Những dấu hiệu trào ngược dạ dày bạn cần nắm vững
Trào ngược dạ dày là tình trạng trào ngược dịch dạ dày lên thực quản. Nếu để tình trạng này kéo dài có thể gây ra viêm, loét dạ dày, ung thư,.. Do vậy, cần nắm vững những dấu hiệu của trào ngược dạ dày để sớm có phương án chữa trị.
Những dấu hiệu trào ngược dạ dày. Ảnh: On Track Diabetes
Hầu hết người bệnh có thể kiểm soát triệu chứng trào ngược dạ dày bằng cách thay đổi lối sống và dùng thuốc. Nhưng quan trọng nhất, người bệnh cần sớm phát hiện ra bệnh để quá trình điều trị diễn ra dễ dàng hơn.
Dưới đây là những dấu hiệu trào ngược dạ dày:
Ợ nóng, ợ chua
Các thành phần của dịch dạ dày trào ngược lên thực quản khiến bệnh nhân ợ nóng, ợ chua. Ợ nóng thường tăng lên sau khi ăn, khi nằm xuống hoặc ưỡn người về phía trước, nhất là vào ban đêm.
Buồn nôn, nôn
Dịch vị và axit, thức ăn trào ngược vào trong khoang miệng làm miệng tiết nhiều nước bọt trong thời gian ngắn. Thêm vào đó, dạ dày co thắt liên tục đẩy axit và thức ăn ra ngoài khiến người bệnh cảm thấy buồn nôn và bị nôn trớ. Tình trạng này có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào nhưng thường nặng nhất vào ban đêm do tư thế khi ngủ.
Đau tức ngực thượng vị
Trào ngược dạ dày không chỉ làm cho axit mà đôi khi cả thức ăn bị tràn lên thực quản, làm người bệnh cảm thấy căng tức, đau ở ngực và khó chịu. Bạn có thể có cảm giác bị đè ép, đau thắt ở ngực và xuyên ra sau lưng, cánh tay.
Video đang HOT
Khó nuốt
Sự tiếp xúc thường xuyên giữa thực quản và axit dạ dày làm niêm mạc thực quản bị viêm, sưng tấy, thu hẹp đường kính thực quản. Do đó, đường ống dẫn thức ăn sẽ trở nên hẹp hơn làm người bệnh có cảm giác nuốt khó, vướng ở cổ.
Khản giọng và ho
Người bị trào ngược dạ dày thực quản có thể bị khản giọng, kho nói, và lâu ngày thành ho do dịch viêm chảy xuống thanh phế quản. Hiện tượng này là do dây thanh quản bị tổn thương khi tiếp xúc với axit dạ dày.
Miệng tiết nhiều nước bọt
Miệng tiết nhiều nước bọt là cơ chế tự bảo vệ của cơ thể ở vùng miệng nhằm trung hòa bớt lượng axit trào lên.
Đắng miệng
Trào ngược dạ dày làm cho van môn vị bị đóng mở quá mức. Dịch mật theo đó trào ngược từ tá tràng vào trong dạ dày, theo axit tràn lên thực quản và vào tới khoang miệng gây ra cảm giác đắng miệng. Hiện tượng này thường xảy ra vào sáng sớm khi vừa ngủ dậy.
7 dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản thường gặp khi mang thai
Nhận biết các dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản khi mang thai sẽ giúp mẹ bầu chủ động hơn trong lựa chọn phương pháp điều trị, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.
Khi mang thai, cơ thể phụ nữ có những thay đổi về nội tiết tố, hormone relaxin tăng lên kéo theo việc co bóp và tiêu hóa thức ăn bị ứ trệ, tăng sản sinh lượng axit là nguyên nhân gây nên chứng trào ngược dạ dày thực quản.
Trào ngược dạ dày thực quản ở phụ nữ mang thai gây tổn thương đến thanh quản, thực quản, dạ dày, miệng, cơ quan hô hấp. Bệnh thường kéo dài, diễn biến thầm lặng nên khiến bà bầu chủ quan và đánh giá sai tính chất của bệnh.
Trào ngược dạ dày có thể tiến triển, để lại những biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện, có phương pháp điều trị kịp thời. Dưới đây là một số dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản thường gặp khi mang thai.
1. Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng
Khi mang thai, mẹ bầu mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản thường sẽ có dấu hiệu ợ hơi thường xuyên. Đây là dấu hiệu cơ thể đẩy bớt lượng khí trong dạ dày ra ngoài để giảm bớt sự khó chịu cho dạ dày.
Tình trạng ợ nóng là do dịch acid dạ dày trào ngược và tiếp xúc với niêm mạc thực quản gây cảm giác cơ thể nóng rát từ xương ức tới cổ họng. Ngoài ra, do tính chất axit khi trào ngược khiến người bệnh ợ chua, cảm giác chua ở miệng khi ợ.
2. Nóng dạ dày là dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản
Nóng dạ dày là một trong những dấu hiệu bệnh trào ngược dạ dày thực quản thường gặp ở cả phụ nữ mang thai và những người bình thường.
Người bệnh có cảm giác cồn cào, nóng và khó chịu trong bụng. Tình trạng này xảy ra do lượng axit trong dạ dày nhiều gây kích ứng niêm mạc dạ dày gây tổn thương dạ dày và sinh sôi nhiều vi khuẩn có hại, cảm giác nóng dạ dày rõ rệt.
3. Đau tức ngực
Tình trạng trào ngược dạ dày thực quản có thể gây ra đau tức ngực, axit dạ dày tràn lên thực quản khiến mẹ bầu cảm thấy căng tức, ngực đau và khó chịu.
4. Khó nuốt
Dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản khi mang thai là cảm giác khó nuốt, nuốt đau, vướng ở cổ của mẹ bầu. Dấu hiệu này xảy ra do sự tiếp xúc giữa thực quản và axit dạ dày khiến niêm mạc thực quản bị sưng tấy, viêm và ống dẫn thức ăn trở nên hẹp hơn nên khiến người bệnh khó nuốt.
5. Khàn giọng và ho
Mẹ bầu bị trào ngược dạ dày thực quản có thể kéo theo ho liên tục, khàn giọng. Ho và khàn giọng xảy ra do dây thanh quản bị sưng tấy do tiếp xúc với axit dạ dày là một trong những dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản.
Khi cơ thể có phản ứng tiết nhiều nước bọt để trung hòa lượng axit này tuy nhiên cũng khiến mẹ bầu phải nuốt nhiều khí hơn, dễ gây ợ nóng, ợ hơi.
6. Buồn nôn và nôn
Buồn nôn và nôn là những dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản rõ ràng nhất ở phụ nữ mang thai. Dịch vị và axit, thức ăn trào ngược từ dạ dày vào khoang miệng khiến mẹ bầu buồn nôn và nôn. Dạ dày co thắt liên tục đẩy axit và thức ăn ra ngoài khiến tình trạng buồn nôn xảy ra thường xuyên làm bà bầu mệt mỏi, không muốn ăn.
7. Đắng miệng
Một trong những dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản thường gặp là tình trạng đắng miệng của người bệnh. Dấu hiệu này xảy ra do tình trạng trào ngược dạ dày khiến van môn vị đóng mở quá mức, dịch mật trào ngược từ tá tràng vào dạ dày theo axit lên thực quản vào tới khoang miệng khiến mẹ bầu cảm giác đắng miệng.
Cảm giác đắng miệng ở mẹ bầu thường xuất hiện vào buổi sáng sớm khi mới ngủ dậy.
Trên đây là những dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản giúp mẹ bầu phát hiện kịp thời để có phương pháp điều trị, giảm triệu chứng hiệu quả.
Phương Nguyễn
Có nên đi bộ sau bữa ăn hay không? Đi bộ sau bữa ăn đang rất được ưa chuộng gần đây với mong muốn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên liệu việc này có nên không và tại sao? Thời gian gần đây, việc đi bộ sau bữa ăn đang rất được ưa chuộng. Đây được coi như một thời gian lý tưởng để mang lại những kết...