải nghiệm với bãi tắm đẹp kết hợp những bãi đá nhấp nhô trên dòng nước biển xanh biếc lung linh huyền ảo cùng viên đá đa dạng nhiều màu sắc với đủ kích cỡ khác nhau.
Cùng khám phá vẻ đẹp của bãi đá Cổ Thạch ở dưới đây!
Bãi đá Cổ Thạch hay được gọi là bãi đá 7 màu đã được trung tâm sách kỷ lục Việt Nam công nhận là” Bãi đá có hình dạng, màu sắc nhiều nhất Việt Nam”. Đây là địa điểm du lịch thu hút khá đông khách du lịch đến với tỉnh Bình Thuận.
Vị trí bãi đá cổ thạch
Bãi đá thuộc xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, cách thành phố Phan Thiết khoảng 100 km và Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 300 km. Bãi đá trải dài một phần xã Bình Thạnh- những viên đá ở đây có tất cả 7 màu sắc với nhiều kích thước khác nhau.
Sự đa dạng về kích thước và màu sắc của bãi đá Cổ Thạch
Nét đẹp bãi đá Cổ Thạch
Vùng biển Bình Thuận được thiên nhiên ban tặng cho con người miền Trung nơi đây những bãi đá đẹp bên cạnh dòng biển trong xanh. Chúng còn được ví như những viên ngọc nhiều sắc màu, có lúc thì chúng xù xì giống như những con quái vật biển khổng lồ lúc thì lại xanh mướt của một màu rêu bám.
Cũng như các bãi biển khác của Bình Thuận, nước biển Cổ Thạch trong veo, xanh biếc và những gợn sóng nhỏ thi nhau cuộn về phía bờ cát trắng mịn vẽ nên khung cảnh thiên nhiên huyền ảo, sống động.
Bãi đá được hình thành hoàn toàn bằng các tác động của thủy triều, hải lưu, nước biển
Video đang HOT
Ảnh @Anh Vũ Art
Đá được đẩy từ lòng biển lên bờ nhấp nhô được diễn ra từ ngàn năm nay. Những viên đá tại bãi đá Cổ Thạch chúng không chỉ có nhiều màu sắc rất bắt mắt của thiên nhiên đem lại mà chúng còn có những đường vân kết hợp rất đẹp.
Nếu các bạn đi vào khoảng giữa tháng 3 thì tất cả những hòn đá được bao phủ bởi lớp rêu xanh tạo nên bức tranh nguyên thủy độc nhất vô nhị.
Ảnh @my.hanh.ltt
Ngoài ra, đến với nơi đây bạn còn có thể được thăm quan chùa Cổ Thạch. Chùa nằm trên đồi với độ cao 64 m so với mặt nước biển – là một kiến trúc Phật Giáo được xây dựng trên núi với tổng diện tích lên đến 2.000 m2. Cổng tam quan dẫn vào khu điện chính với hai linh vật là voi và hổ được dụng ở phía trước hộ pháp cho cổng chùa.
Chùa Cổ Thạch
Nếu có dịp đến với Bình Thuận thì trên đường đi hãy nán lại chút thời gian tham quan bãi đá Cổ Thạch để khám phá vẻ đẹp của vùng biển nơi đây nhé, chắc chắn thời gian bạn bỏ ra sẽ không uổng phí đâu.
Tháp Bà Ponagar: Di tích lịch sử, điểm đến hấp dẫn Nha Trang
Đến Nha Trang, bạn làm gì ? Nô đùa với những con sóng, rảo bước trên bãi cát dài thơ mộng và thả hồn vào những cơn gió từ thiên nhiên, hay dạo quanh thành phố, thưởng thức những món ăn tuyệt ngon của mảnh đất xinh đẹp này ? Nếu chỉ thế thôi thì chuyến đi của bạn hẳn sẽ chưa trọn vẹn.
Ghé Nha Trang, chớ bỏ qua Tháp Bà Ponaga, kiệt tác kiến trúc kì vĩ của người Chăm cổ lớn nhất Việt Nam nhé.
1. Lịch sử của Tháp Bà Ponagar
Ý nghĩa tên gọi: Yang Po Inư Nagar hay Yang Pô Ana Gar (Inư, Ana trong tiếng Chăm, Eđê, Jarai có nghĩa là giống Cái) (tên đầy đủ là Po Inư Nagar, hay còn gọi là Po ANagar). Ponagar trong tiếng Chăm có nghĩa là Mẹ xứ sở.
Được xây dựng từ khoảng thế kỷ thứ 8 - 13, Tháp Bà đến nay như một công trình vượt thời gian và giữ nguyên vẻ đẹp hùng vĩ. Mang trong mình truyền thuyết về nữ thần Thiên Y Ana - vị tiên đã dạy những người con nơi này biết cày cấy may dệt - Tháp Bà đóng một vai trò quan trọng trong đời sống tín ngưỡng tâm linh ở Nha Trang và là một trong những địa điểm du lịch Nha Trang cực thu hút du khách.
Vị trí: Tháp Bà tọa lạc tại một ngọn đồi cách thành phố Nha Trang 2km về phía Bắc. Khoảng cách không quá xa càng khiến nơi đây trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn cho mỗi du khách khi ghé thăm Nha Trang, đặc biệt là với những tín đồ của du lịch tâm linh.
Tháp bà Ponagar là địa điểm được nhiều du khách yêu thích
2. Kiến trúc Tháp Bà Ponagar
Tháp Bà mang dáng dấp của một ngôi đền, đậm dấu ấn kiến trúc vương quốc Chăm cổ xưa. Toàn bộ quần thể gồm 3 tầng, mang nét đặc trưng của những đền đài từ hơn chục thế kỉ trước. Tầng tháp cổng đến nay đã không còn, chỉ có dấu tích còn sót lại là những cột trụ và những bậc thang bằng đá dẫn lên tầng 2 : Mandapa. Mandapa tiếng Chăm có nghĩa là nhà tĩnh tâm, là nơi khách hành hương nghỉ chân và chuẩn bị lễ vật để dâng lên nữ thần.
Bước lên tầng cao nhất, ngọn tháp sừng sững 23 mét sẽ hiện ra trước mắt bạn, tráng lệ, hùng vĩ. Tháp xây bằng gạch, khít mạch, không dùng bất kỳ một thứ chất kết dính nào hết. Lòng tháp rỗng tới đỉnh, cửa tháp quay về hướng Đông. Mặt ngoài thân tháp có nhiều gờ, trụ, đỉnh các trụ thường đặt gạch trang trí hoa văn hình vòm tháp. Ngoài ra, thân tháp còn có nhiều tượng và phù điêu bằng đất nung, trong đó có hình các tiên nữ, các loài thú như nai, ngỗng vàng, sư tử và đặc biệt hơn cả là tượng thần Ponagar, thần Tenexa.
Đến đây, bạn còn được nghe kể các sự tích quanh sự ra đời của tháp
Tượng trưng cho sắc đẹp, nghệ thuật và sự sáng tạo, thần Ponaga được kính cẩn thờ tại tháp chính, hay còn gọi là Tháp Bà. Tháp Bà được xây bốn tầng, mỗi tầng đều có cửa, tượng thần và hình thú bằng đá. Tháp chính (còn gọi là dinh Bà, thờ nữ thần Ponagar, tiếng Chăm tức là Mẹ xứ sở), tháp giữa (dinh Ông), tháp đông (dinh Cố), tháp Tây Bắc (dinh Cô, dinh Cậu).
Ở đây, nổi bật nhất là Tháp Bà Ponagar với bốn tầng, tượng trưng cho sắc đẹp, nghệ thuật và sự sáng tạo, bên trong có tượng nữ thần cao 2,6 mét, tạc bằng đá hoa cương màu đen, ngồi trên bệ đá uy nghiêm hình đài sen, lưng tựa phiến đá lớn hình lá bồ đề. Đây là một kiệt tác về điêu khắc Chăm Pa, là sự kết hợp hài hoà giữa kỹ thuật tượng tròn và chạm nổi. Các tháp khác thờ thần Shiva, thần Sanhaka và thần Ganeca.
Bên trong tháp là tượng nữ thần cao 2,6m tạc bằng đá hoa cương màu đen ngồi trên bệ đá uy nghiêm hình đài sen, lưng tựa vào phiến đá lớn hình lá đề. Có thể nói, tháp như một kiệt tác về điêu khắc và chạm trổ, là đỉnh cao của vương quốc Chăm cổ xưa trù phú.
Về phía nam khoảng 20 mét là một ngôi tháp khác nhỏ và ít trang trí điêu khắc hơn, cao chừng 12 mét là tháp thờ thần Shiva - một trong ba vị thần tối cao của Ấn Độ giáo. Kế đến là một tháp còn nhỏ hơn, bên trong tháp chỉ có một thạch trụ, và đây là tháp thờ thần Ganesa, thân người đầu voi, con của thần Shiva. Cả ba tòa tháp đều mang nét kiến trúc đặc trưng của người Chăm cổ, thu hút khách du lịch từ khắp nơi kéo về chiêm ngưỡng và thưởng ngoạn.
3. Lễ vía bà - Nét văn hóa độc đáo ở Nha Trang
Du lịch Tháp Bà Ponagar vui nhất là vào ngày lễ vía Bà hàng năm (từ 20 - 23/3 âm lịch). Lúc này, khu di tích Tháp Bà Ponagar sẽ đón hàng trăm ngàn du khách tới hành lễ, dâng hương lên nữ thần. Lễ hội lớn nhất nhì khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên này gắn liền với truyền thuyết và tục thờ nữ thần Thiên Y Thánh Mẫu Ana, vậy nên mỗi du khách khi tham gia lễ hội sẽ biết thêm nhiều điều về bà mẹ của đồng bào Việt, Chăm ở các tỉnh miền Trung này. Xen kẽ giữa lễ chính là các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng dân gian như: trình diễn múa lân, múa bóng, đọc kinh cầu an của nhà sư ...
Cũng không thể bỏ qua quang cảnh xung quanh khu di tích. Nằm ở ngọn đồi cao hơn mặt biển 50m, xung quanh là rừng cây non núi hùng vĩ hiểm trở, từ Ponagar du khách có thể thu vào tầm mắt những cảnh đẹp kì vĩ tráng lệ của thiên nhiên, cũng như tìm thấy sự thanh thản, yên bình trong không gian tâm linh tĩnh lặng ngay giữa đất trời này.
Lễ vía bà là lễ hội quan trọng của người dân
Tháp Bà chỉ mở cửa cho du khách vào chiêm ngưỡng, tham quan vào ban ngày. Tuy nhiên, nếu bạn đã từng một lần ngắm nhìn Tháp Bà vào ban đêm, hẳn sẽ ngỡ ngàng trước khung cảnh tuyệt diệu của nơi đây. Giữa một Nha Trang sầm uất hiện đại, Tháp Bà được thắp sáng lung linh, tựa như viên ngọc quý bên bờ sông Cái.
Không chỉ mùa lễ hội, Tháp Bà mở cửa quanh năm cho du khách, phật tử tới tham quan hành hương dâng lễ. Lệ phí thăm thú Tháp Bà chỉ 22.000đ/người, vậy nên nếu ghé Nha Trang, chớ bỏ qua cơ hội chiêm ngưỡng di tích lịch sử tuyệt vời này nhé.
Điều gì khiến Singapore lọt top 10 điểm đến hấp dẫn nhất thế giới? Theo thống kê cùa Agoda, Singapore sở hữu kho tàng địa điểm du lịch lý tưởng có thể chinh phục nhiều du khách khó tính. Nổi tiếng với đường chân trời tuyệt đẹp, danh lam thắng cảnh trên đảo Sentosa, khu thương mại sầm uất bậc nhất, và là điểm giao thoa, tụ hội của nhiều nền văn hóa Châu Á, Singapore được...