Những ĐH tốt nhất ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương
Tạp chí Times Higher Education (Anh) vừa công bố Bảng xếp hạng đại học (ĐH) khu vực châu Á-Thái Bình Dương năm 2019, cho thấy ĐH Thanh Hoa của Trung Quốc đứng đầu danh sách này.
ĐH Thanh Hoa của Trung Quốc – TSINGHUA.EDU.CN
Những ĐH trong tốp 10 đứng sau ĐH Thanh Hoa lần lượt gồm có ĐH Quốc gia Singapore (chiếm vị trí số 2), ĐH Melbourne (3), ĐH Khoa học và Công nghệ Hồng Kông (4), ĐH Hồng Kông (5), ĐH Bắc Kinh (6), ĐH Công nghệ Nanyang (7), ĐH Quốc gia Úc (8), ĐH Trung văn Hồng Kông (9), và ĐH Tokyo (10).
Ngoài Singapore, những quốc gia Đông Nam Á khác có trường lọt vào bảng xếp hạng gồm có Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan. Việt Nam không có trường lọt vào bảng xếp hạng này.
Có hơn 300 ĐH thuộc 13 quốc gia và vùng lãnh thổ lọt vào Bảng xếp hạng ĐH châu Á-Thái Bình Dương năm 2019. Trong đó, Nhật Bản là quốc gia có nhiều trường lọt vào bảng xếp hạng nhất, với 103 trường, kế đến là Trung Quốc (72) và Úc (35).
Bảng xếp hạng nói trên có các tiêu chí bình chọn giống 13 tiêu chí của bảng xếp hạng ĐH thế giới do Times Higher Education công bố. Theo đó, 13 tiêu chí được chia thành 4 lĩnh vực: giảng dạy, nghiên cứu, tầm ảnh hưởng nghiên cứu, triển vọng quốc tế và chuyển giao kiến thức.
Theo thanhnien
6 trường Trung Quốc lọt top 10 đại học tốt nhất châu Á năm 2019
Trong bảng xếp hạng đại học tốt nhất châu Á năm 2019 của QS, Trung Quốc chiếm ưu thế lớn với 6 trong số 10 trường hàng đầu.
ĐH Quốc gia Singapore (NUS) đứng đầu bảng xếp hạng đại học tốt nhất châu Á và thứ 11 toàn thế giới. Trong đó, chỉ số nghiên cứu của trường được đánh giá ở mức rất cao. Thành lập năm 1905, NUS là nơi học tập của 30.226 sinh viên. Tổng số giảng viên của trường là 4.766. Năm ngoái, trường đứng thứ 2 trong danh sách đại học hàng đầu châu Á. Ảnh: QS.
Đứng thứ hai là ĐH Hong Kong, Trung Quốc, tăng 3 bậc so với năm ngoái. Trường này xếp thứ 25 toàn thế giới. Trường có 20.203 sinh viên, 3.013 giảng viên. ĐH Hong Kong cũng được đánh giá cao về chỉ số nghiên cứu. Ảnh: The Share.
Trong khi đó, ĐH Công nghệ Nanyang, Singapore, lại tụt hạng, từ thứ nhất xuống thứ ba. Với chất lượng nghiên cứu, đào tạo rất cao, trường đứng thứ 12 toàn thế giới, đồng thời được QS đánh giá là trường đại học trẻ tốt nhất thế giới trong 5 năm liền. Ảnh: MKPL Architects.
Cùng đứng ở vị trí thứ ba là ĐH Thanh Hoa, Trung Quốc. So với năm 2018, thứ hạng của trường tăng 3 bậc. ĐH Thanh Hoa hiện là nơi học tập của 36.403 sinh viên. Số lượng giảng viên là 5.716. Ảnh: Gb Times.
ĐH Bắc Kinh, Trung Quốc, xếp thứ 5 trong danh sách với chỉ số nghiên cứu rất cao, danh tiếng học thuật đạt 99, danh tiếng cựu sinh viên 99,8 (tổng 100). Thành lập năm 1898, đại học lâu đời nhất Trung Quốc hiện là nơi học tập của 43.242 sinh viên. Ảnh: Medium.
Thành lập năm 1905, ĐH Phục Đán là một trong những trường lớn nhất Trung Quốc với 31.353 sinh viên, 17 trường thành viên, 69 khoa. Trường đào tạo 73 chương trình đại học và 201 chương trình cao học. Ảnh: Fudan.edu.
ĐH Khoa học và Công nghệ Hong Kong, Trung Quốc, đứng thứ 7 trên bảng xếp hạng. Năm ngoái, trường xếp thứ ba châu Á. Hiện tại, đây là nơi học tập của 10.666 sinh viên. Trường được đánh giá cao trong đào tạo, nghiên cứu ở các lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Quản lý, Kinh doanh. Ảnh: Shutterstock.
Viện Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc đứng thứ 8 trong khi năm ngoái, trường xếp thứ 4 châu Á. Trường có 9,812 sinh viên, sinh viên hệ sau đại học chiếm 60%. Các ngành đào tạo tiêu biểu là Khoa học Vật liệu, Kỹ thuật và Công nghệ, Hóa học, Kỹ thuật. Ảnh: Business Korea.
ĐH Hong Kong Trung Quốc đứng thứ 9, tăng một bậc so với năm ngoái. Trường thành lập năm 1963, nổi tiếng trong đào tạo các ngành Trung văn, Văn hóa, Kinh tế. Hiện tại, 17.705 sinh viên theo học tại đây. Ảnh: Scholarship Position.
Sau một năm rơi khỏi danh sách 10 trường tốt nhất châu Á, ĐH Quốc gia Seoul, Hàn Quốc, trở lại danh sách trường hàng đầu ở vị trí thứ 10. Trường chú trọng việc hợp tác quốc tế, có chương trình trao đổi với 700 đại học ở 40 nước khác. Ảnh: ArchDaily.
ĐH Quốc gia Singapore là một trong những trường hàng đầu của châu Á Thành lập năm 1905, Đại học Quốc gia Singapore là viện đại học lâu đời và lớn nhất về số lượng sinh viên tại quốc đảo sư tử.
Bảng xếp hạng đại học thế giới Quacquarelli Symonds là bảng xếp hạng thường niên về thứ hạng các trường đại học trên thế giới của tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds (QS), Anh.
QS xếp hạng đại học dựa trên các chỉ số danh tiếng học thuật, danh tiếng cựu sinh viên (do nhà tuyển dụng đánh giá), tỷ lệ giảng viên/sinh viên, tỷ lệ trích dẫn các nghiên cứu khoa học, giảng viên, sinh viên quốc tế.
Theo Zing
Những đại học dẫn đầu lĩnh vực khoa học máy tính, kỹ thuật-công nghệ, y khoa Tạp chí Times Higher Education (Anh) vừa công bố bảng xếp hạng đại học (ĐH) dẫn đầu thế giới về khoa học máy tính, kỹ thuật - công nghệ và y khoa, cho thấy ĐH Quốc gia Singapore đứng đầu châu Á trong cả ba lĩnh vực. Đại học Quốc gia Singapore lọt vào tốp 10 trong bảng xếp hạng đại học dẫn...