Những điều bạn cần biết về răng khôn
Răng khôn là bộ răng hàm thứ ba nằm ở phía sau miệng. Răng khôn thường mọc ở độ tuổi từ 17 đến 25.
Cứ 10 người thì đến 9 người có ít nhất 1 chiếc răng khôn gây hại – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Một số người không có răng khôn, và một số người có răng khôn không gây hại vì có đủ chỗ trong hàm cho răng khôn.
Tuy nhiên, một số người, không còn chỗ trống trong miệng để răng khôn mọc lên. Trong trường hợp này, răng sẽ mọc kẹt bên dưới bề mặt nướu, gây hại, theo Insider.
Khi điều này xảy ra, nó có thể gây đau và kích ứng nướu tại vị trí răng khôn đâm vào, cũng như tạo ra các ổ áp xe ở những khu vực hiểm hóc, có thể dẫn đến nhiễm trùng nguy hiểm.
Cách tốt nhất để đối phó với răng khôn gây hại là nhổ đi.
Sau đây là một số dấu hiệu nhận biết răng khôn gây hại và khi nào nên đi nha sĩ.
Cách tốt nhất để đối phó với răng khôn gây hại là nhổ đi – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Dấu hiệu bạn cần nhổ răng khôn
Tốt nhất nên hỏi ý kiến nha sĩ, nhưng đây là một số dấu hiệu cho thây bạn cần phải nhổ răng khôn, nha sĩ Onika Patel, từ phòng nha Minted Dental cho biết, theo Insider.
Răng khôn bị chèn
Một chiếc răng bị chèn sẽ không thể mọc ra khỏi nướu một cách hoàn toàn và chính xác vì nó nằm trên răng, xương hoặc mô khác.
Video đang HOT
Theo Hiệp hội Các bác sĩ phẫu thuật Răng hàm mặt Mỹ, cứ 10 người thì đến 9 người có ít nhất 1 chiếc răng khôn gây hại.
Có nguy cơ nhiễm trùng và ổ áp xe
Một nghiên cứu nhỏ cho thấy trong số 52 bệnh nhân, 11,5% bị ổ áp xe xung quanh răng khôn bị chèn và 7,7% bị nhiễm trùng. Nhiễm trùng xảy ra đối với răng khôn bị chèn vì chúng khó làm sạch và vi khuẩn dễ tích tụ.
Làm hỏng răng khác
Khi răng khôn bị chèn, nó có thể mọc thẳng vào răng khác, có thể gây hư hại.
Răng khôn khó làm sạch, có thể dẫn đến các bệnh về nướu và sâu răng.
Một nghiên cứu lớn cho thấy trong hơn 2.000 bệnh nhân có độ tuổi trung bình là 62, hầu hết đều có vấn đề về bệnh lý với răng khôn. Với hơn 2/3 số bệnh nhân bị sâu răng hoặc bệnh nha chu trên hoặc xung quanh răng khôn.
Nếu răng khôn gây ra bất kỳ triệu chứng nào kể trên, cần được đánh giá kỹ lưỡng và chụp X-quang để xác định xem có cần phải nhổ hay không, và nhổ có an toàn, không làm tổn thương dây thần kinh hàm dưới hay không, theo Insider.
Có nên nhổ răng khôn không?
Nha sĩ sẽ kiểm tra răng khôn để xem có cần phải nhổ hay không.
Hiệp hội Các bác sĩ phẫu thuật Răng hàm mặt Mỹ quy định rằng không phải tất cả các răng khôn đều cần phải nhổ, nhưng cần đánh giá và theo dõi.
Nha sĩ Patel khuyên cần phải lên lịch kiểm tra và làm sạch 6 tháng một lần, nha sĩ sẽ theo dõi quá trình mọc của răng khôn.
Nha sĩ Patel đưa ra danh sách kiểm tra để xác định xem liệu răng khôn có cần nhổ hay không.
Danh sách kiểm tra bao gồm:
Gây đau
Bị nhiễm trùng
Làm hỏng răng bên cạnh
Bệnh về nướu
Sâu răng
Ngoài ra, cần đánh giá xem răng khôn ở hàm trên có gần xoang của hàm trên hay không, cũng như có gần dây thần kinh ở hàm dưới để xác định yếu tố nguy cơ của việc nhổ răng khôn.
Nhổ răng khôn càng sớm càng tốt, vì vết thương càng mau lành.
Tuy nhiên, răng khôn có thể được nhổ ở mọi lứa tuổi nếu gây ra vấn đề.
Nếu răng khôn mọc lệch nhưng không gây ra vấn đề gì đáng chú ý, vẫn nên đi kiểm tra thường xuyên vì các dấu hiệu ban đầu của bệnh nha chu và sâu răng có thể không đi kèm với bất kỳ triệu chứng nào, theo Insider.
Có nên nhổ 4 răng khôn cùng lúc hay không?
Nhổ 4 răng khôn cùng lúc có được không? Ảnh hưởng của việc nhổ 4 răng khôn một lúc đến sức khỏe người bệnh như thế nào?
Hình minh họa.
Theo chia sẻ của bác sĩ Đào Lê Minh Đức, Chuyên khoa Răng hàm mặt, Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ), răng khôn hay còn được gọi là răng số 8, thường mọc ở vị trí trong cùng của hàm. Độ tuổi mọc răng thông thường từ 16 - 20 tuổi, thậm chí có những người trên 25 tuổi vẫn có thể mọc. Theo nghiên cứu, có khoảng 35% dân số sẽ không mọc răng khôn. Vì thế không phải tất cả mọi người đều mọc răng khôn.
Do răng khôn mọc ở vị trí trong cùng của hàm. Không còn nhiều khoảng trống để có thể mọc thuận lợi như các răng khác. Đa số nhiều người khi mọc răng khôn sẽ bị mọc lệch, mọc ngầm hay mọc chen sang các răng số 7. Ảnh hưởng đến cung hàm và gây ra tình trạng đau nhức.
Bên cạnh đó, răng khôn ở trong cùng khiến cho việc vệ sinh răng miệng gặp nhiều khó khăn. Các mảng bám sau khi ăn sẽ còn sót lại, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây ra sâu răng, sưng nướu, nhiễm trùng... Nếu các tình trạng răng miệng này không được phát hiện sớm sẽ dẫn đến việc phá hủy xương hàm quanh răng; có thể lây lan làm ảnh hưởng sang các răng khác bên cạnh.
Nhổ 4 răng khôn cùng lúc có nên không?
Đây là câu hỏi nhiều người bệnh đang lo lắng. Chuyên gia khuyên bạn không nên quá suy nghĩ về vấn đề này. Khi nhổ răng khôn, việc bị đau nhức hay sưng tấy là điều không thể tránh khỏi với bất cứ ca nhổ nào.
Tuy nhiên, nhổ 4 răng khôn cùng lúc nghĩa là sẽ nhổ toàn bộ các răng khôn mọc trong khoang miệng. Bạn sẽ phải chịu đau nhức nhiều hơn, do đó hãy chuẩn bị tâm lý thật tốt để có thể góp phần làm nên sự thành công cho ca nhổ răng. Cùng với đó là lên kế hoạch chăm sóc bản thân sau khi nhổ răng khôn.
Nếu bạn không có khả năng chịu đau, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên nhổ 1 hoặc 2 chiếc một lần. Điều này cũng không có vấn đề gì nhưng bạn sẽ phải chịu đau nhiều lần hơn. Lưu ý khi nhổ răng không nên nhổ 2 răng cùng một phía trong hàm để việc ăn uống vẫn có thể duy trì.
Nhổ răng khôn 4 cái có ảnh hưởng gì không?
Để biết cụ thể về việc nhổ 4 răng khôn có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không. Bạn nên đến trực tiếp nha khoa để được bác sĩ thăm khám, tư vấn. Vì không phải trường hợp răng khôn nào cũng phải nhổ bỏ.
Ví dụ khi răng khôn của bạn bị sâu hay bị viêm lợi trùm sau quá trình khám, bác sĩ sẽ cho bạn biết tình trạng răng miệng của bạn đang ở mức độ nào. Nếu ở mức độ nhẹ thì sẽ được điều trị hết viêm nhiễm.
Còn với răng khôn có tình trạng mọc ngang, mọc lệch đâm sang răng số 7, những trường hợp như này sẽ được các bác sĩ khuyên nhổ bỏ để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Bởi răng khôn mọc ngang sẽ làm răng số 7 bị lung lay, gây ra sâu răng hoặc có 1 số bệnh lý răng miệng khác như viêm lợi, viêm nha chu.
Những lưu ý không thể bỏ qua khi nhổ 4 răng khôn cùng lúc
Trong thời gian đầu khi nhổ răng, vài giờ đầu tiên máu có thể chảy nhiều. Bạn nên sử dụng bông ngậm chặt để sát trùng khoang miệng giúp thấm máu và cầm máu. Nếu tình trạng máu chảy nhiều kéo dài, cần đến ngay nha khoa để được kiểm tra và khắc phục nhanh.
Nếu bị sưng tấy sau khi nhổ 4 răng khôn cùng lúc. Người bệnh hãy ngậm nước lạnh ngày đầu để giảm đau. Ngày thứ 2 sau nhổ, nên chườm ấm, xoa nắn vùng má bị sưng để chống sưng cục, ăn các thức ăn mềm, dễ nhai như sữa, súp, cháo bột. Tránh ăn những đồ ăn cay nóng làm nướu bị tê, mất cảm giác và nướu sẽ bị sưng tấy to hơn.
Khi vừa nhổ răng, nhiều người nghĩ đánh răng sẽ ảnh hưởng đến vị trí nhổ. Do đó, họ sẽ không đánh răng, nhưng có thể thay vào đó là súc miệng nước muối. Tuy nhiên, nếu bạn khéo léo khi đánh răng thì vẫn nên làm sạch răng bằng bàn chải và kết hợp cả sát khuẩn bằng nước muối loãng. Giúp bảo vệ răng miệng được khỏe mạnh hơn.
Bên cạnh việc chăm sóc răng miệng, chế độ ăn uống là yếu tố cần lưu ý sau nhổ răng khôn. Bạn nên sử dụng những món ăn mềm như cháo hay uống sữa trong thời gian đầu. Đến khi vị trí nhổ răng đã ổn định thì có thể ăn uống như bình thường. Ngoài ra, cần phải dùng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ kết hợp nghỉ ngơi hợp lý. Để giúp cho việc hồi phục vết thương sau nhổ răng khôn được an toàn và không xảy ra biến chứng.
Việc nhổ 4 răng khôn cùng lúc là có thể được nhưng bạn cần đến nha khoa có uy tín để được khám và tư vấn cụ thể. Và sau khi nhổ, nếu làm theo sự hướng dẫn của bác sĩ, biết chăm sóc vết thương và ăn uống hợp lý, sẽ không có ảnh hưởng gì đáng ngại đến sức khỏe người bệnh.
Răng khôn mọc lệch, ngầm: Nhổ hay không nhổ? Ai mà chẳng có răng khôn. Điều đáng nói là hầu hết răng "khôn" lại hay mọc "dại". Và ta luôn luôn phải băn khoăn: Răng khôn, nên nhổ hay không? Bạn hãy đọc bài viết sau đây để rút ra câu trả lời cho mình nhé! Hầu hết chúng ta đều nghe qua những câu chuyện "đáng sợ" về việc mọc răng...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Một loại hạt rất sẵn, rẻ tiền nhưng có tác dụng giảm cân hiệu quả

Cách làm dưa cải bắp ngon có lợi cho sức khỏe đường ruột

5 tác dụng của cây kế sữa với sức khỏe

Tăng huyết áp có uống được nước rau diếp cá không, cần hạn chế gì?

Những mẹo giải rượu tự nhiên giúp bạn tỉnh táo nhanh chóng

Dân văn phòng có nguy cơ tổn thương thận nghiêm trọng vì 10 thói quen 'xấu' này

Trà đen và trà xanh: Lựa chọn nào tốt hơn cho sức khỏe?

7 loại trà giúp giải độc gan hiệu quả nhất

Không hoang mang, cũng đừng chủ quan!

Thực hiện 10.000 bước mỗi ngày và 30 phút đi bộ ngắt quãng, cái nào tốt hơn?

Khi nào nên dùng đồ uống thể thao?

Nhiều người trẻ nạp đường vượt khuyến nghị WHO
Có thể bạn quan tâm

Ngay khi biết tin bạn gái bị ung thư giai đoạn cuối, tôi quyết định chia tay, nào ngờ nửa tháng sau nhận được thiệp mời cưới của cô ấy
Góc tâm tình
22:25:28 16/05/2025
Người đàn ông khỏa thân đi dạo trên cần cẩu công trình ở Bình Dương
Tin nổi bật
22:23:20 16/05/2025
Công an Hà Nội thu giữ 100 tấn thực phẩm chức năng, thiết bị y tế giả
Pháp luật
22:20:06 16/05/2025
Ukraine sẵn sàng ngừng bắn vô điều kiện
Thế giới
22:15:47 16/05/2025
Phương Ly tham gia Em xinh "say hi" ở tuổi 35 nhưng luôn coi mình như "em bé"
Tv show
21:57:50 16/05/2025
Shin Seung Ho: Từ vệ sĩ của Irene (Red Velvet) đến tài tử nổi bật của màn ảnh Hàn
Sao việt
21:54:16 16/05/2025
Messi chúc mừng Barca
Sao thể thao
21:50:38 16/05/2025
Người phụ nữ duy nhất bị đồn hẹn hò G-Dragon mà không ai tin, chứng kiến 2 thập kỷ càn quét của "ông hoàng Kpop"
Nhạc quốc tế
21:42:31 16/05/2025
Lê Hùng Nguyễn cùng Jenny Huỳnh bị Forbes 'réo tên' sở hữu thành tích ấn tượng
Netizen
21:31:30 16/05/2025
Bạn gái Diddy lộ hậu quả kinh hoàng sau tiệc thác loạn: Nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm dạ dày, loét miệng vì nuốt 1 thứ
Sao âu mỹ
21:23:23 16/05/2025