Những điều đặc biệt về cuộc thi sáng tạo trẻ năm nay
Nhằm tạo cơ hội để các doanh nghiệp tiếp cận những dự án tiềm năng của sinh viên, trường tổ chức Lễ phát động cuộc thi Sáng tạo trẻ và Khai mạc triển lãm Ngày hội sáng tạo khoa học trẻ Bách Khoa.
Chia sẻ tại buổi lễ, GS.TS Đinh Văn Phong – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết: Các dự án nghiên cứu khoa học của sinh viên trong cuộc thi 2019 rất ấn tượng. Có tới 317 công trình nghiên cứu khoa học với sự tham gia của 798 sinh viên. Đây được coi như bước chạy đà cho cuộc thi Sáng tạo trẻ Bách khoa được khởi động ngay sau đó.
Ban tổ chức chia sẻ tại buổi lễ phát động. Ảnh Ngọc Hải.
Sau vòng sơ loại, 20 ý tưởng sáng tạo tốt nhất đã được lựa chọn tham gia đào tạo chuyên sâu để phát triển và cụ thể hóa ý tưởng thành đề án được trình bày trước Ban giám khảo ở vòng 2, và 10 đề án tốt nhất được lựa chọn tham gia khoá huấn luyện nâng cao và được tài trợ để phát triển mô hình sản phẩm.
Tại vòng 3, 5 đội xuất sắc nhất đã trình bày sản phẩm với phần hùng biện và tương tác với Ban giám khảo và khán giả. Các dự án đều thể hiện tính nghiêm túc trong nghiên cứu khoa học và khả năng sáng tạo mạnh mẽ của sinh viên Bách Khoa”.
Chủ đề của Cuộc thi Sáng tạo trẻ Bách Khoa 2020 là “Smart up for life”
Video đang HOT
Trong suốt chặng đường của cuộc thi kéo dài trên 6 tháng, Ban tổ chức sẽ tiến hành các hoạt động đào tạo, hướng dẫn cho các đội thi, từ giai đoạn viết ý tưởng đến hoàn thiện đề án, triển khai đề án với sự hỗ trợ nhiệt tình từ các diễn giả có uy tín về sáng tạo và khởi nghiệp
Đồng thời, các đội cũng được hỗ trợ kỹ thuật từ các mentor đến từ các trường đại học, các trung tâm khởi nghiệp và Tập đoàn VNPT, giúp các bạn sinh viên, học viên có được những kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn, khả năng phát triển sản phẩm.
Được biết, chủ đề của Cuộc thi Sáng tạo trẻ Bách Khoa 2020 là “Smart up for life” hướng tới các sản phẩm ứng dụng có khả năng khởi nghiệp phục vụ cho cuộc sống như giao thông, giáo dục, môi trường, biển đảo, công nghiệp, nông nghiệp, y tế. Ngay trong lễ phát động, Triển lãm Ngày hội sáng tạo khoa học trẻ Bách khoa đã được cắt băng khai mạc với các sản phẩm nghiên cứu và sáng tạo của sinh viên.
Chuẩn bị tốt nhất để sinh viên trở lại trường
Hôm nay, ngày 2/3, hơn 3 vạn sinh viên của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội và nhiều sinh viên của các trường ĐH khác trong cả nước chính thức trở lại trường.
Việc đảm bảo an toàn cho thầy và trò khi trở lại trường đều đã được chuẩn bị tốt nhất. GS.TS Lê Ngọc Thành, Trưởng khoa Y dược (ĐH Quốc gia Hà Nội) đồng thời là Giám đốc Bệnh viện E Hà Nội cho biết, với các y sinh, không có khái niệm nghỉ học vì dịch bệnh.
Phun thuốc phòng dịch ở Trường ĐH Y Hà Nội. Ảnh: Quang Vinh.
Đảm bảo an toàn
Thông tin từ ĐH Quốc gia Hà Nội, sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh sau đại học tại 11 trường ĐH (Trường ĐH Công nghệ, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường ĐH Ngoại ngữ, Trường ĐH Kinh tế, Trường ĐH Giáo dục, Trường ĐH Việt Nhật) và các Khoa (Khoa Luật, Khoa Y Dược, Khoa Quốc tế, ĐHQGHN, Khoa Quản trị và Kinh doanh) trực thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội đi học trở lại từ ngày 2/3.
Tương tự, sinh viên Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cũng sẽ trở lại trường vào hôm nay. Theo GS. TS Đinh Văn Phong, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, việc sinh viên trở lại trường vào ngày 2/3 đã được quyết định cách đây 2 tuần. Quyết định này theo đúng hướng dẫn của Bộ GDĐT cũng như theo dõi sát chỉ đạo của chính phủ, theo dõi sát diễn biến của tình hình dịch bệnh. Đồng thời, trong thời gian này, nhà trường vẫn tiếp tục theo dõi xem có gì thay đổi hay không.
Về việc đảm bảo an toàn cho thầy và trò khi trở lại trường, GS Phong cho biết, trong khả năng của trường, đã chuẩn bị tốt nhất có thể để có thể đương đầu với dịch và đảm bảo sự yên tâm khi trở lại trường. Thứ nhất, khuyến cáo các em sinh viên có thể chuẩn bị tốt nhất vấn đề vệ sinh cá nhân của mình. Thứ hai là liên quan đến vệ sinh chung để bảo vệ cho cả cộng đồng. thứ ba là liên quan đến tình huống khẩn cấp chúng ta có thể xử lý được ngay. Tất cả những điều đó khiến phần nào an tâm khi trở lại.
"Hiện nhà trường đã trang bị các bình xịt khuẩn tại giảng đường, bố trí máy đo thân nhiệt... Thời gian vừa qua, chúng tôi đã làm rất tốt tại ký túc xá, một ngày 2 lần sẽ tiến hành lau rửa các phòng. Bản thân cá nhân mỗi sinh viên sẽ được nhà trường trang bị cho một khẩu trang có thể dùng nhiều lần và một lọ nước sát khuẩn. Khi dùng hết, các em có thể tiếp tục lấy thêm ở các điểm nhà trường đã bố trí để tự vệ sinh cá nhân" - GS Phong cho hay.
Ông cũng khẳng định nhà trường đã chuẩn bị sẵn phương án về lịch học bù cho sinh viên nên sẽ không xáo trộn nhiều, ngoài việc lùi lịch học lại 4 tuần còn mọi thứ vẫn như kế hoạch trước đây. Cụ thể, trong thời gian nghỉ học, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội có triển khai học trực tuyến - vốn là hình thức học đã được nhà trường triển khai từ lâu, không phải đến khi có dịch mới bắt đầu. Tuy nhiên, một số chương trình vẫn phải bố trí học đại trà trên lớp. Đến nay, nhà trường đã bố trí lịch học bù đầy đủ cho cả giảng viên và sinh viên. Với việc cung cấp tài liệu để các em tham khảo trước, nhà trường hi vọng ngay từ ngày thứ 2 đi học, cả thầy và trò sẽ bắt nhịp ngay với việc học tập.
Học từ thực tế
Phòng chống dịch covid-19, dù hầu hết các trường ĐH đều cho sinh viên nghỉ thêm thì toàn bộ sinh viên trường ĐH Y Hà Nội vẫn học bình thường. Đến giảng đường ĐH Y Hà Nội những ngày này vẫn thấy y sinh các lớp miệt mài tìm hiểu tri thức về bệnh lâm sàng. Thầy Bùi Vũ Bình- giảng viên Khoa Điều dưỡng- Hộ sinh cho biết, cả thầy và trò trường y vẫn đi dạy, đi học đều từ sau khi nghỉ tết. Bởi trường Y có đặc thù riêng. Nhà trường có sự chuẩn bị khá kỹ. Cụ thể, trước tết nhà trường đã có phương án chuẩn bị ứng phó với dịch trên tinh thần chuẩn bị kỹ càng, chu đáo.
"Việc đi học bình thường của y sinh đem lại lợi ích cho chính các em, những bác sĩ tương lai. Bởi có rất nhiều thứ chúng tôi không có cơ hội dạy sinh viên, ví dụ như dịch SARS, chỉ 1 nhóm sinh viên được học, được trải nghiệm thực sự không khí chống dịch, cách chống dịch của thời điểm đó. Chúng tôi được học rất nhiều trong trường nhưng để trải nghiệm thì đây là cơ hội tốt" - thầy Bùi Vũ Bình chia sẻ. Đồng thời, ông cũng nhấn mạnh nếu trong kịch bản dịch bệnh phát triển mạnh, sinh viên ngành y chính là đối tượng nhân viên y tế dự phòng để tuyên truyền đến với mọi người về dịch bệnh, cách phòng chống...
Giáp Ánh Tuyết- sinh viên Tổ 8, lớp Y5B, Trường ĐH Y Hà Nội cho biết bản thân em và các bạn đọc nhiều bài khuyến cáo của Bộ Y tế, các chia sẻ các bậc đàn anh, đàn chị trong nghề... Chúng em cũng được nhà trường tổ chức buổi tập huấn về phòng chống dịch, qua đó biết cách tăng cường sức khỏe, hạn chế tụ tập nơi công cộng, đến những nơi đông người cần đeo khẩu trang vệ sinh tay sạch sẽ thường xuyên.
"Bác sỹ được đào tạo để điều trị bệnh để làm điểm tựa cho bệnh nhân nên đi qua dịch bệnh chính là cơ hội rèn luyện tố chất của nghề, mình phải cẩn thận nhưng không hoang mang, lo sợ. Hiện chúng em vẫn tham gia trực tại bệnh viện" - Giáp Ánh Tuyết cho biết.
Cũng là sinh viên ngành y, Trần Văn Trung- khóa K6 trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai chia sẻ: Trong tình hình dịch bệnh, các em được nhà trường trang bị đầy đủ kiến thức về phòng chống dịch nên rất yên tâm. Từ trước, trong và sau Tết đến nay, em và các bạn vẫn thực tập tại Bệnh viện Bạch Mai, không hề nghỉ học như các trường khác.
ThS. BS Vũ Tú Nam- giảng viên trường ĐH Y Hà Nội cho biết: Với nhân viên y tế, những đợt dịch như thế này chúng tôi cũng trải qua nhiều nên với dịch Covid-19, thực tế cũng không xáo trộn nhiều thời gian biểu của cả thầy và trò trường y. Điều đó thể hiện vai trò trách nhiệm, mỗi nhân viên Y tế cần có kiến thức đầy đủ, là một người tuyên truyền viên trước dịch bệnh.
Tương tự, sinh viên Khoa Y dược (ĐH Quốc gia Hà Nội) cũng đã trở lại trường từ sớm, không đợi đến ngày 2/3 như các trường khác. GS. TS Lê Ngọc Thành, Trưởng khoa Y dược, Giám đốc Bệnh viên E cho biết tất cả sinh viên, giảng viên đều coi đây là một bệnh thường gặp bởi ngay từ khi chọn trường, chọn ngành đã phải xác định luôn phải đối mặt với dịch bệnh.
"Nếu có dịch, sinh viên càng phải ra trận. Ngoài việc để các em có ý thức, kiến thức về dịch bệnh, các em cũng chính là một kênh truyền thông đối với sinh viên các ngành khác cũng như mọi người ngoài xã hội" - GS TS Lê Ngọc Thành khẳng định.
Thu Hương
Theo Đại đoàn kết
Quảng Bình: 106 dự án dự thi KHKT dành cho học sinh trung học Ngày 9/1, Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Bình đã tổ chức lễ khai mạc cuộc thi Nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học toàn tỉnh lần thứ 7 năm học 2019-2020. Lễ khai mạc cuộc thi Cuộc thi năm nay có 106 dự án của học sinh các trường THCS, THPT trên địa bàn toàn tỉnh. Sau khi chấm...