Những điểm đáng chú ý về thi tốt nghiệp năm 2011
Nội dung thi trong chnh lp 12
V c bản, Quy chếp trung học ph thông c gìhayi so vim 2010. Cán Toán, Văn, Lch sử, a lý vẫn thi theoc tựn. Cán thi trắ Vậ lý, Ha học, Sinh học, Ngo (tiế Anh, tiế Nga, tiế Pháp, tiế Trung Quc, tiế ức, tiế Nhậ) sẽhi theom.
thi môn Ngo chỉ ct n chung cho tấ cảhí sinh, ra theo nội dung ging nhau giữa ch chng cao. Ở kỳp Trung học ph thô, môn Ngo sẽ c 50u hỏi.
Chấm chén
Trong kỳp Trung học ph thôm 2011 vẫn sẽ duy trìm,i chấm chén ging nh kỳhi diễn ra an toàn,ng bằ, kỷ.
Theo VNMedia
Chỉ tiêu tuyển sinh ĐH, CĐ tăng đến 20%
Mặc dù Bộ GDĐT cho biết, tổng chỉ tiêu tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011 hệ chính quy chỉ tăng khoảng 6,5% nhưng nhiều trường đã dự kiến tăng chỉ tiêu tuyển mới ở mức cao, lên đến 20%.
Tăng cả chỉ tiêu chính quy và ngoài ngân sách
Kỳ thi ĐH năm trước, mặc dù nhiều trường không tuyển đủ số chỉ tiêu được duyệt nhưng năm nay, không ít trường vẫn tiếp tục tăng số lượng đầu vào với tỉ lệ đều trên 6%, thậm chí cá biệt như ĐH Điện lực tăng chỉ tiêu lên đến 20%. ĐH Tây Đô dự kiến tăng 10% chỉ tiêu. ĐH Mỏ - Địa chất tăng 10% chỉ tiêu cho bậc CĐ. Học viện Tài chính dự kiến tuyển mới 3.800 chỉ tiêu, tăng 6-7% so với năm 2010. ĐH Luật Hà Nội cũng dự kiến tăng 7% số sinh viên tuyển mới.
thí sinh, dự thi, tuyển sinh, chỉ tiêu, đào tạo
ĐH Công nghiệp dự kiến tăng khoảng 6%, nâng lên 4.500 chỉ tiêu hệ ĐH, 4.500 chỉ tiêu hệ CĐ, 2.500 chỉ tiêu hệ TCCN. Trường ĐH Bách khoa Hà Nội dự kiến tăng 200 chỉ tiêu bậc ĐH và 800 chỉ tiêu bậc CĐ. ĐH Lâm nghiệp tăng thêm 300 chỉ tiêu. ĐH Hà Nội tăng thêm 100 chỉ tiêu.
ĐH Bách khoa TP.HCM, Sư phạm TP.HCM đều dự kiến tăng thêm 200-300 chỉ tiêu tuyển mới hệ đào tạo ĐH. Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn cũng gia tăng thêm khoảng 150 chỉ tiêu....
Không chỉ tăng chỉ tiêu hệ đào tạo chính quy, năm nay, nhiều trường đã công bố cả chỉ tiêu đào tạo ngoài ngân sách dự kiến sẽ tuyển. Hầu hết các trường có chỉ tiêu đào tạo theo nhu cầu xã hội này là những trường "top" trên và có tỷ lệ thí sinh dự thi cao. Theo học hệ này, sau khi hoàn thành chương trình học, sinh viên sẽ được cấp bằng ĐH hệ chính quy dài hạn nhưng không được Nhà nước hỗ trợ về kinh phí đào tạo. Các trường năm 2010 có hệ đào tạo ngoài ngân sách là ĐH Ngoại thương, ĐH Y Hà Nội, ĐH Kinh tế quốc dân, Học viện Ngân hàng, Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông. Năm nay, lãnh đạo ĐH Ngoại thương cho biết, dự kiến trường sẽ xét tuyển khoảng 300 chỉ tiêu đào tạo theo nhu cầu xã hội; Học viện Tài chính tuyển 200-300 chỉ tiêu; ĐH Y Hà Nội tuyển khoảng 150 chỉ tiêu; ĐH Y - Dược TP Hồ Chí Minh dự kiến tuyển 555 chỉ tiêu; ĐH Y - Dược Cần Thơ cũng dành tới 450 chỉ tiêu ngoài ngân sách.
Có hạn chế được thí sinh "ảo"?
Trước việc các trường không ngừng tăng chỉ tiêu tuyển sinh mới, một thực trạng đặt ra là liệu có hạn chế được số hồ sơ và thí sinh "ảo" như những năm vừa qua? Kỳ thi ĐH, CĐ năm 2010, số thí sinh thực thi chỉ đạt khoảng 70%, và trong 70% đó, số thí sinh chưa thi cũng biết... sẽ trượt chiếm tỉ lệ không nhỏ. Kết thúc mỗi mùa tuyển sinh, hầu như trường nào cũng phải bù lỗ cho công tác tuyển sinh.
Hầu hết lãnh đạo các trường đều nhận định, tình trạng thí sinh "ảo" đã diễn ra nhiều năm và đã là hiện tượng phổ biến mỗi kỳ tuyển sinh, đặc biệt đối với các trường có tỉ lệ chọi lớn, điểm chuẩn cao. Với các trường này, số thí sinh dự thi chỉ đạt dưới 70%, còn với các trường có điểm chuẩn thấp hơn, bằng hoặc xấp xỉ điểm sàn của Bộ GDĐT, tỉ lệ thí sinh dự thi thường chiếm hơn 80%. Đã có lãnh đạo một trường ĐH đề xuất Bộ GDĐT cần thiết lập một mạng chung rà soát hồ sơ ở tất cả các trường để loại bỏ số hồ sơ ảo. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, sở dĩ có hiện tượng này vì công tác hướng nghiệp làm chưa tốt. Bản thân các trường ĐH cũng chưa tuyên truyền và giới thiệu về các ngành nghề đào tạo để các em được tìm hiểu kỹ từ khi học phổ thông. Thường cứ sát đến kỳ thi mới phát hành cuốn Những điều cần biết khiến không ít thí sinh bị thiếu thông tin, thậm chí đăng ký rồi còn không biết ngành nghề đó đào tạo cái gì.
Theo ông Trần Mạnh Dũng, Trưởng phòng đào tạo Học viện Ngân hàng, muốn giảm số thí sinh "ảo" nhất thiết phải có giải pháp đồng bộ từ bậc THPT. Nhà trường, gia đình cần định hướng đúng cho các em, rằng vào ĐH không phải là con đường duy nhất. Các em cần lượng sức mình để có thể chọn những hướng đi hợp với khả năng như hướng nghiệp, dạy nghề... bởi thi ĐH là nhằm chọn lựa những người tài.
Tuy nhiên, ông Dũng cũng cho biết thêm, nhiều thí sinh dù biết mình không đạt điểm cao, nhưng vẫn dự thi vì muốn lấy điểm số để xét tuyển vào các trường dân lập hoặc trung cấp chuyên nghiệp. Từ thực tế đó cho thấy, để giảm được số thí sinh "ảo" trong mỗi kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ vẫn là vấn đề chưa tìm được biện pháp giải quyết tận gốc.
Theo Lao Động
Chủ biên giáo trình ĐH phải có trình độ tiến sỹ Đó là một trong những nội dung quy định về việc biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng giáo trình giáo dục ĐH vừa chính thức được Bộ GD&ĐT ban hành. Ảnh minh họa. Chủ biên hoặc đồng chủ biên giáo trình các môn học của chương trình đào tạo trình độ CĐ, ĐH, thạc sĩ phải có chức danh...