Những điều cần biết về bệnh tiểu đường
Người mắc bệnh tiểu đường nếu bị vết thương hở sẽ khó lành và có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn bình thường.
Khi phát hiện mình bị tiểu đường ở giai đoạn sớm, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát nó và sống bình thường. Song bạn cũng cần lưu ý cẩn thận về chế độ ăn uống và mức độ tập thể dục của mình.
Tiểu đường có hai loại: tuýp I và tuýp II. Ngày nay bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh này vì những thay đổi về thực phẩm và phong cách sống. Trẻ em cũng không tránh khỏi bị đái tháo đường. Di truyền là một nhân tố gây bệnh, song thực tế bệnh này hoàn toàn có thể ngăn ngừa lây truyền cho trẻ ngay cả khi cha mẹ bị mắc bệnh. Dưới đây là một số sự thật bạn cần biết để phòng và điều trị bệnh tiểu đường:
1. Không có nhiều người phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm
Nếu bạn cảm thấy mình có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường do thói quen ăn uống, lối sống hoặc di truyền từ gia đình thì hãy đi thử nghiệm máu 2 tháng một lần để kiểm tra. Bạn không muốn nhận được tin mình bị tiểu đường, song thà biết sớm còn hơn quá muộn. Nếu phát hiện sớm, bệnh có thể được chữa khỏi nhờ chế độ ăn uống, các bài tập thể dục và vài loại thuốc cơ bản.
2. Tiểu đường có thể dẫn đến các bệnh về tim và gây mù mắt
Bệnh sẽ làm tăng nhãn áp và tăng lượng đường trong máu. Tiểu đường không được điều trị có thể dẫn đến đau tim và mù mắt.
3. Cẩn thận với những vết thương hở
Video đang HOT
Bạn cần cẩn thận với những vết thương hở khi mắc bệnh tiểu đường. Những vết thương này cần một thời gian dài để có thể làm lành và có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn bình thường, đặc biệt là những vết thương ở chân. Do đó hãy luôn mang dép khi ra ngoài và rửa chân cẩn thận sau khi bạn đi đâu đó với chân trần.
4. Nếu béo phì là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường, bạn có thể phẫu thuật giảm béo
Phẫu thuật giảm béo là phương pháp tốt để kiểm soát bệnh tiểu đường nếu bạn bị béo phì. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ để đưa ra sự lựa chọn hiệu quả nhất cho bản thân. Bác sĩ cũng sẽ cho bạn biết việc phẫu thuật giảm béo có để lại biến chứng hay không.
5. Bệnh tiểu đường tuýp II thường không có triệu chứng
Có thể bạn bị mắc bệnh tiểu đường nhưng khi biết thì đã quá muộn. Ở tuýp I, bạn sẽ thấy mình có nhu cầu đi tiểu thường xuyên và dễ bị mệt mỏi. Do đó, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn cảm thấy cơ thể có những triệu chứng bất thường.
6. Bị tiểu đường trong thời kỳ mang thai có thể tái phát sau khi sinh con
Nếu bạn mắc bệnh trong khi mang thai, bệnh càng có nhiều cơ hội tái phát sau đó. Có rất nhiều cơ hội bệnh tái phát sau khi sinh con nên bạn cần đảm bảo không để mình mắc bệnh trở lại sau khi sinh. Hãy tập thể dục thường xuyên, đồng thời chú ý đến sức khỏe và chế độ ăn uống. Một chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên không chỉ giúp bạn kiểm soát bệnh mà còn ngăn chặn nó trong thời gian dài.
Thi Trân
Theo VnExpress
6 sự thật cần biết về bệnh tiểu đường
Người mắc bệnh tiểu đường nếu bị vết thương hở sẽ khó lành và có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn bình thường.
Khi phát hiện mình bị tiểu đường ở giai đoạn sớm, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát nó và sống bình thường. Song bạn cũng cần lưu ý cẩn thận về chế độ ăn uống và mức độ tập thể dục của mình.
Tiểu đường có hai loại: tuýp I và tuýp II. Ngày nay bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh này vì những thay đổi về thực phẩm và phong cách sống. Trẻ em cũng không tránh khỏi bị đái tháo đường. Di truyền là một nhân tố gây bệnh, song thực tế bệnh này hoàn toàn có thể ngăn ngừa lây truyền cho trẻ ngay cả khi cha mẹ bị mắc bệnh. Dưới đây là một số sự thật bạn cần biết để phòng và điều trị bệnh tiểu đường:
1. Không có nhiều người phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm
Nếu bạn cảm thấy mình có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường do thói quen ăn uống, lối sống hoặc di truyền từ gia đình thì hãy đi thử nghiệm máu 2 tháng một lần để kiểm tra. Bạn không muốn nhận được tin mình bị tiểu đường, song thà biết sớm còn hơn quá muộn. Nếu phát hiện sớm, bệnh có thể được chữa khỏi nhờ chế độ ăn uống, các bài tập thể dục và vài loại thuốc cơ bản.
2. Tiểu đường có thể dẫn đến các bệnh về tim và gây mù mắt
Bệnh sẽ làm tăng nhãn áp và tăng lượng đường trong máu. Tiểu đường không được điều trị có thể dẫn đến đau tim và mù mắt.
3. Cẩn thận với những vết thương hở
Bạn cần cẩn thận với những vết thương hở khi mắc bệnh tiểu đường. Những vết thương này cần một thời gian dài để có thể làm lành và có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn bình thường, đặc biệt là những vết thương ở chân. Do đó hãy luôn mang dép khi ra ngoài và rửa chân cẩn thận sau khi bạn đi đâu đó với chân trần.
4. Nếu béo phì là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường, bạn có thể phẫu thuật giảm béo
Phẫu thuật giảm béo là phương pháp tốt để kiểm soát bệnh tiểu đường nếu bạn bị béo phì. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ để đưa ra sự lựa chọn hiệu quả nhất cho bản thân. Bác sĩ cũng sẽ cho bạn biết việc phẫu thuật giảm béo có để lại biến chứng hay không.
5. Bệnh tiểu đường tuýp II thường không có triệu chứng
Có thể bạn bị mắc bệnh tiểu đường nhưng khi biết thì đã quá muộn. Ở tuýp I, bạn sẽ thấy mình có nhu cầu đi tiểu thường xuyên và dễ bị mệt mỏi. Do đó, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn cảm thấy cơ thể có những triệu chứng bất thường.
6. Bị tiểu đường trong thời kỳ mang thai có thể tái phát sau khi sinh con
Nếu bạn mắc bệnh trong khi mang thai, bệnh càng có nhiều cơ hội tái phát sau đó. Có rất nhiều cơ hội bệnh tái phát sau khi sinh con nên bạn cần đảm bảo không để mình mắc bệnh trở lại sau khi sinh. Hãy tập thể dục thường xuyên, đồng thời chú ý đến sức khỏe và chế độ ăn uống. Một chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên không chỉ giúp bạn kiểm soát bệnh mà còn ngăn chặn nó trong thời gian dài.
Thi Trân (Theo Magforwomen)
Ngăn bệnh khớp tái phát - Không khó! Theo thống kê, khoảng 1/3 số bệnh nhân bị viêm khớp có nguy cơ bị tái phát bệnh khi thay đổi thời tiết, thậm chí chỉ ngay khi vừa kết thúc đợt điều trị. Tuy nhiên, trong thực tế, để ngăn những cảm giác khó chịu như đau, nhức, mỏi quay lại, không hề khó. Vì sao bệnh khớp dễ tái phát? Với...