Những điểm mới trong xét tuyển ngành quân đội năm 2022
Trong mùa tuyển sinh năm 2022, chỉ tiêu vào các trường khối ngành quân đội cơ bản vẫn giữ ổn định như năm trước, nhưng thí sinh cần lưu ý một số điểm đổi mới.
Đại tá Vũ Xuân Tiến, Trưởng Ban thư ký Ban tuyển sinh quân sự – Bộ Quốc phòng cho biết, năm nay 15 trường đại học, học viện sĩ quan tuyển sinh và đào tạo sĩ quan trình độ đại học. Chỉ tiêu tổ chức tuyển sinh vào các trường quân đội năm nay về cơ bản vẫn giữ ổn định và được thực hiện như năm 2021. Dự kiến đầu tháng 3, Bộ Quốc phòng sẽ công bố.
Đối tượng tuyển sinh là quân nhân đang tại ngũ và đã xuất ngũ trong độ tuổi từ 18 – 23, thanh niên ngoài quân đội trong độ tuổi từ 17 – 21 tuổi. Đặc biệt, năm 2022 các trường quân đội đều tuyển thí sinh nam, chỉ 3 học viện (Học viện Quân y, Học viện Kỹ thuật Quân sự, và Viện Khoa học Quân sự) tuyển thí sinh nữ.
Những điểm mới tuyển sinh ngành quân đội năm 2022. (Ảnh minh hoạ: GDTĐ)
Về phương thức tuyển sinh, các trường quân đội năm nay vẫn thực hiện xét tuyển từ kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT của năm tuyển sinh; thực hiện xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển và xét tuyển học sinh giỏi bậc THPT. Bên cạnh đó, năm nay, các trường quân đội vẫn tổ chức xét tuyển theo các tổ hợp như năm 2021.
Về tiêu chuẩn, các thí sinh đăng ký dự tuyển phải đủ điều kiện về sức khỏe, chính trị, văn hóa và đạo đức.
Các thí sinh sẽ đến ban tuyển sinh cấp huyện để đăng ký, mua hồ sơ và kê khai theo hướng dẫn của cán bộ huyện làm công tác tuyển sinh. Theo hẹn của ban tuyển sinh cấp huyện, đến ngày hẹn, thí sinh sẽ đi khám sức khỏe tại hội đồng sơ tuyển cấp huyện và làm xét nghiệm lâm sàng theo đúng quy định. Thời gian khám sơ tuyển sẽ chia làm hai đợt, vào đầu tháng 4 và cuối tháng 4.
Ông Tiến nhấn mạnh, khi đăng ký, thí sinh cần đăng ký nguyện vọng cao nhất là nguyện vọng 1 vào trường quân đội mong muốn. Đối với các trường có nhiều ngành, thí sinh phải đăng ký vào một ngành nhất định; các nguyện vọng còn lại thì đăng ký vào trường ngoài quân đội theo quy định của Bộ GD-ĐT.
Ngoài ra, giống như năm 2021, các em vẫn được đổi nguyện vọng theo nhóm trường trong thời gian quy định của Bộ GD&ĐT. Có 2 nhóm để thí sinh có thể tham khảo. Nhóm 1 gồm các trường: Học viện Hậu cần, hải quân, biên phòng, phòng không không quân… Nhóm 2 gồm: Học viện Kỹ thuật quân sự, quân y, phòng không không quân hệ kỹ sư hàng không…
Khoa Tuyên truyền Học viện Báo chí và Tuyên truyền: 60 năm phát triển, tự hào
Sau 60 năm xây dựng và phát triển, Khoa Tuyên truyền là đơn vị nghiên cứu hàng đầu về công tác tư tưởng, đào tạo cán bộ tuyên giáo của cả nước.
Video đang HOT
Lãnh đạo, cán bộ giảng viên Khoa Tuyên truyền (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) tại buổi lễ kỉ niệm 55 năm ngày thành lập.
"Cánh chim đầu đàn"
Được thành lập ngày 16/1/1962 cùng với ngày thành lập Trường Tuyên huấn Trung ương (nay là Học viện Báo chí và Tuyên truyền), Khoa Tuyên truyền dần khẳng định được vị thế là cơ sở nghiên cứu về khoa học công tác tư tưởng và đào tạo cán bộ tuyên giáo duy nhất trong cả nước.
Từ những ngày đầu khi mới thành lập, theo sự phân công của các cấp lãnh đạo, Khoa nhận nhiệm vụ và bắt đầu thực hiện bồi dưỡng cán bộ tuyên giáo và tham gia giảng dạy các lớp đại học chính trị đầu tiên của Học viện.
Sau hơn 30 năm luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, năm 1994, đơn vị này bắt đầu đào tạo cử nhân chuyên ngành Công tác tư tưởng (sau này đổi tên thành Quản lý hoạt động tư tưởng-văn hóa) thuộc ngành Chính trị học và là cơ sở đầu tiên và duy nhất trong cả nước đào tạo cán bộ tuyên giáo ở trình độ đại học.
Đến năm 2002, Khoa Tuyên truyền tiếp tục tuyển sinh khóa đào tạo thạc sỹ đầu tiên chuyên ngành Công tác tư tưởng (sau này đổi tên là Quản lý hoạt động tư tưởng-văn hóa). Đây là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước trưởng thành quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành tuyên giáo cả nước.
Vào năm 2009, được sự cho phép của Ban Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Khoa bắt đầu đào tạo tiến sỹ ngành chính trị học, chuyên ngành Công tác tư tưởng và trở thành cơ sở duy nhất trong cả nước đào tạo cán bộ tư tưởng ở cả ba trình độ: cử nhân, thạc sỹ, tiến sĩ.
Không ngừng phát triển và đi lên, năm 2014, Khoa Tuyên truyền hợp nhất với Khoa Văn hóa phát triển để rồi đến năm 2018 bắt đầu đào tạo khóa đầu tiên cử nhân chuyên ngành Truyền thông chính sách và thạc sỹ chuyên ngành Quản lý Văn hóa, giáo dục và Khoa học. Từ đây, Khoa chính thức đào tạo 3 chuyên ngành và 3 bậc học.
Trọng trách vẻ vang
Theo chức năng, nhiệm vụ được phân công, Khoa Tuyên truyền là đơn vị chuyên môn có chức năng tham mưu và tổ chức thực hiện, phát triển các chương trình đào tạo, bồi dưỡng; triển khai thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học; quản lý người học ở các hệ và các bậc đào tạo theo phân cấp quản lý.
Các cán bộ, Đảng viên của Chi bộ Khoa Tuyên truyền tại Đại hội Chi bộ.
Cùng với đó, Khoa cũng có nhiệm vụ lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục đào tạo theo kế hoạch chung của Học viện; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động khoa học và hợp tác quốc tế.
Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho người học; phối hợp với các đơn vị liên quan quản lý, đánh giá, xếp loại sinh viên; thực hiện chế độ, chính sách cho sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh.
Đồng thời, quản lý công chức, viên chức, người lao động của đơn vị; thực hiện các chế độ chính sách, đào tạo, bồi dưỡng, thi đua, khen thưởng và kỷ luật đối với công chức, viên chức, người lao động của Khoa theo thẩm quyền được phân cấp; quản lý và sử dụng tài sản được giao cũng như các nhiệm vụ khác được giao theo quy định của pháp luật và của Học viện.
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, Khoa Tuyên truyền cũng không ngừng đào tạo, nâng cao năng lực, chuyên môn cũng như bổ sung đội ngũ cán bộ, nhân viên, giảng viên.
Với 2 Tiến sĩ nhiều kinh nghiệm chuyên môn nằm trong Ban Chủ nhiệm là TS. Lương Ngọc Vĩnh - Trưởng khoa, Bí thư chi bộ và TS. Đinh Thị Thanh Tâm - Phó Trưởng khoa, Phó Bí thư chi bộ, Khoa Tuyên truyền có cơ cấu gồm 3 bộ môn tương ứng với 3 chuyên ngành hiện đang đào tạo: Bộ môn Quản lý hoạt động tư tưởng-văn hóa; Bộ môn Văn hóa phát triển và Bộ môn Truyền thông chính sách.
Mặt khác, Khoa cũng có đội ngũ cán bộ, giảng viên trẻ, năng động và được đào tạo bài bản cả về chuyên môn và phương pháp giảng dạy, được đào tạo chuyên sâu về các lĩnh vực chủ yếu: Công tác tư tưởng, Văn hóa học, truyền thông chính sách.
Theo thống kê, Khoa Tuyên truyền có đến 11 Phó giáo sư, Tiến sĩ; 6 Nghiên cứu sinh. Đặc biệt, 100% giảng viên có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm và được tập huấn về phương pháp dạy học tích cực.
Với tầm nhìn chiến lược và đảm bảo công tác giảng dạy toàn diện, Khoa đã xây dựng được đội ngũ giảng viên kiêm nhiệm, thỉnh giảng gồm 21 nhà giáo, nhà khoa học có uy tín, cán bộ lãnh đạo, quản lý cao cấp thuộc các cơ quan Trung ương và nhiều cơ sở đào tạo khác như: Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương, Học viện Chính trị-Bộ Quốc phòng...
Tính đến năm 2022, Khoa Tuyên truyền có đến 7 chuyên ngành đào tạo ở bậc đại học và sau đại học như: Chuyên ngành Quản lý hoạt động tư tưởng; chuyên ngành hoạt động tư tưởng- văn hóa; chuyên ngành Văn hóa phát triển; chuyên ngành Truyền thông chính sách; chuyên ngành Quản lý văn hóa, giáo dục và khoa học và chuyên ngành công tác tư tưởng
Mặt khác, Khoa cũng tham gia bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ công tác tuyên giáo, báo cáo viên cho các địa phương, ban, ngành, đoàn thể, lực lượng vũ trang trong cả nước và nước bạn Lào. Cùng với đó là tham gia đào tạo các ngành giáo dục lý luận chính trị, khoa học xã hội và nhân văn của Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Vinh dự, tự hào
Gần 60 năm qua, Khoa Tuyên truyền đã có nhiều đóng góp quan trọng vào sự nghiệp nghiên cứu khoa học và đào tạo cán bộ tư tưởng của Đảng. Khoa đã đào tạo gần 10.000 cử nhân chuyên ngành Công tác tư tưởng, Quản lý văn hóa-tư tưởng và nay là Quản lý hoạt động tư tưởng-văn hóa cho cả nước và nước bạn Lào, 393 thạc sĩ và 31 NCS đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ. Khoa còn tham gia đào tạo hàng nghìn nhà báo, biên tập viên xuất bản và giảng viên lý luận chính trị. Tổ chức bồi dưỡng về chính trị, nghiệp vụ cho hàng vạn cán bộ tuyên giáo trên cả nước.
Năm 2006, Khoa Tuyên truyền đã vinh dự được Chủ tịch Nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba
Năm 2012, Khoa tiếp tục nhận Huân chương Lao động hạng Nhì
Trong 3 năm 2005, 2010 và 2017, Thủ tướng chính phủ đã trao tặng Bằng khen cho Khoa vì những đóng góp và cống hiến nổi bật.
Không chỉ vậy, Khoa Tuyên truyền cũng nhiều lần được Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tặng Bằng khen và Cờ thi đua; Học viện Báo chí và Tuyên truyền tặng nhiều giấy khen, danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc.
Trong 5 năm gần đây, tập thể cán bộ, giảng viên của Khoa luôn khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đào tạo cán bộ và nghiên cứu khoa học. Khoa đã trực tiếp đào tạo được gần 600 sinh viên hệ chính quy và hơn 400 học viên hệ đào tạo không tập trung; bồi dưỡng gần một nghìn cán bộ tuyên giáo cho các cấp ủy đảng, đoàn thể, lực lượng vũ trang; tham gia hàng trăm lớp bồi dưỡng báo cáo viên, Ban chỉ đạo 35 cho các địa phương trong các nước. Sản phẩm đào tạo của Khoa đã được xã hội thừa nhận, về cơ bản có đầy đủ phẩm chất vă năng lực tiến hành công tác tư tưởng, văn hóa.
Nhiều sinh viên tốt nghiệp đang công tác ở các cơ quan tuyên giáo, báo chí địa phương trong cả nước. Nhiều sinh viên, học viên còn phát huy năng lực sở trường ở các ngành, lĩnh vực khác nhau trong hệ thống chính trị và trong xã hội. Về thành tích trong nghiên cứu khoa học Cùng với đào tạo, hoạt động nghiên cứu khoa học được Khoa Tuyên truyền xem là một trong hai nhiệm vụ trọng tâm để đóng góp trí tuệ và công sức trong thực hiện mục tiêu và sứ mạng xây dựng Học viện Báo chí và Tuyên truyền trở thành một cơ sở đào tạo, nghiên cứu chất lượng cao. Hoạt động nghiên cứu khoa học gắn kết với quá trình đào tạo của Học viện và Khoa.
Khoa tập trung nghiên cứu hoàn thiện giáo trình đào tạo đáp ứng yêu cầu đào tạo trong thời kỳ mới. Cán bộ, giảng viên trong khoa đã tham gia nghiên cứu 03 đề tài cấp Nhà nước, 07 cấp Bộ và hàng trăm đề tài cấp cơ sở.
Hiện nay, Khoa đang tập trung nghiên cứu các đề tài khoa học để hiện thực hóa mục tiêu 100% các môn học chuyên ngành bậc đại học có giáo trình. Cán bộ, giảng viên trong Khoa đã viết hàng trăm bài báo đăng trên các tạp chí khoa học trong nước và nhiều tham luận ở các hội thảo khoa học do các cơ quan, đơn vị trong và ngoài Học viện tổ chức.
Chất lượng các công trình nghiên cứu khoa học của Khoa luôn được Hội đồng Khoa học - Đào tạo khoa giám sát, đánh giá theo quy định về quản lý khoa học của Học viện. Nhìn chung, những công trình khoa học này đều được xuất bản bởi các nhà xuất bản uy tín, đăng trên những tạp chí khoa học chuyên ngành có chỉ số ISSN, nhiều báo cáo tại các hội thảo quốc tế có hội đồng phản biện chặt chẽ.
Đại đa số các công trình khoa học của Khoa Tuyên truyền đã được xã hội hóa, làm tài liệu học tập, tham khảo cho người học và những ai quan tâm nghiên cứu trong lĩnh vực công tác tư tưởng, tuyên truyền.
Trao đổi với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam, Tiến sĩ Đinh Thị Thanh Tâm - Phó Trưởng khoa, Phó Bí thư chi bộ Khoa Tuyên truyền cho biết, bản thân cũng vinh dự là một trong những người được học tập, rèn luyện và trưởng thành từ Khoa Tuyên truyền từ khi còn là sinh viên đến khi là Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ. Hiện tại, với cương vị là Phó Trưởng Khoa Tuyên truyền nên cô cũng vinh dự được cống hiến, phát triển cùng Khoa.
Khoa không chỉ là một trong những đơn vị ra đời, thành lập mà còn có vai trò, nhiệm vụ then chốt của Học viện. Mục tiêu xuyên suốt của đơn vị là đào tạo ra nhân lực, cán bộ về tư tưởng, văn hóa "vừa hồng vừa chuyên" cho đất nước. Trong thời gian tới, Khoa tiếp tục xây dựng, triển khai kế hoạch để hoàn thành nhiệm vụ, yêu cầu từ Học viện giao phó.
Trường Đại học Bà Rịa Vũng Tàu thành lập Khoa kinh tế biển Logistics Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu là trường đại học đầu tiên trong cả nước có Khoa Kinh tế biển - Logistic. Thực hiện chiến lược phát triển trở thành trường đại học định hướng ứng dụng, đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước thông qua việc đào tạo nguồn...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Vừa cưới xong, vợ yêu cầu làm một việc khiến tôi cảm thấy mất đi phẩm giá đàn ông
Góc tâm tình
05:17:13 27/04/2025
Mỹ nhân Hàn gây sốc vì chui ra từ vali ở thảm đỏ phim Việt, tưởng "đủ wow" ai ngờ quá ê chề
Hậu trường phim
23:56:07 26/04/2025
Xuân Hinh ước trở lại tuổi 18 với Xuân Bắc, BTV Quang Minh lộ diện sau lùm xùm
Sao việt
23:41:29 26/04/2025
Rodri có thể ra sân ở chung kết FA Cup
Sao thể thao
23:34:42 26/04/2025
Nhạc sĩ Nguyễn Cường tuổi 82 tập thể dục 3 tiếng/ngày, chia sẻ về vợ kém 19 tuổi
Nhạc việt
23:32:56 26/04/2025
'28 years later': Màn tái xuất đầy hứa hẹn của thương hiệu phim xác sống kinh điển
Phim âu mỹ
23:09:15 26/04/2025
10 mỹ nhân "má hồng thơ ngây" đỉnh nhất Hàn Quốc: Càng ngày càng đẹp, visual chuẩn "búp bê sống"
Sao châu á
22:43:04 26/04/2025
Nữ MC U50: "Tôi trải qua nhiều mối tình sóng gió, trầy da tróc vẩy, giờ sống một mình"
Tv show
22:40:28 26/04/2025
Triệt phá đường dây sản xuất, thu giữ 100 tấn thực phẩm chức năng giả
Pháp luật
22:21:54 26/04/2025
Hai vợ chồng bị sét đánh thương vong khi đi làm rẫy
Tin nổi bật
22:15:13 26/04/2025