Những điểm cốt lõi trong chương trình hành động mới của Chính phủ Canada
Theo phóng viên TTXVN tại Ottawa, ngày 23/11, Toàn quyền Canada Mary Simon đã đọc bài diễn văn về chương trình hành động trong nhiệm kỳ thứ ba của chính phủ của Thủ tướng Justin Trudeau.
Trong đó Ottawa cam kết kiểm soát đại dịch COVID-19, đấu tranh chống biến đổi khí hậu, tái thiết nền kinh tế và hòa giải với cộng đồng thổ dân.
Bà Mary Simon, người bản địa đầu tiên nắm giữ cương vị Toàn quyền tại Canada, nhấn mạnh, để tăng cường mối quan hệ giữa chính phủ và cộng đồng thổ dân, chính phủ liên bang sẽ triển khai các chương trình chăm sóc sức khỏe, chống biến đổi khí hậu và giải quyết tận gốc những gì đã diễn ra tại các trường nội trú trên khắp Canada. Kể từ đầu mùa Xuân, liên tiếp có những phát hiện chấn động liên quan đến hệ thống trường nội trú của Canada dành cho người bản địa. Công nghệ radar xuyên đất đã phát hiện hàng trăm hài cốt trẻ em gần các trường nội trú cũ. Vào năm 2008, Chính phủ Canada đã xin lỗi tại Quốc hội và thừa nhận rằng tình trạng lạm dụng thể chất và tình dục trong hệ thống trường nội trú này diễn ra tràn lan. Thủ tướng Trudeau mới đây cũng đã lên tiếng xin lỗi về chính sách đồng hóa người bản địa gây tổn thất lớn này.
Trong bài diễn văn ngày 23/11, Toàn quyền Simon cảm ơn các nghị sĩ, đội ngũ công chức đã nỗ lực chống dịch bệnh; ghi nhận những mất mát và gian khổ mà Canada đã gánh chịu trong 18 tháng qua; nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường hệ thống chăm sóc sức khỏe trên toàn quốc và hỗ trợ người cao niên, cựu chiến binh và người khuyết tật.
Video đang HOT
Liên quan đến việc thúc đẩy sử dụng tiếng Pháp tại Canada, chính phủ đảng Tự do cam kết hỗ trợ và khuyến khích dùng tiếng Pháp, cả ở trong và ngoài tỉnh Quebec. Theo Cơ quan Thống kê Canada, việc sử dụng tiếng Pháp tại các gia đình đang có xu hướng giảm: 71,2% người Quebec cho biết họ nói tiếng Pháp với gia đình và bạn bè, trong khi 5 năm trước đây, con số này là 72,8%.
Để hỗ trợ văn hóa Canada và các ngành mang tính sáng tạo, chính phủ cũng sẽ cải cách Đạo luật phát thanh – truyền hình, nhằm yêu cầu YouTube và các nền tảng phát trực tuyến khác “ủng hộ” những nội dung của Canada và chuyển một phần doanh thu liên quan đến việc đăng phát các nội dung của Canada sang quỹ sản xuất các sản phẩm văn hóa.
Trong bối cảnh nền kinh tế Canada hoạt động tốt hơn nhiều nước đối tác, Canada vẫn phải tiếp tục giải quyết vấn đề chi phí sinh hoạt gia tăng. Nhà ở và chăm sóc trẻ em là hai ưu tiên lớn trong kế hoạch của chính phủ. Bà Simon cho biết thêm, chính phủ liên bang sẽ tiếp tục làm việc với các tỉnh để thiết lập chương trình chăm sóc trẻ em 10 CAD/ngày.
Ottawa coi nhập cư là động lực cần thiết để phục hồi kinh tế sau đại dịch. Canada đang trên đà đạt được mục tiêu chào đón 401.000 thường trú nhân mới trong năm nay, bất chấp các biện pháp hạn chế tại biên giới được áp dụng trong đại dịch. Hiện lượng người nhập cư hàng năm vào Canada đã vượt 1% tổng dân số (38,5 triệu người) của quốc gia Bắc Mỹ này. Nhập cư đang được cho là con đường duy nhất để Canada ứng phó với tình trạng thiếu hụt lao động và duy trì hoạt động của nền kinh tế.
Trong bài phát biểu ngày 23/11, Toàn quyền Simon cũng trích dẫn mục tiêu của chính phủ đảng Tự do là giới hạn và cắt giảm lượng khí thải trong lĩnh vực dầu khí. Chính phủ cũng sẽ tăng cường hành động để ngăn chặn và ứng phó với lũ lụt, cháy rừng, hạn hán, xói mòn bờ biển và các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt khác do biến đổi khí hậu gây ra. Toàn quyền Simon cảnh báo thế giới “đang gặp nguy hiểm” do biến đổi khí hậu và thúc giục các nhà lập pháp biến “lời nói thành hành động”.
Đặc biệt, chính phủ đảng Tự do cũng cam kết tiếp tục nỗ lực kiểm soát súng đạn bằng cách thực hiện chương trình “mua lại bắt buộc” đối với các loại vũ khí tấn công bị cấm và làm việc với các tỉnh/vùng lãnh thổ muốn cấm súng ngắn.
Chủ nghĩa bảo hộ - chủ đề 'nóng' trong cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Canada
Theo phóng viên TTXVN tại Ottawa, Thủ tướng Canada Justin Trudeau sẽ có cuộc gặp trực tiếp với Tổng thống Mỹ Joe Biden vào ngày 18/11 tới ở thủ đô Washington.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau. Ảnh: AFP/TTXVN
Thủ tướng Trudeau cho biết ông sẽ sử dụng cuộc gặp với ông Biden tại Phòng Bầu dục để nhấn mạnh sức sống kinh tế của thương mại lục địa và tầm quan trọng của chuỗi cung ứng tích hợp, trong bối cảnh Tổng thống Biden dường như có ý định xúc tiến chiến lược "Mua của Mỹ" trong lĩnh vực ô tô và các dự án cơ sở hạ tầng.
Ông Trudeau nói: "Kể từ khi ông Biden đắc cử, chúng tôi đã nói về mối quan ngại của chúng tôi đối với chiến lược Mua hàng Mỹ, vốn đặt ra thách thức đặc biệt không chỉ với các công ty và người lao động ở Canada, mà còn ở Mỹ, vì sự tích hợp trong chuỗi ung ứng nói riêng và nền kinh tế của hai nước nói chung... Việc người Mỹ áp đặt thêm rào cản và hạn chế đối với thương mại giữa hai nước sẽ phản tác dụng".
Sau cuộc gặp song phương, hai nhà lãnh đạo sẽ hội đàm với người đồng cấp Mexico, Andres Manuel Lopez Obrador. Đây sẽ là lần gặp mặt đầu tiên của các nhà lãnh đạo Bắc Mỹ kể từ năm 2016.
Các động thái bảo hộ của Tổng thống Biden được phe Dân chủ trong Quốc hội ủng hộ và được các tổ chức công đoàn Mỹ hoan nghênh, nhưng bị các nhà lãnh đạo doanh nghiệp của Mỹ, Canada và Mexico phản đối. Lance Fritz, Giám đốc điều hành Union Pacific Corporation kêu gọi các nhà lãnh đạo của ba nước loại bỏ chủ nghĩa bảo hộ và xây dựng một nền kinh tế Bắc Mỹ mạnh mẽ hơn, hội nhập hơn để cả ba quốc gia có thể cạnh tranh tốt hơn trên quy mô toàn cầu.
Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp kêu gọi ba quốc gia thực hiện đầy đủ Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) phiên bản mới và xây dựng chuỗi cung ứng khu vực linh hoạt, tăng cường độc lập về năng lượng, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại nhằm mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, nông dân và người lao động ở cả ba quốc gia.
Perrin Beatty, Chủ tịch Phòng Thương mại Canada, bày tỏ hy vọng Thủ tướng Trudeau cũng sẽ phản đối nỗ lực của Thống đốc bang Michigan Gretchen Whitmer muốn đóng cửa đường ống dẫn dầu Line 5 - vận chuyển 540.000 thùng dầu mỗi ngày. Nếu Line 5 ngừng hoạt động, 30.000 việc làm tại Ontario và Quebec - hai tỉnh đông dân nhất Canada - sẽ gặp rủi ro. Canada và Mỹ từng có quan hệ đối tác chiến lược, nhưng điều đó đã bị thay thế bởi chủ nghĩa bảo hộ của Mỹ, được thúc đẩy bởi tình hình chính trị trong nước.
Ông Beatty nhấn mạnh Canada có trữ lượng lớn các khoáng sản quan trọng cần thiết cho ngành công nghiệp quốc phòng, các nhà sản xuất ô tô điện và các sản phẩm tiêu dùng, chẳng hạn như điện thoại thông minh. Hiện nay, các quốc gia công nghiệp phát triển ở phương Tây phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc để cung cấp các khoáng sản quan trọng. Nắm giữ một lượng lớn nguồn cung khoáng sản này, Canada có thể là một nhân tố quan trọng của giải pháp để khu vực công nghiệp Mỹ không phụ thuộc vào Trung Quốc.
Canada điều tra vụ rò rỉ dữ liệu của hàng trăm người Afghanistan Theo CBC News, Ủy viên về quyền riêng tư của Canada Daniel Therrien đã ra lệnh điều tra chính thức về một vụ rò rỉ dữ liệu xảy ra tháng trước tại Bộ Nhập cư, Tị nạn và Quốc tịch Canada (IRCC). Vụ việc này có thể khiến hàng trăm người Afghanistan đang nộp đơn xin thị thực vào Canada rơi vào tình...