Những địa điểm đáng sợ nhất nhưng nên khám phá ở Việt Nam
Những địa điểm này từng ghi dấu tích chiến tranh khốc liệt một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam. Đây cũng được coi là những địa điểm đáng sợ nhưng nên đến ít nhất một lần trong đời.
Bảo tàng Chứng tích chiến tranh
Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, TPHCM vừa được trang web du lịch nổi tiếng thế giới TripAdvisor.com (Mỹ) trao giấy chứng nhận hạng xuất sắc trong top các điểm đến toàn cầu do du khách bình chọn.
Bảo tàng Chứng tích chiến tranh thành lập ngày 4/9/1975 với tên gọi Nhà Trưng bày tội ác Mỹ – ngụy. Ngày 10/11/1990 đổi tên thành Nhà Trưng bày tội ác chiến tranh xâm lược và chính thức trở thành Bảo tàng Chứng tích chiến tranh vào ngày 4/7/1995. Năm 1998, bảo tàng tham gia vào Hệ thống Bảo tàng vì hòa bình thế giới. Và năm 2007 Bảo tàng Chứng tích chiến tranh đã trở thành thành viên Hội đồng Bảo tàng thế giới (ICOM).
Toạ lạc số 28 đường Võ Văn Tần, quận 3, TP HCM là nơi du khách có thể cảm nhận nỗi đau và sự tàn khốc của cuộc chiến tranh Việt Nam qua các hiện vật, hình ảnh với nội dung tố cáo sự hủy diệt của quân Mỹ, sự đàn áp phong trào đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước, di chứng của chất độc màu da cam… Ngoài ra còn có các phòng trưng bày về Chiến tranh biên giới Tây Nam, chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, vấn đề quần đảo Trường Sa.
Bảo tàng công binh
Bảo tàng công binh (số 290B Lạc Long Quân, Hà Nội) hiện trưng bày quả bom lớn nhất Việt Nam cùng hàng trăm loại bom, mìn và vật liệu nổ khác. Những quả bom có khối lượng từ khoảng trên 100 kg cho đến gần 7 tấn được xếp thành hình “siêu pháo đài bay B-52″ ở trung tâm bảo tàng.
Bảo tàng còn lưu giữ quả thủy lôi lớn nhất từng được biết đến với đường kính trên 2,5 mét, chứa 180 kg thuốc nổ C4. Theo các tài liệu thu thập được, loại thủy lôi này là “vũ khí tối mật”, chỉ có 10 quả và đều được sử dụng nhằm đánh sập cầu Hàm Rồng (Thanh Hóa). Chi phí để nghiên cứu và sản xuất 10 quả thủy lôi này ước tính lên tới 1 tỷ USD (theo thời giá năm 1965).
Nhà tù Côn Đảo
Nhà tù Côn Đảo là một khu nhà tù tại Côn Đảo. Hệ thống nhà tù này được người Pháp xây dựng để giam giữ những tù phạm đặc biệt nguy hiểm cho chế độ thực dân Pháp như: tù phạm chính trị, tử tù…nơi đây thời Pháp thuộc đã giam giữ những nhân vật cộng sản và những người ái quốc chống lại chính phủ thuộc địa. Hiện nay, nơi đây đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt. Địa điểm nổi tiếng nhất trong khu nhà tù này là “chuồng cọp”.
Video đang HOT
Chuồng Cọp là hệ thống nhà tù được Thực dân Pháp, Đế quốc Mỹ và chính phủ Việt Nam Cộng Hòa dùng để giam giữ và tra tấn những người Việt Nam yêu nước trong chiến tranh. Nhà tù này nổi tiếng với những đòn tra tấn vô cùng độc ác, man rợ và là một minh chứng lịch sử cho cuộc chiến tranh phi nghĩa đã diễn ra trên đất nước Việt Nam.
Hoả Lò
Nhà tù này được thực dân Pháp xây năm 1896 ở khu vực lúc đó là ngoại vi thành phố làm ngục thất trung ương của cả hai xứ Trung và Bắc Kỳ. Nơi đây giam giữ nhiều hạng người, trong đó có những tù phạm chính trị, những người ái quốc chống lại chính quyền thực dân Pháp. Tên tiếng Pháp của nhà tù này lúc bấy giờ là Maison Centrale và tiếng Việt là Ngục thất Hà Nội.
Những dãy xà lim tối tăm cùng chiếc máy chém – từng được dùng để hành hình rất nhiều chiến sĩ cách mạng – còn được lưu giữ tại khu di tích này sẽ đem lại trải nghiệm khó quên về một giai đoạn lịch sử đau thương của dân tộc.
Địa ngục trần gian- nhà tù Phú Quốc
Trại giam Tù binh Chiến tranh Phú Quốc, hay Trại giam Tù binh Cộng sản Phú Quốc là một trại giam nằm tại thị trấn An Thới ở cực nam đảo Phú Quốc. Trong Chiến tranh Đông Dương, trại giam này có tên là Nhà lao Cây Dừa.Đây là trại giam tù binh trung tâm toàn Việt Nam Cộng hòa, từng giam giữ hơn 32.000 tù binh (40.000 tù nhân nếu tính cả tù chính trị nhiều thời kỳ).
Theo mô tả ở Nhà tù Phú Quốc: Quân Nguỵ đã áp dụng trên 45 hình thức tra tấn tù binh từ thời trung cổ cho đến hiện đại ở nhà tù khét tiếng trên hòn đảo tuyệt đẹp này. Mục đích của chúng nhằm phát hiện tổ chức, người lãnh đạo, chủ trương vượt ngục và ép buộc tù binh vào trại sinh hoạt.
Theo Người đưa tin
Khiếp đảm chuyện quả phụ bị con của nhân tình giam giữ tra tấn dã man
Không chỉ bị 3 đứa con của người tình xông vào bắt tại khách sạn, đem về giam giữ, đánh bầm giập, cắt tóc, lông mày, bà T. còn bị bắt tạo dáng trần truồng để chúng chụp hình, quay clip dọa tung lên mạng cho... "nhục chơi".
Sự việc đau lòng của bà B. ở tỉnh Bình Dương bị lột đồ đánh ghen giữa đường vừa tạm lắng xuống thì dư luận lại sôi lên trước thông tin về một vụ đánh ghen mới xảy ra ở TP.HCM. So với vụ việc ở Bình Dương, mức độ hung hãn và dã man của vụ việc này ở tầm... "cao" hơn hẳn.
Bị đánh đập như thời trung cổ
Sau vài ngày xảy ra vụ việc đánh ghen kinh hoàng này, chúng tôi tìm gặp nạn nhân để tìm hiểu sự việc. Gương mặt bà Nguyễn Thị T. (49 tuổi, quê Quảng Ngãi, tạm trú H.Bình Chánh, TP.HCM) bầm giập nhiều chỗ, đầu tóc bị cắt xẻo lởm chởm còn nguyên nét hoảng loạn, đau buồn và tủi nhục... bà T. chẳng thể ngờ có những lúc cuộc sống của mình biến thành địa ngục như thế này. Trong phút đau đớn, nhục nhã đến cùng cực, bà chỉ muốn chết đi. Nhớ lại toàn bộ vụ việc bị 3 đứa con của người tình đánh ghen hành hạ, bà T. vẫn chưa nguôi sợ hãi.
Bà T. đầy thương tích, tóc bị cắt lởm chởm
Ngày 3.9, bà đã bị 3 đứa con của người tình xông vào bắt tại khách sạn, đem về nhà giam giữ, đánh đập bầm giập, cắt xén tóc, lông mày, phải tạo dáng trong tình trạng trần truồng để chúng chụp hình, quay clip dọa tung lên mạng cho... "nhục chơi". Theo lời bà T., không chỉ tra tấn, chúng còn bắt bà ký giấy nợ lên đến cả 100 triệu đồng, sau thấy bà than khóc quá thì chúng "thương tình" giảm xuống còn 50 triệu. Chưa kể toàn bộ số tiền, vàng trang sức của bà T. lên đến 20 triệu đồng cũng biến mất sau khi bà bị 3 đứa con của người tình bắt giam đánh đấm gần cả ngày trời.
Buổi sáng hôm đó, bà T. nhận được điện thoại của ông Đặng Thuận (quê Quảng Ngãi, tạm trú Q.12, TP.HCM) rủ cùng đi khám mắt ở Q.3, TP.HCM. Ông Thuận và bà T. có mối quan hệ "ngoài vợ ngoài chồng" từ trước nên sau khi đi khám xong thì họ rủ nhau vào thuê phòng tại một khách sạn trên đường Nguyễn Thông, P.7, Q.3 "tâm sự". Ông Thuận không ngờ ngay khi ra khỏi nhà, ông đã bị "3 đứa con yêu dấu" âm thầm bám đuôi theo dõi mọi động tĩnh của cha mình. Ba người con của ông là Đặng Thị Tuyền (41 tuổi), Đặng Thị Thủy (37 tuổi) và Đặng Văn Phương (35 tuổi) - cả 3 cùng ngụ quận 12.
Theo lời tường trình của bà T., thì các con của ông Thuận đã mai phục ngoài khách sạn và không hiểu vì sao chúng biết và lên được đúng phòng để gõ cửa. Nghe mấy hồi gõ cửa nhưng ông Thuận không mở. Lúc có người giả giọng nói: "Tụi tôi là nhân viên sửa chữa nước, làm ơn mở cửa để chúng tôi khắc phục đường ống...". Nghe vậy ông Thuận mới mở cửa cho "nhân viên".
Cửa vừa mở, cả 3 người con của ông Thuận gồm 2 gái 1 trai bất ngờ xông thẳng vào phòng. Sập cửa lại, chúng bắt ông Thuận ngồi vào một góc để chúng xử lý sự việc. Ông Thuận như chết lặng khi bị con bắt quả tang cùng nhân tình, bà T. quá hoảng sợ chỉ kịp chụp vội tấm chăn quấn quanh người đang trong tình trạng... không mặc gì.
Trong cơn ghen - "thay cho mẹ mình" - lên tột độ khi bắt tại trận người cha với tình nhân, ba người con ông Thuận bắt đầu trút giận xuống tình địch của cha. Bằng lòng hận thù tột độ, chúng lao vào đánh đập, thượng cẳng chân, hạ cẳng tay; dùng dao lam cắt tóc nham nhở, cạo chân mày người đàn bà khốn khổ kia.
Mặc cho những lời than khóc, quỳ lạy van xin của chính cha mình và người đàn bà đáng tuổi mẹ mình, chúng vẫn không hề dịu lòng mà tha cho. Khi bà T. la to, chúng càng điên tiết và dọa dùng dao lam rạch mặt cho xấu hổ với thiên hạ, cho nhục nhã. Cả 3 người liên tục chửi bới, thóa mạ đánh đập bà T. Quá kinh sợ, bà T. chỉ biết van lạy và làm theo mọi điều mà chúng yêu cầu.
Chưa thỏa mãn sau một hồi đánh đập, ba người con ông Thuận nghĩ ra cách tra tấn bà T. hay hơn, "độc đáo hơn". Chúng cho bà mặc quần áo vào và khống chế bà leo lên taxi cùng về nhà chúng ở Q.12, TP.HCM để tiếp tục trút hận. Tại đây, gần một ngày trời bà T. đã phải nếm trải đủ mùi nhục nhã, bị đánh đập dã man đến thừa sống thiếu chết.
Về đến nhà, chúng áp giải bà T. vào để tiếp tục trừng trị cái tội "già mà mất nết", lăng nhăng tình ái với cha chúng. Chúng tiếp tục đánh đập túi bụi vào mọi chỗ trên thân thể bà, chúng hăng máu ra tay tàn bạo hơn khi ở khách sạn. Sau khi thấy mặt mày bà sung húp híp lên và bà có vẻ đang kiệt sức dần thì chúng bắt bà ăn năn chuộc lỗi với mẹ chúng bằng cách buộc bà bò qua háng mẹ chúng mấy lần liên tục.
Chưa hả cơn giận như lửa bùng, chúng lột đồ bà ra, bắt bà "làm dáng" theo ý chúng một cách man rợ. Cả ba người này lấy điện thoại di động chụp ảnh và quay lại những thước phim kinh tởm nhằm đe dọa tung lên mạng. Chúng nói sẽ làm thế để xem bà T. có còn dám vác mặt ra đường hay không, cho bà xấu hổ với làng xóm quê nhà, cho bị con cái khinh bỉ...
Bà T. sợ hãi làm tất cả điều chúng yêu cầu. Càng tra tấn, hành hạ, chúng càng như một bầy thú say mồi cười man rợ. Bà T. kinh hồn nghĩ lại: "Ráng gượng chút sức lực sót lại, tôi tính xông ra cửa bỏ trốn thì bị lôi xềnh xệch lại, bị tống vào phòng kín để chúng đánh đập tiếp. Tôi hứng chịu liên tục những trận đòn thù đến rạng sáng ngày 4/9 thì ba đứa con ông Thuận mới tạm hả dạ khi thấy tôi gần như sắp chết. Sau đó chúng cho tôi 100 ngàn để bắt xe ôm về".
Không nhận việc bắt ký giấy nợ và cướp tài sản
Sau mấy ngày trời nằm nghỉ ngơi, dưỡng thương trong tủi nhục., bà T. được con cái cảm thông và an ủi để tránh tìm đến cái chết. "Chúng tôi quá bức xúc khi mẹ mình bị đánh quá dã man khủng khiếp. Dẫu có gì sai cũng nên hành động có suy nghĩ hơn chứ, sao chúng ác với bà quá, mẹ tôi cũng đâu biết ông kia còn có vợ, bả cứ tin ổng đã ly dị vợ rồi. Bởi thế chúng tôi động viên mẹ đưa sự việc ra để đòi công bằng, đừng sợ xấu hổ mà mấy người đó càng coi thường pháp luật. Nếu không may mẹ tôi chết thì sao", anh Đào Thanh Ph., con rể bà T. bức xúc nói.
Bà T. cùng người thân đến công an P.7, Q.3 viết đơn tố cáo hành vi của 3 người con của ông Thuận. Tại đây, mọi người đều chứng kiến hậu quả của cuộc đánh ghen, trên mày, hai mắt bà T. bị sưng tím, tóc bị cắt lởm chởm, chân mày bị cạo sạch hết... trông thật thảm thương.
Tại cơ quan điều tra, bà T. trình bày hơn một năm trước bà về Quảng Ngãi thăm quê thì tình cờ gặp ông Thuận (cũng về thăm quê). Và ông Thuận hay tâm sự là cuộc sống gia đình không yên ổn, đã ly dị vợ và thiếu thốn tình cảm, thấy bà hiền dễ thương nên ông rất muốn lấy bà làm vợ, cùng nhau sống tuổi già...
Đầu năm 2013, bà T. chính thức rời quê vào TP.HCM sinh sống và hai người có điều kiện gặp gỡ hơn. Chồng mất nên bà T. thấy có ông Thuận làm bạn cũng vui, cũng mong có người bầu bạn. Nhưng nào hay ông là kẻ lừa dối và làm nên cơ sự nhục nhã cho bà như vừa qua... Mãi khi bị con người tình chửi bới, đánh thừa sống thiếu chết bà mới biết người đàn ông gần 60 tuổi từng chung chăn gối chỉ là tay lừa gạt, thèm "của lạ" và ham chơi. Sự việc phơi bày, bà toan tự tử chết nhưng may có người thân giang tay chia sẻ và cảm thông.
Điều bà T.và gia đình bà bức xúc nữa là 3 đứa con ông Thuận ngoài việc đánh đập còn ép bà ký giấy nợ 50 triệu đồng. Đồng thời bà T. nói bà bị lột mất 20 triệu tiền trang sức trên người. "Giờ tôi ê chề nhục nhã lắm rồi, chỉ mong pháp luật có thể đòi lại công bằng cho tôi, để tôi có thể nhìn con cái...", bà T. khóc.
Nhóm nghi can liên quan đến việc hành hung bà T. đã làm việc với cơ quan công an. Bước đầu 3 đứa con ông Thuận thừa nhận có đánh đập, dùng dao lam cắt tóc, cạo chân mày bà T.. Chúng nói do quá tức giận vì bà mà mẹ mình buồn, đau khổ, cha mình không nghiêm chỉnh nên mới đánh cho bà chừa cái thói "cướp chồng người". 3 nghi can vẫn không thừa nhận việc lấy số tài sản của bà T., chúng cho biết không hay không biết về số trang sức đó. Bên cạnh đó, công an còn đang điều tra làm rõ có hay không chuyện 3 nghi can này ép bà T. ký giấy nợ.
Cơ quan Công an P.7, Q.3 đã tạm giữ các nghi can để phục vụ điều tra, bà T. được đưa đi giám định thương tích.
Theo Dòng đời
Hiên ngang tư thế người chiến thắng Cách đây 40 năm, những chiến sĩ cách mạng bì địch bắt tù đày ở nhà tù Phú Quốc đã trở về trong tư thế hiên ngang của người chiến thắng. Nhưng để có được này trở về trong vinh quang đó, họ đã phải trải qua những ngày tháng đấu tranh cực kỳ kiên trung, bất khuất... Đòn thù không làm nhụt...