Những điều cần ghi nhớ trước khi bước vào cuộc sống hôn nhân
Hôn nhân là một bước ngoặt lớn trong cuộc đời mỗi con người.
Ảnh minh họa
Vậy để bước vào cuộc sống hôn nhân mỗi người phải hành trang thật vững chắc cho mình về nhiều mặt. Dưới đây là một số điều mà bạn nên tham khảo để có một cuộc sống tốt đẹp và hơn thế nữa là một cuộc sống gia đình hạnh phúc viên mãn.
Luôn biết đủ
Khái niệm đủ đầy dù trong bạn ở tầng lớp nào trong xã hội, thu nhập cao hay ở mức khá hoặc trung bình thì điều chính yếu là chúng ta luôn cảm thấy đủ đầy. Biết ơn những gì mà chúng ta có, không chê bai hay coi thường những người xung quanh. Chỉ khi biết sống đủ thì chúng ta mới có thể cảm thấy hạnh phúc. Khái niệm giàu có của mỗi người là hoàn toàn khác nhau. Nếu cả đời cứ chay theo đam mê tiền bạc, của cải, địa vị thì chắc sẽ không có điểm dừng. Vì tiền kiếm biết bao nhiêu cho vừa, điều quan trọng hơn hết là trân trọng hiện tại và cảm thấy biết ơn, cảm nhận đủ thì cuộc sống sẽ hạnh phúc hơn, tiền bạc và mọi điều tốt đẹp cũng từ đó mà tuôn đổ về phía bạn.
Một người có sức hấp dẫn nhất khi họ theo đuổi đam mê sự nghiệp của mình. Ai trong chúng ta cũng có những sở thích nhất định về một lãnh vực nào đó. Hãy tìm và xoáy sâu vào điều mà bạn thích nhất và tập trung vào nó. Sau đó phát triển dần lên, khi bạn có lý tưởng, có mục tiêu ước mơ và thêm hành động đúng đắn, thông minh thì bạn sẽ gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống. Cuộc sống nhờ đó cũng trở nên thăng hoa hơn, hạnh phúc hơn.
Video đang HOT
Cân bằng giữa công việc và gia đình
Trước khi kết hôn bạn cũng cần luyện tập cho mình cán cân giữa công việc và gia đình sao cho hài hòa nhất. Nếu bạn đang tập trung quá nhiều vào công việc thì hãy bớt một chút thời gian để chăm sóc gia đình của mình. Cả một ngày làm việc trên cơ quan, đến tối cũng tăng ca về muộn, như vậy thời gian đâu để dành cho gia đình nữa. Hãy bớt chút thời gian để hỏi han sức khỏe của những người thân yêu của bạn. Vậy nên ngay từ bây giờ, bạn nên xem lại lịch làm việc của mình đã có khung giờ gọi điện cho người thân yêu, ăn tối cùng gia đình, những buổi xem phim chung cùng mọi người để hàn gắn các thành viên trong gia đình với nhau.
Sức khỏe là nhân tố quan trọng nhất vì nó thể hiện được thể trạng của bạn yếu ớt hay khỏe mạnh. Hãy giữ cho mình một sức khỏe tốt bằng cách tập thể dục mỗi ngày. Hãy nhìn lại danh sách công việc phải làm mỗi ngày của bạn đã có phần ghi chú tập thể dục chưa? Việc tập thể dục mỗi ngày giúp nâng cao sức khỏe, tạo sức đề kháng tốt nhờ đó bạn có thể minh mẫn và tự tin giải quyết tất cả các công việc một cách thông minh. Ngoài ra sức khỏe tốt cũng rất quan trọng trong việc lập gia đình và có con nhỏ sau này. Con cái khỏe mạnh chỉ khi bố mẹ khỏe mạnh và có chế độ ăn dinh dưỡng. Tham gia các khóa tập thể hình, hay tập yoga, thiền thư giãn, tập bơi,…là những bài tập cơ bản nhưng có lợi ích rất tốt cho cơ thể. Hãy yêu cơ thể mình bằng cách nạp vào những thói quen rèn luyện thể dục thể thao, ăn uống bổ sung đầy đủ chất, chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Giữ mối quan hệ tốt với mọi người xung quanh
Việc duy trì tốt các mối quan hệ giữa những người bạn có ảnh hưởng quan trọng trong công việc, cuộc sống. Cuộc sống sẽ thật nhiều niềm vui khi chúng ta biết đối nhân xử thế với mọi người xung quanh. Càng tiếp xúc với nhiều người chúng ta càng có cơ hội học hỏi và có thêm mối quan hệ có thể là trong công việc hay đôi khi là bạn bầu, chiến hữu tâm sự khi chúng ta gặp chuyện buồn vui trong cuộc sống. Khi bạn biết đối nhân xử thế với mọi người xung quanh, cuộc sống hôn nhân sau này chúng ta cũng dễ dàng mà ôn hòa với mọi người. Hãy luôn yêu thương và tử tế với mọi người xung quanh thì bạn cũng sẽ nhận được lại tình yêu thương và sự tử tế của mọi người dành cho mình./
Tại sao gần 30 tuổi rồi, tôi phải lấy một người mình không thích?
Hôn nhân có hạnh phúc hay không, không hề dựa vào may mắn, tất cả đều dựa vào lựa chọn của bản thân mình mà thôi.
Khi kết hôn và sinh con trở thành nghĩa vụ, thì sự khác biệt giữa con người và động vật chính là cuộc sống hôn nhân. Một cô gái 25 tuổi nói với tôi rằng: Gia đình đã giục lấy chồng, chứ chờ thêm mấy năm nữa thì khó lấy lắm. Mỗi lần nghe những lời tỉ tê tâm sự như vậy, tôi cảm thấy vừa tức giận, vừa buồn cười, cũng có chút bất lực. Tôi nghĩ rằng tư tưởng của các thế hệ trước không phải đã cũ lắm rồi sao, vì sao đến thời chúng tôi rồi mà vẫn còn suy nghĩ "gái 30 tuổi là gái ế, chẳng ai thèm"?
Nếu không tìm được người ưng ý, tôi thà không lấy chồng còn hơn!
Những thế hệ trước đều trưởng thành trong sự giáo dục về tình yêu và hôn nhân gần như vô lý. Hồi còn đi học, bố mẹ cấm không được yêu đương, thậm chí đến khi vào đại học, mẹ còn không quên ngày nào cũng gọi lên nhắc nhở "lo mà học hành đấy, đừng yêu đương sớm làm gì con ạ". Khi đứa con ra trường mà chưa có chút kinh nghiệm yêu đương nào thì họ đã vội càng bảo: "Đến lúc rồi kết hôn rồi, con hãy tìm ai đó phù hợp để kết hôn đi. Nếu không tìm thấy thì nói để mẹ nhờ cô A, chú B mối giùm".
Những người chưa từng yêu đương thì làm sao biết cách bắt đầu, quản lý hay kết thúc một mối quan hệ chứ. Chưa kịp nói lời yêu đương thì tuổi 26, 27 đã đến; bố mẹ lùa đi lấy chồng chẳng khác gì lùa vịt. Chống chế không chịu thì mặt nặng mày nhẹ, nói bóng gió bất hiếu, hàng xóm cũng chẳng để yên.
Những người hoạt động tích cực trong chuyện dựng vợ gả chồng lại chẳng phải là những nam thanh nữ tú, mà lại chính là thế hệ đi trước.
Họ đưa ra lý thuyết cổ điển phi logic: Bố mẹ làm vậy cũng chỉ vì tương lai của con mà thôi, rồi không ngừng giới thiệu những người bạn chẳng biết, buộc bạn phải kết hôn và sớm có con. Một sai lầm khác lại bắt đầu từ đây. Sau khi kết hôn, vừa phải gánh vác trách nhiệm gia đình, gánh nặng gia đình với một người bạn đời mới quen có sự khác biệt rất lớn về tính cách và quan niệm sống. Dù ngậm ngùi vài năm nhưng cái gì cũng có giới hạn của nó, ly hôn hay không cũng trì hoãn sự hạnh phúc của bạn trong nhiều năm.
Tại sao mọi người kết hôn? Không phải là vì hạnh phúc và muốn nương tựa vào nhau trong nhiều thập kỷ tới hay sao? Kết hôn vì lý tưởng của bố mẹ, kết hôn vì tuổi tác, hôn nhân không có nền tảng tình cảm thì còn gì là hạnh phúc? Tôi không muốn câu hỏi của các con:"Bố mẹ lại cãi nhau, không phải vì yêu nhau nên mới lấy nhau sao?" lại được trả lời bằng câu: "Ông bà giới thiệu nên bố mẹ mới kết hôn!"
Nhiều người nói rằng: "Con gái sinh năm 90 ấy, họ tôn thờ tiền bạc, những thứ phù phiếm, chọn bạn đời thì tiêu chuẩn là phải có nhà, có xe". Bố mẹ nào mà chẳng muốn con gái mình mình tìm được một anh chồng tốt, họ sẽ chẳng dại gì mà gả con gái cho một nhà không bằng nhà mình để chịu khổ. Khi ra mắt, họ sẽ hỏi thu nhập, gia cảnh, công việc của bố mẹ, có nhà không, có xe chưa... Bố mẹ nào cũng vậy, nhưng tại sao khi con gái đặt ra tiêu chuẩn thì nhiều người thế hệ trước tỏ ra sành sỏi lại phán xét?
Chúng ta lớn lên dưới kiểu giáo dục hôn nhân này, nói vu vơ rằng chịu hay không cũng phải chịu, nhưng thứ chúng ta phải chịu chính là cái mác "tôn thờ tiền bạc và thích sự phù phiếm". Chúng ta muốn bảo vệ những giá trị đúng đắn của hôn nhân như phải dựa trên tình yêu, nhưng vì sự vội vàng của người đi trước đã tạo ra những cuộc "hôn nhân cưỡng bức" đáng sợ. Tại sao đến gần 30 tuổi rồi, tôi phải lấy một người mà tôi không thích? Tại sao tôi phải xem những bức ảnh chân dung của những người mà tôi không hứng thú, thậm chí tôi còn không biết bố mẹ lấy từ đâu ra? Chỉ cần nhìn vừa mắt là có thể kết hôn luôn được sao?
Chuyện con gái lấy chồng, đến tận những năm 20 thế kỷ 21 rồi vẫn còn là một chủ đề luôn được đưa ra để tranh luận. Những cô gái lấy chồng muộn, dù ngoại hình xinh đẹp ra sao, học thức có cao đến đâu, được đồng nghiệp, sếp ưu ái ra sao tại chỗ làm việc, họ mạnh mẽ như thế nào trong cuộc sống - miễn là chưa lấy chồng thì sẽ bị những người khác đưa ra mổ xẻ, thậm chí là đánh giá về nhân cách, những lời đàm tiếu về họ đâu thể thiếu: "Vài năm nữa, thế nào cô ta cũng phải khóc lóc vì không lấy được chồng", "Nhìn cô ta học cao như vậy, ai dám lấy chứ", "Xinh gái vậy mà chưa kết hôn, chắc lại đi làm nhân tình của ông nào rồi"...
Thời đại ngày nay không chỉ tạo áp lực quá lớn cho những người lấy chồng muộn, mà còn có quá nhiều định kiến cho những cô gái như vậy.
Kết hôn sớm hay muộn, ai cũng có quyền lựa chọn, không ai có quyền đánh giá cuộc hôn nhân của người khác, chứ đừng nói đến việc quyết định và can thiệp vào cuộc hôn nhân đó, thậm chí là người thân.
Nhưng, bạn cũng nên nhận ra, tình yêu và hôn nhân trong thực tế lại là hai thuật ngữ, khái niệm khác nhau. Thực tế, những người thường xuyên đòi ly hôn hoặc đã ly hôn thường là những người kết hôn vì họ tin vào tình yêu đó. Tất nhiên, chúng ta cũng không thể phủ nhận cuộc hôn nhân lý tưởng chính là nền tảng phát triển tình yêu. Thế giới tình yêu không có đúng sai, tìm được người ưng ý thì có lẽ cuộc sống hôn nhân không quá dài nhưng nó đủ ngọt ngào. Chúng ta cũng phải thừa nhận quan điểm của thế hệ trước đã cũ nhưng họ cũng hiểu biết cuộc sống hôn nhân hơn chúng ta.
Chỉ là, nếu bạn thực sự không thích, thì đừng ép bản thân phải kết hôn.
Muốn được vợ hoặc chồng yêu chiều, hạnh phúc thì hãy ngừng suy diễn trong hôn nhân Chỉ vì suy diễn lời ăn, tiếng nói, hành động... của nhau mà nhiều cặp vợ chồng đã dẫn tới cãi vã, bạo lực. Suy diễn làm nhiều người nhà tan, cửa nát mà nguyên nhân ban đầu có thể xuất phát từ tình yêu thương "nửa kia", nhưng vô tình khiến bạn trở thành người độc đoán, thích kiểm soát và làm...