Những điều cần biết trước khi nặn mụn
Việc tự nặn mụn thường không được khuyến khích vì có thể gây nổi mụn nhiều hơn hoặc để lại vết thâm, sẹo trên gương mặt.
Mụn hình thành khi các lỗ nhỏ trên da, được gọi là nang lông, bị tắc nghẽn. Chính vì việc này nên nhiều người cảm thấy khó chịu và muốn tự tay loại bỏ mụn trên gương mặt.
Lưu ý khi nặn mụn
Nặn mụn là sự tác động cơ học để loại bỏ nhân mụn ra khỏi bề mặt da và quá trình này sẽ tạo một tổn thương nhỏ cho da. Vì vậy, muốn nặn mụn đúng cách không để lại sẹo thì cần tiến hành vào thời điểm thích hợp. Đó là khi nhân mụn đã được hình thành hoàn toàn, đầu mụn khô và cứng ở trung tâm.
Nặn mụn khi mụn quá non vừa khó lấy hết được nhân mụn, vừa gây đau cho bệnh nhân. Thậm chí làm tăng quá trình viêm nhiễm khiến bệnh nhân phải điều trị nhiều lần.
Ngoài ra, nếu tự nặn mụn thì nên chọn thực hiện vào buổi tối. Vì lúc đó làn da bạn có thời gian nghỉ ngơi và hạn chế các nguy cơ gây nhiễm trùng. Điều quan trọng là cần biết cách nặn mụn không để lại sẹo. Cách tốt nhất bạn nên đến trung tâm y tế để thực hiện. đúng cách.
Cần nặn mụn đúng cách để không gây tổn thương trên da.
Video đang HOT
Các bước nặn mụn đúng cách
- Rửa mặt sạch và sau đó thấm khô da.
- Làm mềm nốt mụn và làm giãn nở lỗ chân lông sẽ giúp bạn dễ lấy nhân mụn hơn.
- Khử trùng da tay hoặc đeo găng tay y tế: Để ngăn ngừa vi khuẩn trên tay bạn xâm nhập vào các nốt mụn vừa nặn xong, bạn hãy rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn. Ngoài ra, bạn nên đeo găng tay y tế dùng một lần khi tiến hành nặn mụn bằng dụng cụ nặn mụn.
- Sát trùng nốt mụn: Trước khi sử dụng dụng cụ trị mụn, bạn hãy sát trùng nốt mụn trước để đảm bảo vi khuẩn không vô tình bị đẩy vào sâu hơn trong lỗ chân lông lúc bạn thực hiện tự nặn mụn tại nhà.
Bạn có thể dùng bông gòn thấm cồn y tế lau qua vùng da chuẩn bị nặn mụn để sát trùng. Đồng thời, bạn cũng phải sát trùng các dụng cụ nặn mụn để tránh tuyệt đối sự xâm nhập của vi khuẩn lên da.
- Chăm sóc da sau khi nặn mụn: Sau khi nặn mụn, phải chăm sóc da thật tốt để không bị sẹo thâm hoặc bị nổi mụn lại tiếp. Bạn có thể dùng nước đá chườm lên nốt mụn để chúng bớt sưng và giúp thu nhỏ lỗ chân lông.
Kế tiếp, hãy sử dụng thuốc đặc trị mụn thoa lên da để giúp nốt mụn mau lành. Bạn nên thoa kem chống nắng để bảo vệ da sau khi nặn mụn để da không bị thâm sạm. Đồng thời, bạn cũng cần chú trọng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để mau chóng lấy lại làn da khỏe mạnh.
4 lý do khiến thâm mụn mãi 'đóng quân' trên mặt bạn mãi không hết
Bạn dùng đủ mọi cách mà không thể hết vết thâm mụn thì hãy chú ý những lý do dưới đây nhé.
Nôn nóng "xử lý" những nốt mụn
Nguyên do thứ hai khiến cho vết thâm mụn tồn tại lâu là do thói quen nôn nóng loại bỏ mụn sớm và tìm mọi cách để điều trị thâm mụn tại nhà như sử dụng thuốc giảm mụn, kem trị mụn không rõ nguồn gốc dẫn đến hàng loạt sẹo thâm trên da.
Ảnh minh họa.
Trị thâm mụn sai cách
Lời khuyên tốt nhất cho bạn là không nên nặn mụn, vì điều này có thể khiến bạn vô tình để lại sẹo thâm trên da, nếu không có phương pháp nặn mụn đúng cách, nhất là đối với những nốt mụn ở tuổi đời còn "non". Vơímụn đã "già" và đã trồi hẳn lên bề mặt da, bạn cần nặn chúng để lấy hết nhân mụn tồn đọng trong da. Vì nếu để nhân mụn chín quá sâu trên da, thì e rằng nốt mụn của bạn sẽ càng lâu khỏi hơn đấy.
Bạn nêntừ bỏ thói quen loại bỏ mụn ngay từ lần gặp đầu tiên. Bởi đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến cho vết thâm mụn xuất hiện, và ở lại thật lâu trên da mặt bạn.
Tự ý nặn mụn
Nhiều nàng do khó chịu với những nốt mụn vừa mới xuất hiện trên da, nhất là mụn bọc mủ với kích thước lớn ở trung tâm gương mặt khiến bạn muốn loại bỏ ngay tức khắc và vội vã nặn mụn dù cho nhân mụn vẫn chưa chín.
Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến thâm mụn xuất hiện và ở lại dài lâu trên da mặt. Muốn trị mụn thâm hiệu quả, trước hết nàng cần loại bỏ ngay thói quen tự nặn mụn quá sớm.
Nặn mụn và những vết thâm do mụn khác tưởng chừng như đơn giản mà ai cũng có thể làm được, nhưng để làm đúng thì phải có kỹ thuật. Bạn cần có kỹ thuật nặn mụn để tránh: sẹo mụn vĩnh viễn, mụn đau hơn hoặc bị nhiễm trùng.
Nặn mụn sai cách có thể đẩy một số chất bên trong mụn vào sâu hơn trong da, làm tăng tình trạng viêm nhiễm. Hơn nữa, việc nặn mụn không đúng kỹ thuật có thể khiến vi khuẩn từ mụn viêm lây lan sang các lỗ chân lông và nang lông khác, đồng thời tạo ra ổ mụn lớn hơn.
Vệ sinh và chăm sóc da mụn kém khoa học
Thông thường những làn da bị mụn là làn da nhạy cảm, rất dễ bị tổn thương. Việc sử dụng mỹ phẩm trị mụn thâm tùy ý, dùng mỹ phẩm không tốt, không hợp sẽ khiến mụn nặng hơn và xuất hiện những vết thâm mụn dày đặc.
Không chỉ vậy việc chăm sóc da nhờn mụn theo thói quen tự nhiên, hay sờ tay lên mặt mỗi ngày, dùng kem che khuyết điểm để che thâm mụn sẽ chỉ khiến thâm mụn "thủy chung" với là da mà thôi.
10 sai lầm điều trị mụn trứng cá khiến mặt bạn dễ 'toang' Mụn trứng cá hình thành khi lỗ nang lông trên da bị bít tắc do chất bã nhờn tiết ra nhiều. Mụn trứng cá khiến bạn thiếu tự tin và tìm mọi cách để điều trị chúng. Khi cố tìm mọi cách điều trị mụn trứng cá (sai cách) thì có thể gây nên nhiều biến chứng hơn. Thực tế, mụn trứng cá...