Những điều chưa từng có ở sự kiện ra mắt logo Viettel mới
Sân khấu không gian 5 chiều lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam trong lễ ra mắt logo mới của Tập đoàn Viettel, với màn hình trình diễn của các nghệ sĩ đương đại. Thông điệp “ sáng tạo bất tận” cũng có cách diễn đạt đặc biệt.
Sân khấu 5D đầu tiên ở Việt Nam
Sau lễ ra mắt logo Viettel mới, mạng xã hội được phủ kín bởi hình ảnh và lời khen ngợi về 1 sân khấu 5 chiều, được bao phủ bởi màn LED từ trần, xuống sàn, tới các cạnh đáy tạo ra một không gian sân khấu vô vực mà người xem ở Việt Nam chưa từng chứng kiến.
Khi hệ thống đèn được bật lên, khán phòng của hội trường Cây Bao Báp của Tập đoàn Viettel chiều 7/1 trở nên hoàn toàn lột xác. Sân khấu lễ ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới của Viettel là không gian 5 chiều (5D) lần đầu tiên ở Việt Nam. Đạo diễn Việt Tú – tác giả của sân khấu này, gọi là đây là “thực tế thật” vì hình ảnh mà người xem tại chỗ và xem qua streaming đều huyền ảo và ma mị giống nhau, thay vì phải sử dụng công nghệ AR, XR vốn chỉ thoả mãn yếu tố “ảo”. Đó là lý do tại sao Việt Tú lại gọi đây là “Thực tế Thật”, vì tất cả đều là thật, không có sự hỗ trợ bởi các công nghệ ảo.
Giải thích về việc bắt buộc phải lựa chọn một sân khấu đặc biệt, chưa từng xuất hiện tại Việt Nam kể cả trong các sự kiện giải trí lớn nhất trước đó, “phù thuỷ” Việt Tú nói: “Viettel chọn chính trụ sở của mình để làm lễ ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới. Hội trường này có nhiều hạn chế về không gian, đây là một bài toán khó giải. Ngay từ ngày đầu tiên khảo sát, tôi và ekip của mình đã nói: “Sân khấu 5D với không gian 5 chiều sẽ là chiếc chìa khoá duy nhất để giải bài toán này”. Và họ đã được ekip chúng tôi thuyết phục để thực hiện ý tưởng “không tưởng” này trong một khoảng thời gian ngắn kỉ lục.
Dám thay đổi trên đỉnh cao để sáng tạo
Thực tế, chiều 7/1, ngay tại trụ sở hình phi thuyền tương lai của Viettel, chương trình ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới đã diễn ra với kết cấu 3 chương mạc lạc: The Future (Hành trình đến tương lai) – The Transformation (Sự chuyển đổi) – The EverRED (Sắc đỏ vĩnh cửu).
Khi ánh đèn tắt đi, mọi thứ sắp đặt bên trong sân khấu 5D như lọt vào một cái hố đen. DJ Trí Minh, cùng với các nghệ sĩ múa đương đại tương tác với hình ảnh trong không gian 5 chiều để kết hợp với ánh sáng laser tạo nên những hình ảnh rất huyền ảo, kể câu chuyện Viettel chuyển đổi từ quá khứ đến hiện tại rồi tương lai – thời analog đến digital ra sao…
Cao trào chính là sự xuất hiện của Quyền Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel – Thiếu tướng Lê Đăng Dũng trên sân khấu không gian 5 chiều, trong phần thuyết trình với thông điệp đi vào lòng người: “Cùng với bộ nhận diện thương hiệu mới, Viettel công bố sự thay đổi sâu sắc trong tâm trí, trong hành động và định hướng tương lai của mình để thực sự là một nhà cung cấp dịch vụ số tiên phong và chủ lực tại Việt Nam”.
Điểm đặc biệt trong phần cuối bài phát biểu là màn hình phía sau của Thiếu tướng Lê Đăng Dũng hiển thị một câu trích dẫn thể hiện thông điệp quan trọng về khách hàng của Viettel: “Cám ơn bạn từng là lý do khiến chúng tôi xuất hiện. Bạn sẽ tiếp tục là trái tim của Viettel và cùng chúng tôi tiến vào kỷ nguyên số”.
Thông điệp “EverRED”
Video đang HOT
Khi nhận đề bài từ Viettel để dàn dựng sân khấu cho sự kiện ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới, đạo diễn Việt Tú cảm thấy rất phấn khích. Việt Tú cho biết: “Tôi được truyền cảm hứng bởi triết lý của thương hiệu này. Rất ít người dám thay đổi khi đang trên đỉnh cao, đa phần sẽ hướng đến sự an toàn. Khi một thương hiệu lớn khiêm tốn nói về mình rằng, chúng tôi quyết tâm thay đổi để phục vụ khách hàng tốt hơn trong những năm tháng đỉnh cao của mình thì đó là một giá trị đặc biệt”.
Giải thích đơn giản sự khác biệt của sân khấu 5D đầu tiên tại Việt Nam, đạo diễn Việt Tú nói, hiện tại mọi người thường sử dụng công AR, XR để mở rộng không gian sân khấu, nhưng điều này chỉ thoả mãn đối tượng xem streaming, khán giả tại chỗ nếu muốn có cảm giác tương tự thì phải… xem qua điện thoại.
“Nó giống như bạn photoshop thêm hiệu ứng vào một bức ảnh, hay đoạn phim, điều này không thoả mãn trí tưởng tượng của tôi. Tôi muốn một thứ gì đó phá vỡ các rào cản về công nghệ, tạo khái niệm mới. Vì thế, tôi cũng dùng chính điều này để nói lên thông điệp của Viettel khi giới thiệu bộ nhận diện thương hiệu mới của họ”, Việt Tú cho biết.
Chia sẻ thêm về cách truyền tải thông điệp của Viettel cùng phần trình diễn cuối cùng bản nhạc EveRED của nghệ sĩ violon đương đại Hoàng Rob với những vũ công trong trang phục đỏ rực, phong cách tương lai, Việt Tú nói: “Nó bắt nguồn từ thông điệp dám thay đổi chính mình khi đang ở đỉnh cao của Viettel, tôi muốn tạo ra cảm xúc cho khán giả bằng một ngôn ngữ thể hiện hoàn toàn khác biệt, không trùng lặp”.
Việt Tú khép lại bài phỏng vấn bằng chia sẻ: “Chính thông tin ‘thay đổi bộ nhận diện thương hiệu khi đang ở đỉnh cao’ là lý do khiến anh chọn hình tượng Everest (đỉnh núi cao nhất thế giới), rồi chơi chữ để thành EveRed (sáng tạo bất tận) làm ngôn ngữ, thông điệp về logo và slogan mới của Viettel tới công chúng”.
Sứ mệnh Make in Vietnam, 5G và sự tái sinh của "đại bàng" Việt
Năm 2020, Tập đoàn Vingroup (công ty tư nhân thành công nhất hiện nay ở Việt Nam) và Tập đoàn Viettel (công ty Nhà nước thành công nhất hiện nay ở Việt Nam) đều công bố những cột mốc về sản phẩm Make in Vietnam với công nghệ 5G.
Ngoài thông điệp song hành với thế giới về công nghệ, đó còn là tín hiệu cho sự tái sinh của 2 "đại bàng" Việt Nam.
Cách đây 31 năm, Tổng Công ty Điện tử thiết bị thông tin (SIGELCO) được thành lập, là tiền thân của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel). Những ngày đầu, Sigelco có khoảng 40 nhân sự, vốn là bộ đội từ các đơn vị của Binh chủng Thông tin liên lạc.
Cách đây 27 năm, tiền thân của Vingroup, Technocom, một công ty chuyên sản xuất mì gói ra đời tại tại Ukraina.
Cách đây 3 năm, Vingroup chính thức trở thành doanh nghiệp tư nhân đa ngành lớn nhất Việt Nam với mức vốn hóa lên đến chín tỷ USD; và là doanh nghiệp lớn thứ 11 trong hơn 600 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam; nổi tiếng với hệ sinh thái phủ rộng trên khắp các lĩnh vực, từ bất động sản, du lịch đến y tế, giáo dục...
Cùng năm đó, Viettel chính thức khai trương mạng viễn thông 4G tại Việt Nam. Với vùng phủ toàn quốc lên tới 95% dân số, Viettel là nhà mạng đầu tiên trên thế giới có vùng phủ 4G toàn quốc ngay khi khai trương.
Cách đây 2 năm, cả hai tập đoàn này - một nhà nước, một tư nhân - đã cùng tái sinh và làm nên những điều kỳ diệu cho Việt Nam.
Tháng 8/2018, sau ba giai đoạn phát triển kéo dài gần 30 năm, từ một Công ty xây lắp (giai đoạn 1989 - 1999) trở thành một công ty viễn thông lớn nhất Việt Nam (giai đoạn 2000 - 2010) và hiện là một Tập đoàn công nghiệp công nghệ cao (giai đoạn 2010 - 2018), Viettel bước vào giai đoạn thứ tư - sớm hơn dự kiến hai năm.
Giai đoạn phát triển 4 là giai đoạn của 4.0 và kinh doanh toàn cầu. Chiến lược phát triển trong giai đoạn này là duy trì tốc độ tăng trưởng 10-15%. Viettel phải nỗ lực bứt phá trở thành Tập đoàn công nghệ kinh doanh toàn cầu, tiếp tục duy trì vị thế dẫn dắt số một Việt Nam về viễn thông và công nghiệp công nghệ cao.
Điểm đặc biệt của giai đoạn này là chỉ trong vòng 2 năm từ 2018-2020, Viettel đã chuyển đổi rất mạnh từ hoạt động cốt lõi là dịch vụ viễn thông sang cung cấp dịch vụ số. Trong thời gian này, bước tiến mới đặc biệt quan trọng của Viettel là 5G.
Vào tháng 1/2020, cuộc gọi 5G đầu tiên trên thiết bị 5G do chính Viettel nghiên cứu sản xuất đã được thực hiện, đưa Việt Nam trở thành một trong số rất ít quốc gia trên thế giới làm chủ công nghệ này. Với việc sản xuất thành công thiết bị 5G, Viettel đã lọt top 6 nhà cung cấp trên thế giới bên cạnh Ericsson, Samsung, Huawei, Nokia..., và là nhà mạng duy nhất trong số đó.
Cuối năm 2020, tròn 1 tháng sau khi được cấp phép thử nghiệm thương mại dịch vụ 5G ở Hà Nội, tại sự kiện "5G Viettel Xin chào Việt Nam" ngày 30/11/2020, Viettel trở thành doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam chính thức công bố khai trương kinh doanh thử nghiệm dịch vụ trên quy mô rộng. Một lần nữa, Viettel đã thực hiện đúng cam kết với Chính phủ và người dân trong việc đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia tiên phong về cung cấp 5G trên thế giới, thúc đẩy kiến tạo xã hội số ở Việt Nam theo đúng lộ trình.
Với 5G do Việt Nam làm chủ, những điều diệu kỳ tưởng như chỉ có trong phim viễn tưởng như xe tự lái, ô tô bay... có thể sẽ sớm trở thành sự thật. "Trước đây, chúng ta nghĩ đó là công nghệ của tương lai, nhưng tương lai đang ở rất gần chúng ta rồi. Sóng 5G sẽ đóng góp mạnh mẽ vào những thay đổi trong đời sống kinh tế xã hội" - Thiếu tướng Lê Đăng Dũng - Q. Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel nói.
Bên cạnh Viettel, Vingroup cũng khiến cả thế giới sững sờ khi tạo nên kỳ tích trong 2 năm gần đây. "Năm 2018, VinFast - công ty xe hơi thuộc Tập đoàn Vingroup của Việt Nam, đã khiến thế giới sửng sốt khi tung ra những chiếc xe nội địa đầu tiên" - Discovery bình luận ngày 28/3 khi chiếc VinFast Lux SA2.0 trắng lao vút trên đường thử và thời khắc Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng bước ra khỏi chiếc xe đầu tiên vừa rời dây chuyền sản xuất.
Ngày 12/6/2018, Vingroup công bố thành lập công ty cổ phần nghiên cứu và sản xuất VinSmart với vốn điều lệ ban đầu là 3.000 tỷ đồng trong đó Vingroup góp 80%. Chỉ sau nửa năm, ngày 14/12/2018, công ty công bố ra mắt 4 dòng sản phẩm điện thoại đầu tiên tại Landmark 81.
Sau 2 công ty công nghiệp là hàng loạt các hoạt động liên quan đến công nghệ như sự ra đời của Vintech (tháng 8/2018), Viện Nghiên cứu Trí tuệ Nhân tạo - VinAI Research (tháng 4/2019), Quỹ VinTech Fund (tháng 5/2019). Đó là những bước chuyển mạnh mẽ hay cũng có thể gọi là sự bắt đầu cho cuộc tái sinh của một công ty bất động sản lớn nhất Việt Nam.
Trong năm 2020, Vinfast và Vsmart đã đạt được những thành tựu bước đầu khi VinFast bất ngờ đóng có 2 mẫu xe lọt top 10 ô tô bán chạy nhất thị trường gồm Lux SA2.0 và Fadil, trong khi Vsmart đứng thứ 4 về thị phần smartphone ở Việt Nam với 9%. Vingroup cũng liên tục đặt ra những kế hoạch vô cùng tham vọng: xuất khẩu ô tô điện và điện thoại sang thị trường Mỹ.
"Trong mắt rất nhiều bạn bè quốc tế, Việt Nam vẫn là nước nghèo và lạc hậu. Chúng tôi sẽ tìm cách chứng minh sản phẩm của mình đại diện cho một Việt Nam năng động đang phát triển đã có thể vươn tới các tiêu chuẩn cao nhất trên thế giới", ông Vượng nói trong một cuộc phỏng vấn Bloomberg.
Và Vingroup đã thực sự bước một chân vào tham vọng đó.
Vinsmart mới đây đã công bố thông tin sẽ bán mẫu điện thoại 5G đầu tiên của công ty tại thị trường Mỹ vào năm sau. Bà Nguyễn Thị Hồng, Tổng Giám đốc khối Điện thoại của VinSmart cho hay, trong năm 2021, điện thoại thương hiệu Vsmart sẽ chính thức được đưa vào thị trường Mỹ qua các kênh phân phối. Model đầu tiên vào Mỹ năm tới là Aris 5G.
Bà Hồng chia sẻ về lý do đưa sản phẩm này sang Mỹ trước thị trường Việt Nam: "Chúng tôi mang điện thoại 5G sang Mỹ trước vì tại đây mạng 5G đã được phủ sóng chính thức. Máy cũng sẽ bán ra ở thị trường trong nước khi các nhà mạng Việt Nam thương mại hóa 5G".
Trong "năm Covid", kết quả tích cực từ sự tái sinh Vingroup và Viettel với mũi nhọn về công nghệ cùng sản phẩm 5G Make in Vietnam cho thấy triển vọng về một Việt Nam đang trỗi dậy mạnh mẽ. Nếu như trước đây, Việt Nam luôn đi sau thế giới về công nghệ và chỉ nhận chuyển giao từ nước khác thì giờ đây, tình thế bắt đầu thay đổi.
Những công ty như Viettel, Vingroup có khát vọng cho cả thế giới thấy sự tự chủ về công nghệ của người Việt với các sản phẩm "Make in Vietnam" chứ không phải "Made in Vietnam", và còn xuất khẩu được ra thế giới, đến thị trường khó tính nhất (Mỹ).
Nhận định về tham vọng của các tập đoàn này, PGS.TS Trần Đình Thiên - thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng đánh giá, doanh nghiệp vừa phải liều, vừa phải có bản lĩnh. "Nhìn từ khía cạnh năng lực, điều này chứng minh người Việt Nam đi sau có thể vượt trước", ông Thiên nói.
Hiện nay, Viettel và Vingroup là 2 hình mẫu cho một Việt Nam đang trỗi dậy mạnh mẽ về công nghệ nhưng còn có nhiều công ty khác chưa được nêu tên, cũng đang ngày đêm nỗ lực vì một Việt Nam hùng cường. Sứ mệnh "Make in Vietnam" không chỉ thuộc về các tập đoàn lớn - những "đại bàng", nó cũng có thể được thực hiện bởi rất nhiều startup công nghệ - "chim sẻ" với sản phẩm bạn đầu rất nhỏ, phục vụ nhu cầu của đời sống hàng ngày.
Thế nhưng, nếu được nuôi dưỡng ở một môi trường kinh doanh tốt, "chim sẻ" sẽ có cơ hội trở thành "đại bàng". Người ta thường nói về "đại bàng tái sinh" nhưng tại sao không nghĩ về câu chuyện nhiều "chim sẻ" có thể "tái sinh thành đại bàng" vì chỉ khi thực hiện được điều đó, Việt Nam mới có thể thực sự hùng cường.
Viettel chuẩn hóa hàng trăm ngàn dữ liệu lên Cổng công khai y tế Sáng ngày 20/11, Bộ Y tế đã phối hợp cùng Tập đoàn Viettel tổ chức khai trương Cổng công khai y tế. Đây là một trong những dấu mốc đặc biệt, khẳng định quyết tâm của Bộ Y tế, hướng đến mục tiêu minh bạch, công khai toàn bộ thông tin về giá của ngành y tế. Cổng công khai y tế cung...