Những điều chưa biết về loài sói rừng Việt Nam quý hiếm
Loài sói rừng Việt Nam vô cùng quý hiếm này là nguồn gene tự nhiên quý, chúng được ghi nhận có phân bố ở các khu rừng sâu Tây Nguyên, các khu vực Gia Lai, Kon Tum. Vì là loài hoang dã nên chó sói rừng ít khi xuất hiện công khai. Chúng thường ẩn mình trong những khu rừng sâu, chỉ kiếm ăn vào ban đêm.
Ở khu vực Đông Ấn Độ, Thái Lan, Miến Điện, Việt Nam tồn tại một loài chó rừng lông vàng vô cùng đặc biệt. Tên khoa học của chúng là Canis aureus cruesemanni. Người Việt Nam vẫn gọi giống chó này là chó sói rừng, sói rừng Xiêm.
Loài chó sói quý hiếm ở Việt Nam thường sống ở các khu rừng sâu, vùng ven nương rẫy, gần các trang trại hay khu dân cư trong rừng.
Chúng sống đơn độc hay kiếm ăn vào ban đêm. Khác chó sói lửa, sói rừng khá bạo dạn, chúng có thể vào tận nơi ở trong rừng của con người khi họ đã đi ngủ để kiếm ăn.Thức ăn của chúng là thú nhỏ, chim, bò sát, ếch nhái, chúng cũng thường theo đuôi hổ để ăn các mẩu thịt do hổ để lại.
Sói rừng rất khôn ngoan, nhanh nhẹn, lại có khả năng đánh hơi và nhận biết mùi lạ rất tốt, nên không chỉ ở Việt Nam mà tại các vùng chúng phân bố, con người rất khó thấy và tiếp cận loài chó sói này.
Ở Việt Nam, sói rừng là loài cực kỳ hiếm thấy từ trước đền nay, là nguồn gen tự nhiên quý.
Số lượng chó sói rừng ngày càng giảm do sự săn bắt quá mức và thay đổi môi trường sống, vì vậy việc bảo tồn và bảo vệ loài này là rất quan trọng.
Lạc vào chốn cổ tích trên đỉnh Putaleng
Vượt bao dốc cao, rừng sâu, qua bao khe suối để rồi cảm xúc du khách như vỡ òa trước bạt ngàn rừng đỗ quyên hàng trăm năm tuổi.
Video đang HOT
Leo đến độ cao hơn 2.600 m, mọi giác quan được thức tỉnh, mệt nhọc như tiêu tan khi họ được chiêm ngưỡng cảnh sắc núi rừng vươn xa trong tầm mắt.
Đỗ quyên vào độ bung nở rực rỡ với đủ các gam trắng, vàng, hồng, đỏ, tím, khiến ai tới được nơi này đều cảm giác, bước chân mình đang lạc vào chốn cổ tích giữa không trung.
Mùa leo núi tháng 3 hằng năm luôn hấp dẫn những người đam mê chinh phục đỉnh cao hướng về đỉnh Putaleng trên dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ.
Len lỏi dưới tán đỗ quyên cổ thụ.
Ở độ cao 3.049 m, đỉnh Putaleng là một trong 3 đỉnh núi cao nhất Việt Nam sau Fansipan và Pusilung, nơi có cung đường đỗ quyên tuyệt đẹp.
Chinh phục đỉnh Putaleng có 4 lựa chọn làm điểm xuất phát, 2 điểm ở xã Hồ Thầu là bản Sì Thâu Chải và bản Hồ Thầu; bản Sin Chải, xã Giang Ma và bản Tả lèng, xã Tả Lèng, đều thuộc huyện Tam Đường, tỉnh Lào Cai.
Điểm khởi hành từ bản Hồ Thầu, kết thúc tại bản Sì Thâu Chải.
Cung Sì Thâu Chải-Putaleng được cho là cung thử thách nhất, bởi quãng đường leo dài hơn 16 km/chiều, nhiều đoạn dốc gắt phải chọn phương án đu dây, trèo thang. Bù lại, cung leo khó nhưng gì cũng có.
Nếu may mắn gặp ngày tiết trời chiều lòng người, sẽ có biển mây bềnh bồng, có suối trong róc rách, cổ thụ rêu phong. Người leo núi sẽ được thư giãn trên những phiến đá lớn để nghe tiếng gió vi vút thổi qua rừng trúc ken dày. Và hơn cả là trầm trồ, là ngỡ ngàng trước những vạt rừng ngũ sắc bao phủ bởi hàng nghìn tán đỗ quyên rực lên dưới nắng.
Anh Lù A Pao, chủ homestay Pao Bạch ở bản Sì Thâu Chải, người thường xuyên dẫn các đội chinh phục Putaleng cho biết, có người lần đầu leo núi chưa có kinh nghiệm, chưa chuẩn bị sức khỏe, hoặc do sợ độ cao, nhiều đoạn dốc không đi nổi phải lết, bò, nhờ các porter dìu, đỡ. Nhưng khi được chiêm ngưỡng biển mây và đỗ quyên nở trên đại ngàn thì ai cũng thốt lên, đẹp quá, Lúc ấy, họ như quên hết cảm giác mệt nhọc trên quãng đường vừa mới trải qua.
Từng chinh phục nhiều đỉnh núi trong số 10 ngọn núi được xếp hạng cao nhất Việt Nam, anh Hà Tô (quận Long Biên, Hà Nội) cho biết, với người có sở thích leo núi thì mỗi cung đường, ở mỗi thời điểm đều cho những cảm giác và trải nghiệm khác nhau. Nhưng có lẽ, đây là cung đường ấn tượng bậc nhất, mãn nhãn nhất và cũng thử thách bản thân nhất. May mắn là đội của anh gồm 18 thành viên, cùng sự giúp sức của 7 porter vừa hoàn thành hành trình với kết thúc mỹ mãn, bởi hội đủ thiên thời, địa lợi, nhân hòa.
Để lên tới đỉnh Putaleng, du khách phải trải qua hành trình dài 16km để đến lán ngủ giữa rừng, bên cạnh dòng suối chảy róc rách và bạt ngàn cây thảo quả. 4 giờ sáng hôm sau, cả đoàn dậy sớm để lên đỉnh Putaleng ở độ cao 3.049m chào đón bình mình trên biển mây ửng hồng. Trên đường hạ sơn, du khách sẽ check-in đỉnh Đỗ quyên độ cao 2.619m giữa bạt ngàn hoa cổ thụ.
Từ trung tuần tháng 2 hằng năm, hoa đỗ quyên sẽ vẽ lên không gian nơi núi rừng hùng vĩ một bức họa sắc màu tuyệt đẹp. Hành trình chạm đến cảm xúc càng khó nhọc bao nhiêu thì độ phấn khích, ngỡ ngàng trước khung cảnh như cổ tích càng tăng bấy nhiêu.
Giữa lưng chừng trời, bạn được thả lỏng cơ thể, tâm hồn hòa với thiên nhiên, nghe tiếng suối reo, chim hót trong tiếng gió rừng vi vút mà tạm quên những bộn bề của cuộc sống.
Tuy nhiên, lưu ý cần thiết khi leo núi, đó là ngoài vấn đề sức khỏe, trang bị kiến thức an toàn, kinh nghiệm chia sẻ là nên quan sát và nghe ngóng thời tiết, đặc biệt, phải có sự trợ giúp của người dân bản địa để có chuyến trải nghiệm an toàn và ưng ý nhất.
Nếu bạn có sở thích du lịch trải nghiệm, đam mê leo núi thì chần chừ gì nữa, mùa đỗ quyên sắp hết rồi.
Đỉnh Đỗ quyên cao 2.619m.
Sau lưng là bạt ngàn đỗ quyên đủ sắc màu.
Lưu lại những khung hình đẹp.
Xuyên rừng, qua suối ...
Qua rừng trúc.
Rừng thảo quả.
Qua khe suối.
... bản làng. (Ảnh: Tùng Lê)
Phu vàng ngã tử vong, lộ ổ nhóm khai thác vàng trái phép thu lợi hàng tỷ đồng Công an tỉnh Lai Châu đã làm rõ nguyên nhân một phu vàng bị tử vong và hoạt động khai thác vàng trái phép của chủ bãi vàng trong rừng sâu. Ngày 9/3, Công an huyện Sìn Hồ, Lai Châu nhận được tin báo về việc anh Lò Văn Hại (SN 1993 trú tại bản Noong Hẻo 1, xã Noong Hẻo) bị tử...