Những dấu hiệu trầm cảm ở nam giới
Đàn ông thường được coi là mạnh mẽ và luôn kiểm soát được cảm xúc. Nên khi bị bệnh trầm cảm tấn công, họ thường phủ nhận hoặc cố gắng che giấu bệnh.
Trầm cảm tác động khác nhau đến nam giới và phụ nữ. Tỷ lệ nam giới tìm kiếm điều trị cho các bệnh tâm thần cao gấp đôi so với phụ nữ. Theo WHO, khoảng 322 triệu người trên thế giới đang phải sống chung với bệnh, trong đó có 56 triệu người ở Ấn Độ.
Trầm cảm nam là gì?
Trầm cảm ở nam giới là có thể điều trị, và trái ngược với quan niệm sai lầm, bệnh không phải là dấu hiệu của sự yếu đuối về mặt tình cảm hay thất bại về nam tính. Trầm cảm nam làm thay đổi cách bạn suy nghĩ, cảm nhận và hoạt động trong cuộc sống hàng ngày vì nó cản trở năng suất làm việc và tác động đến các mối quan hệ.
Đàn ông thường có xu hướng xem thường bệnh trầm cảm vì nhiều người trong số họ cảm thấy khó khăn khi thể hiện cảm xúc. Thay vào đó, họ tập trung vào các triệu chứng thể chất đi kèm trầm cảm nam như đau đầu, đau lưng, khó ngủ và các vấn đề về quan hệ thể xác. Đây là lý do tại sao trầm cảm nam thường không được phát hiện. Thật không may, nam giới dễ tự tử hơn so với phụ nữ, và điều quan trọng là họ cần tìm kiếm sự giúp đỡ trước khi những ý nghĩ tự tử nảy ra trong đầu.
Các dấu hiệu và triệu chứng của trầm cảm ở nam giới
“Thành tích chăn gối” kém trên giường có liên quan chặt chẽ đến trầm cảm. Mất ham muốn và rối loạn chức năng giường chiếu là những triệu chứng mà nam giới thường không kể.
2. Mệt mỏi
Nam giới hay kể về tình trạng mệt mỏi và các triệu chứng thể chất của trầm cảm hơn phụ nữ.
3. Các vấn đề về giấc ngủ
Ngủ quá nhiều hoặc quá ít nằm trong số các triệu chứng trầm cảm ở nam giới.
4. Đau bụng hoặc đau lưng
Nam giới thường không nhận ra rằng đau mãn tính và rối loạn tiêu hóa có liên quan đến trầm cảm.
5. Cáu kỉnh
Thay vì thể hiện sự buồn bã, nam giới lại hay biểu hiện các dấu hiệu cáu kỉnh vì họ luôn có những ý nghĩ tiêu cực.
Chậm tâm thần vận động làm giảm khả năng xử lý thông tin của nam giới, làm suy giảm sự tập trung.
Video đang HOT
7. Tức giận
Một số nam giới có biểu hiện trầm cảm là tức giận hoặc hung hăng.
8. Lo lắng
Nam giới dễ bị rối loạn lo âu hơn so với phụ nữ.
Các dấu hiệu và triệu chứng khác gồm ý tưởng tự sát, hành vi trốn tránh, lạm dụng chất kích thích hoặc chất gây nghiện, hành vi nguy hiểm và hành vi bạo lực hoặc lạm dụng.
Làm thế nào để biết mình có bị trầm cảm hay không?
1. Cảm giác tuyệt vọng và bất lực.
2. Mất hứng thú với các hoạt động và giao lưu với bạn bè.
3. Dễ cáu kỉnh và nóng nảy hơn bình thường.
4. Uống chất kích thích quá mức.
5. Không thể kiểm soát những suy nghĩ tiêu cực và bắt đầu cảm thấy bồn chồn.
6. Thay đổi giấc ngủ và khẩu vị
Trầm cảm ở nam giới được điều trị như thế nào?
1. Thay đổi lối sống
Thay đổi lối sống bằng cách tập thể dục điều độ, cải thiện thói quen ăn uống và tuân thủ nếp đi ngủ nghiêm ngặt có thể giúp giảm các triệu chứng trầm cảm.
2. Thuốc
Bác sĩ tâm thần có thể hỗ trợ việc cho dùng thuốc. Thông thường, thuốc ức chế tái hấp thu serotonin-norepinephrine (SNRI) và thuốc ức chế tái hấp thu serotonin (SSRI) có hiệu quả trong điều trị trầm cảm. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng những loại thuốc này.
3. Liệu pháp tâm lý
Còn được gọi là liệu pháp trò chuyện và có thể hỗ trợ điều trị trầm cảm bằng cách nói chuyện thông qua những phản ứng và gợi mở cùng với chuyên gia về sức khỏe tâm thần.
Các loại trị liệu tâm lý khác nhau có hiệu quả trong điều trị trầm cảm là liệu pháp hành vi nhận thức, liệu pháp trò chuyện giữa các cá nhân và liệu pháp giải quyết vấn đề.
Hỗ trợ nam giới bị trầm cảm như thế nào?
- Lôi cuốn người bệnh vào cuộc trò chuyện và lắng nghe cẩn thận những gì người ấy nói.
- Không bỏ qua những lời nói về tự sát và đưa ra hy vọng.
- Đưa người bệnh đi dạo và lôi cuốn người ấy tham gia vào các hoạt động.
- Theo dõi việc sử dụng thuốc và chất kích thích của người bệnh.
Cẩm Tú
Theo Boldsky
Trẻ không được ngủ đủ giấc có thể mắc phải các vấn đề sức khỏe sau đây
Ngoại trừ việc phải uống sữa đầy đủ thì việc ngủ đủ giấc đối với trẻ sơ sinh cũng cần được coi trọng, bởi những đứa trẻ không được nghỉ ngơi đầy đủ có thể mắc phải các vấn đề về sức khỏe.
Khi bạn đang phải bận rộn chăm sóc một em bé sơ sinh, bạn cũng luôn muốn được nghỉ ngơi dù chỉ một vài phút, điều đó chứng tỏ việc nghỉ ngơi luôn giữ vai trò quan trọng với tất cả mọi người. Trong khi người lớn ngủ khoảng 7-8 tiếng mỗi đêm thì trẻ sơ sinh cần nhiều hơn gấp đôi thời gian đó để ngủ. Trên thực tế, trẻ sơ sinh cần ngủ từ 16-18 giờ mỗi ngày. Việc ngủ không đủ giấc có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng. Bác sĩ Yang Linqi, bác sĩ tư vấn nhi khoa tại Trung tâm Nhi khoa Thomson (Singapore) đã chia sẻ về những tác động đối với trẻ khi không được ngủ đủ giấc và một số cách để rèn luyện cho trẻ ngủ đủ giấc.
1. Em bé bị mệt mỏi
Khi bị thiếu ngủ, em bé có thể trở nên mệt mỏi. Điều này được thể hiện khi trẻ quá mệt mỏi và mất thời gian để có thể chìm vào giấc ngủ và đôi khi trở nên khó chịu. Tình hình sẽ càng khó khăn hơn và xấu đi khi trẻ không thể ngủ do mệt mỏi hoặc chỉ ngủ được một lúc và có thể thức dậy bất cứ lúc nào.
Khi không được ngủ đủ giấc em bé có thể sẽ mệt mỏi, khó chịu và dễ thức giấc (Ảnh minh họa)
2. Trẻ hay cáu kỉnh
Việc ngủ không đủ giấc có thể khiến cho trẻ nhà bạn trở nên kén chọn và cáu kỉnh vì điều chúng cần là giấc ngủ nhưng lại không được đáp ứng. Con bạn sẽ trở nên buồn bã và thất vọng.
3. Sự tăng trưởng của trẻ bị ảnh hưởng
Thiếu ngủ có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ. Bác sĩ Yang chia sẻ rằng: " Các giấc ngủ không đều có thể làm rối loạn các bữa ăn của trẻ và sự phát triển của trẻ cũng vì thế mà ảnh hưởng".
4. Trẻ dễ bị béo phì
Khi con bạn bước sang tuổi thứ 3, việc ngủ không đủ giấc có thể dẫn đến các vấn đề như béo phì. Bác sĩ Yang giải thích lý do của việc béo phì do không ngủ đủ giấc đã được xác nhận qua nhiều nghiên cứu là: " Việc thiếu ngủ làm rối loạn chu kỳ sinh học của cơ thể, gây ra những thay đổi về mức độ hoocmon bao gồm cortisol, leptin và ghrelin - những loại hoocmon giúp điều chỉnh năng lượng. Sự mất cân bằng này có thể dẫn đến sự gia tăng năng lượng nhưng lại giảm tiêu thụ. Việc thiếu ngủ có thể dẫn đến các cơn buồn ngủ làm cơ thể ít vận động thể chất và có thể tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu calo hơn".
Ngủ không đủ giấc cũng là một trong những nguyên nhân gây ra béo phì ở trẻ nhỏ (Ảnh minh họa)
5. Nguy cơ cao về các vấn đề sức khỏe lâu dài
Thiếu ngủ có thể dẫn đến việc trẻ phải đối mặt với nguy cơ có thể phải chịu những vấn đề về sức khỏe lâu dài. Việc bị béo phì và tỉ lệ mỡ trong cơ thể quá cao đặc biệt là mỡ bụng, có thể liên quan đến các bệnh mãn tính như gan và tiểu đường.
6. Khiến mẹ dễ bị trầm cảm sau sinh
Khi trẻ ngủ không đủ giấc, ngoài các vấn đề tác động trực tiếp tới trẻ thì việc cha mẹ phải thức để chăm sóc cũng khiến cho các bậc cha mẹ mệt mỏi và căng thẳng. Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng việc thiếu ngủ của trẻ thực sự làm trầm trọng hơn chứng trầm cảm sau sinh của các bà mẹ.
Những hậu quả của việc trẻ ngủ không đủ giấc thực sự là rất đáng sợ và có ảnh hưởng vô cùng lớn. Dưới đây là một vài lời khuyên của bác sĩ Yang để các bậc cha mẹ có thể rèn luyện cho con ngủ đủ giấc:
1. Hình thành nên thói quen ngủ lành mạnh
Việc tập cho trẻ một thói quen ngủ có nề nếp sẽ giúp cho việc trẻ ngủ đủ giấc dễ dàng hơn (Ảnh minh họa)
Hãy tập cho trẻ thói quen ngủ bất cứ khi nào có thể, để trẻ nhà bạn có thể ngủ đủ giấc mỗi ngày. Một thói quen ngủ thường xuyên có thể giúp trẻ ngủ nhanh hơn và khi việc ngủ của trẻ đã đi vào nề nếp thì bạn có thể đoán biết trước khi nào thì bé buồn ngủ và có thể dự đoán trước được những điều sẽ xảy ra sau đó. Bác sĩ Yang cũng khuyên rằng hãy cố gắng giữ thói quen ngủ của trẻ đúng với nề nếp và lên kế hoạch cho các hoạt động của gia đình ngoài thời gian ngủ của trẻ.
2. Cho trẻ tắm nước ấm
Có thể bạn chưa biết nhưng việc tắm với nước ấm có thể giúp bé ngủ nhanh hơn rất nhiều. Một chút thay đổi của nhiệt độ cơ thể sau khi tắm có thể khiến trẻ chìm vào giấc ngủ một cách thoải mái hơn và trong khi tắm cho trẻ thì bạn và trẻ cũng có thể cùng nhau chơi đùa.
3. Chuẩn bị một môi trường ngủ thuận lợi
Môi trường mà trẻ sẽ ngủ cũng ảnh hưởng rất nhiều đến giấc ngủ của trẻ. Một phòng ngủ thoải mái, đủ tối, yên tĩnh và nhiệt độ mát mẻ là hoàn toàn lý tưởng cho giấc ngủ của trẻ. Bên cạnh đó bạn cũng có thể chuẩn bị một vài bản nhạc nhẹ nhàng hoặc tiếng ồn trắng để có thể đưa trẻ vào giấc ngủ một cách nhẹ nhàng.
Nguồn: Parent
Theo Helino
Những dấu hiệu cảnh báo cơ thể thiếu chất sắt, chớ xem thường! Xem ngay để phát hiện các dấu hiệu cho thấy cơ thể của bạn đang cần bổ sung sắt. Thiếu sắt rất phổ biến, ảnh hưởng đến 8/10 dân số trên toàn thế giới - SHUTTERSTOCK Sắt rất quan trọng để vận chuyển ô xy đi khắp cơ thể và giữ cho hệ miễn dịch khỏe mạnh cũng như giảm nguy cơ mắc...