Những điện thoại không đáng bỏ tiền mua
Trong vòng một năm trở lại đây, các dòng điện thoại Trung Quốc đã dần bị mất thị phần tại Việt Nam bởi chất lượng kém, hay nhái các dòng điện thoại của thương hiệu lớn. Dưới đây là một số mẫu điện thoại Trung Quốc điển hình bạn nên cân nhắc kỹ trước khi quyết định mua.
A9 – 3G nhái Galaxy Note
Thoạt trông, A9 có hình thức rất giống chiếc điện thoại lai máy tính bảng Samsung Galaxy Note, nhưng nó là một chiếc điện thoại có xuất xứ Trung Quốc. Trên thị trường, khi quảng cáo dòng điện thoại này, người ta không dấu giếm nó “copy 100%” Samsung Galaxy Note. Đặc biệt, nó còn sử dụng lớp dán niêm phong màn hình có in hình quảng cáo là Galaxy Note.
Lời quảng cáo “dế” mới hoành tráng làm sao!
A9 được trang bị công nghệ đa chạm trên màn hình Super AMWVGA 5.0-inch 16 triệu màu, độ phân giải 800 x 480 pixel. Màn hình của A9- 3G là loại WVGA. Máy chạy hệ điều hành Android 2.3.6, camera chụp ảnh 5.0 megapixel… Trong khi Galaxy Note chính hãng có mức giá khoảng 16 triệu đồng thì chiếc điện thoại A9 này được bán ở mức giá “bèo”, chỉ 4,4 đến 4,5 triệu đồng.
Nếu khi mua A9, bạn được người bán giới thiệu ngay là điện thoại “nhái” thương hiệu của Samsung thì không sao, nhưng nếu không biết, rất dễ bị lừa là Galaxy Note thứ thiệt. Theo những người có kinh nghiệm, một số đặc điểm giúp bạn dễ nhận ra đâu là A9 và đâu là Galaxy Note đó là: Galaxy Note của Samsung không sử dụng 2 sim 2 sóng o­nline như A9 Cũng được trang bị 2 camera, nhưng camera sau của A9 chỉ là 5.0MP trong khi Galaxy Note sử dụng camera 8.0MP.
iPhone 5 nhái giá siêu rẻ
Cho tới thời điểm này, Apple vẫn còn chưa ra siêu phẩm iPhone tiếp theo của mình, thế nhưng, trên mạng, những lời rao iPhone 5 giá siêu rẻ đã tràn lan. Xuất xứ của chúng cũng đều từ Trung Quốc. Chỉ cần từ 1 triệu đến 2 triệu đồng, thậm chí chỉ 600 ngàn đồng, là đã có thể sở hữu một chiếc iPhone 5 nhái.
Dù bản thân “quả táo khuyết” Apple chưa chính thức tung ra iPhone 5, thế nhưng, nó đã làm bị nhái từ lâu.
Điểm nhấn của chiếc điện thoại này đó chính là kích thước chỉ bằng 1/3 so với iPhone 4 Apple hiện tại. Tuy nhiên, theo quan sát và đánh giá của nhiều người thì đây chỉ là một bản iPhone giả mạo ăn theo xu hướng và thời sự hiện nay. Theo lời quảng cáo, iPhone 5 “nhái” sở hữu màn hình lớn hơn 4-inch, sử dụng cổng sạc 30 pin như iPhone 4S.
iPhone 4GS j9
iPhone 4GS j9
Đây là một sản phẩm nhái siêu phẩm iPhone 4S của “quả táo khuyết” Apple. Nó có mức giá khoảng 900 ngàn đồng. iPhone 4GS j9 được quảng cáo với vỏn vẹn thông tin: là có màn hình cảm ứng, kiểu thẳng. Các kết nối Bluetooth, Wap với tính năng nổi bật là chụp ảnh, nghe nhạc. Xem ra, ngoài vẻ bề ngoài được nhái giống với iPhone 4S, chiếc điện thoại Trung Quốc này không có gì để có thể sánh được với iPhone 4S chính hiệu.
Video đang HOT
Nokia N9 Trung Quốc
Nokia N9 Trung Quốc cũng được quảng cáo giống y chang hàng xịn về kiểu dáng. Và thoạt trông, đúng là khó mà nhận ra đây là một chiếc điện thoại nhái Nokia N9. Kiểu dáng thiết kế đẹp, vỏ thép chắc chắn. Tuy nhiên, với mức giá được bán ra trên thị trường, khoảng 1,5 triệu đồng, “tiền nào của nấy” đã được chứng minh rõ với những tính năng được trang bị như màn hình rộng 3.9 inch, chụp ảnh quay phim 2.0 Megapixel, nghe nhạc MP3, MP4, trang bị kết nối Bluetooth, FM, java… Hỗ trợ các mạng GSM 800/900/1800/1900.
Nokia N9 nhái quả là giống với siêu phẩm xịn của Nokia.
Trong khi đó, siêu phẩm Nokia N9 – một trong những dòng điện thoại cao cấp nhất của Nokia hiện đang được bán ra tại thị trường Việt ở mức trên 10 triệu đồng. Nokia N9 được trang bị hệ điều hành MeeGo phiên bản mới nhất, màn hình AMOLED 3,9″ bóng bẩy, đồng thời hỗ trợ mọi thao tác cảm ứng và bấm chạm.
Nokia N9 cung cấp 3 màn hình chủ, hỗ trợ đa nhiệm và khả năng hoạt động trên mọi băng tần GSM và WCDMA. N9 có tốc độ HSDPA 14,4Mbps và HSUPA 5,76Mbps tích hợp khả năng kết nối WiFi, Bluetooth và GPS. Nokia N9 có 2 phiên bản bộ nhớ lưu trữ là 16GB và 64GB. Không như Nokia N9 nhái, siêu phẩm xịn được trang bị máy ảnh 8 megapixel, cho phép quay phim HD chuẩn…
Có giá bán chỉ bằng một phần ba sản phẩm chính hãng, bản nhái của Samsung Galaxy S3 được quảng cáo sở hữu cấu hình khá tốt, cảm ứng mượt và và thiết kế giống hệt smartphone “bom tấn”. Hiện giờ, thịnh hành nhất là HDC Galaxy S3, giá bán 4,3 triệu đồng.
Về mặt cấu hình, chiếc điện thoại nhái được cho “anh em sinh đôi” của Samsung Galaxy S3 có “quốc tịch” Trung Quốc được trang bị màn hình 4.8-inch, độ phân giải HD 1280×720pixel, hai khe cắm SIM và pin 2500mAh, hệ điều hành Android 4.0.
HDC Galaxy S3
“Dế” có bộ xử lý MT6577 của smartphone nhái này có tốc độ xung nhịp 1.2GHz, bộ nhớ RAM 1GB. Máy hỗ trợ mạng GSM và WCDMA. Bộ nhớ trong dung lượng 16GB. Dù vậy, nếu đặt sản phẩm của HDC cạnh chiếc Galaxy S3 “xịn”, có thể nhận ra ngay sản phẩm nhái. Điểm để phân biệt dễ nhất đó là HDC Galaxy S3 có thiết kế dày hơn, viền màn hình rộng hơn nhưng trọng lượng lại nhẹ hơn siêu phẩm xịn.
Kết luận
Tháng 9 năm ngoái, tại Trung Quốc, cảnh sát Thượng Hải đã thu giữ lô hàng iPhone nhái với số lượng lớn. Với việc làm nhái như hàng thật, khách hàng rất khó phân biệt được.
Việc cơ quan chức năng của đất nước này – nơi nổi tiếng với các sản phẩm “bắt chước” thương hiệu một cách tinh vi còn đang nói không với sản phẩm nhái, liên tục triển khai các cuộc truy quét đối tượng làm nhái sản phẩm thương hiệu lớn như vậy, thì hà cớ gì, khi chúng được “tuồn” vào Việt Nam, chúng ta không tẩy chay dù rằng mức bán ra được quảng cáo rất “bèo”.
Theo Vietbao
Phân biệt HKphone 4S Retina Pro với iPhone 4S
Bây giờ, nếu ra đường bất chợt bạn để ý thấy người nào cũng dùng iPhone 4S thì hãy khoan vội ngạc nhiên. Bởi lẽ, ngoài iPhone 4S hàng xịn của Apple giá từ 16,2 triệu đồng, trên thị trường còn nhan nhản "iPhone 4S" giá chưa đến 5 triệu đồng - trong đó có HKphone 4S Retina Pro.
Điện thoại này do công ty Linh Trung Tín (Hà Nội) nhập về từ Trung Quốc, bắt đầu bán ra thị trường từ tháng 6/2012 với giá 4,5 triệu đồng. Máy sử dụng màn hình 3.5 inch, chạy hệ điều hành Android 4.0, chip xử lý lõi đơn 1 GHz, camera chính mặt sau 8 megapixel có khả năng quay phim chuẩn HD 720p, bộ nhớ RAM 512 MB, bộ nhớ trong 4 GB và thẻ nhớ microSD 16 GB gắn sẵn trong máy.
Theo quảng cáo trên website của Hkphone, Hkphone 4S Retina Pro được "thiết kế giống iPhone 4S đến độ hoàn hảo", đến nỗi "khi cầm HKPhone 4S-Retina Pro trên tay cả những người đã từng sử dụng iPhone 4S cũng khó lòng tìm ra khác biệt".
Thực tế, phải công nhận Hkphone 4S Retina Pro như sao y bản chính của iPhone 4S, từ thiết kế phần cứng, thông tin trên vỏ máy cho đến màn hình Home, các icon của ứng dụng như App Store... Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là không thể phân biệt được đâu là "vàng", đâu là "thau".
Dưới đây là một số chỉ dẫn giúp bạn phân biệt iPhone 4S của Apple và "iPhone 4S" của Hkphone.
Phân biệt dựa vào thiết kế bên ngoài
Để phân biệt iPhone 4S xịn và Hkphone 4S Retina Pro ta có thể dựa vào các đặc điểm nhận dạng bên ngoài của sản phẩm. Mặc dù sản phẩm iPhone 4S nhái đã được nhà sản xuất cố gắng chau chuốt nhất có thể từ những chi tiết nhỏ để hàng nhái càng giống so với hàng thật càng tốt. Tuy nhiên sản phẩm nhái vẫn chỉ là hàng nhái và nó vẫn tồn tại những điểm khác biệt về thiết kế.
Một trong những khác biệt lớn giữa hàng nhái và xịn đó là mặt vỏ sau của hàng nhái các chi tiết như logo quả táo và các thông tin xuất xứ sản phẩm được in mờ nhạt, khó đọc trong khi ở hàng xịn mọi thứ đều rất nổi bật và rõ ràng.
iPhone 4S xịn với mặt sau màu sắc sáng sủa, dễ nhìn (trái) và Hkphone 4S Retina Pro in mờ nhạt (phải)
Ở cạnh dưới của máy, nếu nhìn thoáng qua thì hàng thật và nhái rất giống nhau nhưng nếu để ý kỹ, bạn sẽ nhận ra có sự khác biệt ở ốc vít và màng loa. iPhone 4S xịn của Apple luôn sử dụng loại ốc vít hình giống bông hoa đào 5 cánh và cần phải có tô vít chuyên dụng để mở vít trong khi iPhone 4S nhái sử dụng loại vít hình 6 cánh với các chi tiết kém sắc xảo hơn. Ngoài ra màng loa iPhone 4S xịn là tấm lưới thép đan chéo nhau trong khi ở sản phẩm nhái là những đường kẻ ngang dọc nhìn có cảm giác thô kệch.
iPhone 4S xịn với ốc vít hình hoa đào 5 cánh (trên) và iPhone 4S nhái ốc vít 6 cánh (dưới)
Một điểm khác biệt nữa ở hai sản phẩm iPhone 4S xịn và nhái đó là ở khay MicroSIM. Bạn hãy dùng que chọc SIM chọc vào một chiếc lỗ nhỏ trên khay SIM để lấy khay SIM ra. Với Apple Phone 4S, trên khay MicroSIM luôn có khắc nổi số IMEI của máy - số IMEI này bắt buộc phải trùng với IMEI trong máy và cả IMEI in trên vỏ hộp sản phẩm. Còn khay MicroSIM của Hkphone 4S Retina Pro không có khắc IMEI.
Phân biệt dựa vào giao diện người dùng, hệ điều hành và ứng dụng tích hợp
Mặc dù thiết kế giao diện người dùng Hkphone 4S Retina Pro giống iPhone 4S xịn nhưng những điểm để phân biệt không phải là khó phát hiện ra.
Đầu tiên là thanh trượt mở khóa màn hình ở màn hình khóa. Trên iPhone 4S xịn, khi người dùng chọn ngôn ngữ máy là tiếng Việt thì ngôn ngữ trên thanh trượt cũng sẽ thay đổi tương ứng và sẽ là "mở khóa" trong khi chiếc iPhone 4S nhái dù đã chọn ngôn ngữ tiếng Việt nhưng thanh trượt vẫn ghi là "slide to unlock".
Điều này có thể được giải thích là bản chất "iPhone 4S" nhái sử dụng hệ điều hành Android 4.0 với giao diện người dùng, launcher, biểu tượng giống iOS thay vì iOS 5.1 của Apple.
Màn hình khóa với thanh trượt mở khóa có tiếng Việt của iPhone 4S (trái) và không có tiếng Việt của iPhone 4S nhái (phải)
Ngay sau khi mở khóa màn hình, một điểm khác biệt dễ nhận thấy nhất đó là iPhone 4S nhái có biểu tượng màu cam hình cái khóa với chú thích "khóa máy" trong khi iPhone 4S xịn sẽ là ứng dụng camera.
Mặc dù iPhone 4S nhái sử dụng giao diện người dùng nhái theo iOS nhưng khó tránh khỏi sự khác biệt, ví dụ iPhone 4S xịn là "Tin nhắn" và hàng nhái sẽ là "Nhắn tin" iPhone 4S xịn là "Ảnh" trong khi iPhone 4S nhái là "Bộ sưu tập".
iPhone 4S nhái được thiết kế các biểu tượng (icon) giống với biểu tượng iOS nhưng vẫn có sự khác biệt. Bàn phím iPhone 4S xịn ở phím cách (Space) sẽ ghi là "dấu cách" còn iPhone 4S nhái là "English", đồng thời một vài phím chức năng không giống nhau (xem ảnh chụp màn hình).
Bàn phím, giao diện người dùng với biểu tượng "Khóa máy" màu cam trên iPhone 4S nhái
Nếu là một người quen sử dụng smartphone thì bạn chẳng cần phải nhớ những điểm khác biệt nói trên mà chỉ cần vào phần "Cài đặt" và đọc thông tin "Giới thiệu điện thoại", thấy ngay hàng nhái dùng hệ điều hành Android 4.0 và tên Hkphone ở đó.(xem ảnh chụp màn hình bên dưới).
Thông tin về sản phẩm iPhone 4S nhái khá mập mờ, có cả tên HKPhone, máy chạy hệ điều hành Android 4.0.3
Chính vì hàng nhái không sở hữu hệ điều hành iOS như hàng xịn nên dĩ nhiên kho ứng dụng của iPhone 4S nhái cũng không phải Apple Store mà là Google Play Store. Khi kích hoạt "AppStore" ở hai sản phẩm iPhone 4S xịn và nhái, iPhone 4S xịn sẽ truy cập vào Apple Store còn hàng nhái sẽ truy cập vào Google Play Store.
iPhone 4S với kho ứng dụng Apple Store (trái) và iPhone 4S nhái với kho ứng dụng Google Play Store (phải)
Cuối cùng, cách đơn giản nhất để phân biệt iPhone 4S xịn và nhái đó là kết nối với máy tính sau đó chạy phần mềm iTunes trên PC để kiểm tra thông số kỹ thuật của máy iPhone. Dù chiếc iPhone nhái có được làm tinh vi đến đâu đi nữa thì cũng không thể qua mặt được phần mềm iTunes của Apple.
Theo VNE
Nokia N9 lộ ảnh chạy Android 4.1 Những người đưa N9 lên Jelly Bean cũng từng giúp smartphone Meego chạy Android 4.0. Hình ảnh được Alexey Roslyakov đưa lên Twitter. Những ngày gần đây liên tiếp chứng kiến sự "tỏa sáng" khi chạy được Android 4.1 của các smartphone bị chính nhà sản xuất "thất sủng" nhưng vẫn được cộng đồng phát triển ủng hộ hết mình. Sau HTC HD2...