Những dấu hiệu cảnh báo thiếu máu não nên biết
Thiếu máu não nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Vậy thiếu máu não có những biểu hiện gì?
Dấu hiệu thiếu máu não
Thiếu máu não có triệu chứng gì? Nếu cơ thể bạn không thể tự điều tiết được sẽ gây ra tình trạng thiếu máu não với những biểu hiện khá rõ ràng. Thiếu máu não được chia làm 2 nhóm:
Thiếu máu não cấp tính gây ra các biểu hiện:
Thiếu máu não thoáng qua do cục máu đông nhỏ dẫn đến tình trạng tắc một nhánh động mạch trong não. Tuy nhiên tình trạng này hết rất nhanh.
Rối loạn tiền đình do máu đưa đến tiền đình bị giảm đột ngột.
Có thắt, tắc động mạch nuôi ốc tai, nuôi trung tâm võng mạc có thể gây điếc đột ngột hoặc thị lực giảm đột ngột.
Đột quỵ não do nhồi máu não. Khi cục máu đông làm tắc mạch sẽ khiến thiếu máu tại một vùng tổ chức não và không thể tái thông. Hậu quả của tình trạng này rất nghiêm trọng và có thể để lại nhiều di chứng.
Những trường hợp thiếu máu não cấp tính thường hay gặp ở người bệnh đái tháo đường, mỡ máu, người mắc các bệnh lý mạn tính, người thừa cân, béo phì, lười vận động…
Ù tai, nặng đầu, nhanh mỏi mắt, chân tay lạnh… có thể là những dấu hiệu cảnh báo thiếu máu não mạn tính.
Thiếu máu não mạn tính có các biểu hiện:
Luôn cảm giác đầu không thông thoáng, nặng đầu.
Nhanh mỏi mắt, mờ mắt hoặc nhức hai hốc mắt.
Bị ong đầu hoặc đau cả đầu/đau nửa đầu, cơn đau có thể từ mức độ nhẹ cho đến đau dữ dội. Khi sử dụng thuốc giảm đau có thể hết nhưng dễ gặp tình trạng nhờn thuốc trong thời gian ngắn.
Chân tay lạnh. Khi thay đổi thời tiết có thể gặp các tình trạng đau cổ, lưng và đau nhức xương khớp.
Ù hai tai, có thể tình trạng ù từ nhẹ đến nặng nhưng sẽ hết khi nghỉ ngơi.
Video đang HOT
Khi làm việc trí óc hiệu suất giảm nghiêm trọng, khó tập trung, trí nhớ giảm sút.
Thể trạng suy giảm rõ rệt, thường xuyên thấy mệt mỏi hoặc mất sức lực, chân tay cảm giác yếu ớt và không muốn hoạt động thể chất.
Không còn hứng thú với những thú vui hàng ngày, mất hứng thú trong công việc.
Tâm trạng dễ cáu gắt vô cớ, dễ xúc động.
Dễ gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa, chán ăn hoặc ăn không ngon miệng. Giấc ngủ kém hoặc khó vào giấc, khi tỉnh rất khó ngủ lại, ngủ chập chờn và hay mơ. Buổi sáng thức giấc thường trong tình trạng uể oải và thiếu tỉnh táo vào ban ngày.
Ngủ đủ giấc, tập luyện thể dục và có chế độ ăn lành mạnh là cách để phòng ngừa thiếu máu não.
Thiếu máu não nên ăn gì, uống gì?
Trước hết, để điều trị tình trạng thiếu máu não, người bệnh cần tìm nguyên nhân và tập trung giảm các triệu chứng do thiếu máu não gây ra. Bên cạnh đó nên hạn chế những yếu tố ảnh hưởng không tốt đến tình trạng thiếu máu não. Để phòng ngừa và giảm bớt các triệu chứng của thiếu máu não, người bệnh nên thực hiện các biện pháp như:
Thiếu máu não nên ăn gì? Người bệnh thiếu máu não nên duy trì chế độ ăn uống hợp lý bằng cách bổ sung nhiều rau xanh, các loại rau củ quả có màu tươi, đậm và nên lựa chọn ăn cá. Các thực phẩm này sẽ giúp tăng các chất chống oxy hóa cho cơ thể, tăng cường chất xơ hòa tan, khoáng chất, Omega-3…
Thiếu máu não nên uống gì? Người bệnh có thể sử dụng thêm các loại thảo dược hoặc các thực phẩm tốt cho mạch máu như: cây diếp cá, ginkgo biloba (một loại cao của lá cây bạch quả), rutin (hoa hòe), nattokinase (đậu tương lên men)… và các loại thảo dược tốt gan actiso, trái nhàu, cúc gai (kế sữa), diệp hạ châu, ngũ vị tử… Và một số loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe bổ sung Omega-3, vitamin, khoáng chất…
Duy trì vận động và nên tập luyện 2-3 ngày/lần, mỗi lần tối thiểu 30 phút tùy theo thể trạng. Với những người mắc các bệnh lý về xương khớp nên lựa chọn đạp xe, bơi lội…
Ngủ đủ giấc và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Người bệnh nên vệ sinh giấc ngủ bằng cách tạo không gian thoáng mát, ánh sáng vừa đủ và âm nhạc phù hợp cho phòng ngủ. Bên cạnh đó nên tránh vận động mạnh quá mức hoặc xem những nội dung gây xúc động trước khi ngủ. Có thể ngâm chân nước ấm, tắm nước ấm và vận động nhẹ nhàng trước khi ngủ.
Điều trị và kiểm soát các bệnh lý nền bằng cách thường xuyên đo đường huyết, huyết áp hàng ngày. Kiểm tra chỉ số mỡ máu, chức năng gan thận định kỳ và các chỉ số HbA1C, chỉ số đông máu từ 2-3 tháng một lần. Nếu mắc các bệnh lý nền cần tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
Chú trọng đến sức khỏe tinh thần bằng cách tích cực giao lưu với bạn bè, hạn chế sử dụng mạng xã hội, dùng điện thoại giải trí nhiều hoặc xem tivi quá nhiều. Nên tham gia các hoạt động ở ngoài trời và tìm cách để tránh xa những lo âu, căng thẳng, stress.
Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?
Rối loạn tiền đình đi kèm với một vài bệnh lý như thiếu máu não, đái tháo đường, tăng huyết áp có thể là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, đe dọa tính mạng người bệnh.
Việc điều trị sớm giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm.
1. Các thuốc điều trị rối loạn tiền đình
1.1. Thuốc kháng histamin
Các thuốc này bao gồm scopolamine, dimenhydrinate hoặc promethazine...
Tác dụng: Các thuốc kháng histamin có tác dụng cải thiện tình trạng buồn nôn, chóng mặt... triệu chứng của rối loạn tiền đình.
Tác dụng phụ: Một số tác dụng phụ của thuốc như gây buồn ngủ, mệt mỏi và rối loạn tiêu hóa.
Lưu ý: Nên uống thuốc sau khi ăn no để hạn chế những tác dụng phụ.
Rối loạn tiền đình có thể là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ.
1.2. Thuốc chống nôn
Tác dụng: Các thuốc chống nôn giúp giảm nôn, giảm đau đầu, hoa mắt, chóng mặt trong rối loạn tiền đình. Một số thuốc thường dùng là primperan, domperidone...
Tác dụng phụ: Khi dùng thuốc primperan có thể gặp một số tác dụng phụ như: Tiêu chảy, buồn nôn, mệt mỏi và yếu cơ bất thường, ngủ gà, rối loạn trương lực cơ cấp tính đặc biệt ở những người bệnh nữ trẻ, bồn chồn; domperidom có thể gây khô miệng, đau đầu, phát ban, ngứa da, đỏ mắt, kinh nguyệt không đều
Lưu ý: Bệnh nhân không được dùng thuốc mà chưa có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa vì thuốc này có thể tương tác với thuốc khác.
Ngoài ra có thể dùng acetylleucine để điều trị các cơn chóng mặt khi bị rối loạn tiền đình. Tác dụng phụ thường gặp là phát ban da (đôi khi kết hợp với ngứa), nổi mày đay. Không dùng acetylleucine quá liều chỉ định, không dùng cho phụ nữ có thai và đang cho con bú.
Chỉ uống thuốc trị rối loạn tiền đình khi có chỉ định của bác sĩ.
1.3. Nhóm thuốc cải thiện tuần hoàn não
Tác dụng: Nhóm thuốc này tác động trên não bộ và hệ thần kinh, có tác dụng bảo vệ chống lại tình trạng thiếu oxy ở các cơ quan này. Thường dùng là piracetam, ginkgo biloba...
Ở người lớn, thuốc piracetam được chỉ định để điều trị chóng mặt và các rối loạn thăng bằng đi kèm, ngoại trừ choáng váng có nguồn gốc do vận mạch hoặc tâm thần. Ginkgo biloba giúp cải thiện lưu thông máu bằng cách làm giãn mạch máu và giảm độ kết dính của tiểu cầu, do đó có thể hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình.
Tác dụng phụ: Một số tác dụng phụ thường gặp như mệt mỏi, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng...
Lưu ý: Không dùng thuốc piracetam trong những trường hợp bệnh nhân suy thận nặng, suy gan, xuất huyết não. Tránh dùng Ginkgo biloba cho những người đang có triệu chứng chảy máu, phụ nữ mang thai.
1.4. Nhóm thuốc ức chế canxi
Tác dụng: Nhóm thuốc này có công dụng giảm thiểu triệu chứng đau nửa đầu, chóng mặt hay thiểu năng tuần hoàn não, thường dùng như thuốc flunarizine...
Tác dụng phụ: Thuốc có tác dụng phụ gây buồn ngủ rũ rượi, rối loạn tiêu hóa, nguy cơ trầm cảm, tác động tới hệ thần kinh và làm tăng các triệu chứng ở người bệnh Parkinson.
Lưu ý: Đây là thuốc cần được kê đơn và chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa, bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc. Thuốc có thể gia tăng triệu chứng ngoại tháp, trầm cảm và bộc phát hội chứng Parkinson.
1.5. Nhóm an thần kinh benzodiazepine
Tác dụng: Các thuốc nhóm an thần kinh benzodiazepine như diazepam, lorazepam... là những thuốc có tác dụng an thần, làm cho tiền đình hai bên được cân bằng, giảm triệu chứng chóng mặt, giảm lo lắng, căng thẳng.
Lưu ý: Không nên dùng thuốc này trong thời gian dài vì có thể khiến bệnh nhân bị lệ thuộc vào thuốc, nghiện thuốc. Do đó, các thuốc này phải được kiểm soát chặt chẽ.
2. Lưu ý khi dùng thuốc
Để điều trị hiệu quả, người bệnh rối loạn tiền đình cần thực hiện:
- Không dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
- Không tự ý tăng/giảm/ngừng dùng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ.
- Một số thuốc nên uống thuốc sau bữa ăn để tránh kích ứng dạ dày.
- Không uống thuốc cùng với rượu, bia và các chất kích thích.
- Thận trọng dùng thuốc cho: Phụ nữ mang thai, cho con bú, trẻ em, khi đang vận hành máy móc, lái xe, các trường hợp mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
- Khi dùng thuốc trị rối loạn tiền đình nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào cần báo ngay cho bác sĩ để có cách xử trí kịp thời.
- Có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, vận động nhẹ nhàng.
Bị rối loạn tiền đình nên làm gì? Rối loạn tiền đình gây ra tình trạng mất thăng bằng tư thế. Người bị rối loạn tiền đình thường có các biểu hiện như chóng mặt, hoa mắt, ù tai... Khi gặp tình trạng này nên làm gì? Câu trả lời sẽ có trong bài viết. Rối loạn tiền đình là gì? Rối loạn tiền đình là loại bệnh gây ra tình...