Thanh Hóa: Một người t.ử v.ong do nhiễm khuẩn liên cầu lợn
Ngày 3/8, hệ thống giám sát, kiểm soát dịch bệnh ở Thanh Hóa ghi nhận một ca t.ử v.ong do liên cầu khuẩn lợn và khuyến cáo người dân thực hiện ăn chín, uống chín, không ăn tiết canh lợn.
Thực phẩm từ lợn không rõ nguồn gốc, xuất xứ bị cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa tạm giữ.
Qua điều tra, giám sát và khai thác t.iền sử, yếu tố dịch tễ, sáng 19/7, bệnh nhân L.Đ.T (41 t.uổi) ở xã Quảng Hải, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa sử dụng lòng lợn, tiết lợn sống được người thân mua từ chợ Đai, xã Quảng Hải về, đ.ánh tiết canh và một mình ăn 2 bát tiết canh lợn.
Ngày 23/7, bệnh nhân L.Đ.T đến Trạm y tế xã Quảng Hải với triệu chứng sốt 38,5 độ, đau đầu, ù tai, lòng bàn chân trái sưng bầm tím. Y tế xã nghi bệnh nhân T. n.hiễm t.rùng m.áu, đã chuyển bệnh nhân lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa.
Tại đây, bệnh nhân được chẩn đoán là nhiễm khuẩn liên cầu lợn và được chuyển thẳng ra bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương lúc 16 giờ cùng ngày.
Video đang HOT
Dù được cấp cứu, điều trị, chăm sóc tích cực nhưng sáng 2/8 bệnh nhân L.Đ.T đã t.ử v.ong tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.
Trung tâm Y tế huyện Quảng Xương đã tổ chức điều tra, giám sát ca bệnh, chỉ đạo Trạm y tế xã Quảng Hải lập danh sách, tư vấn, theo dõi sát những người tham gia g.iết mổ, ăn tiết canh, thịt lợn cùng bệnh nhân để tuyên truyền, giám sát theo dõi sức khỏe nhằm phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh để xử lý và điều trị kịp thời; tham mưu cho Ủy ban nhân dân xã chủ động áp dụng các biện pháp phòng chống bệnh liên cầu lợn theo hướng dẫn của Bộ Y tế về giám sát, phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người.
Hiện cơ quan chuyên môn phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền tới người dân nâng cao nhận thức, chủ động phòng, chống bệnh do liên cầu lợn tại cộng đồng; không g.iết mổ, buôn bán, tiêu thụ lợn ốm, c.hết, sử dụng bảo hộ lao động khi tham gia chăn nuôi, g.iết mổ lợn, chế biến thực phẩm từ lợn.
Mỗi gia đình, người dân hãy thực hiện ăn chín, uống chín, không ăn tiết canh, các thực phẩm tái, sống từ lợn; khi có biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh như sốt cao đột ngột kèm theo có yếu tố dịch tễ liên quan cần đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Đi cấp cứu sau vài ngày ăn món nhiều người Việt thích
Người đàn ông nhập viện cấp cứu trong tình trạng sốt cao, đau đầu, nôn nhiều, nổi ban xuất huyết lấm tấm. 10 ngày trước đó, ông từng ăn lòng lợn
Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, nam bệnh nhân 58 t.uổi, có dấu hiệu viêm màng não. Bác sĩ chỉ định chọc dịch não tủy cho người bệnh làm xét nghiệm cấy m.áu và cấy dịch não tủy.
Kết quả, nam bệnh nhân dương tính với liên cầu khuẩn lợn (Steptococcus Suis).
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm cho người bệnh
Người bệnh được xác định bị viêm màng não do liên cầu lợn và điều trị theo kháng sinh đồ. Sau 21 ngày điều trị, người bệnh đã khỏi, sức khỏe ổn định.
Trước đó, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cũng tiếp nhận trường hợp nam bệnh nhân 50 t.uổi (ở Nam Định) trong tình trạng sốc nhiễm khuẩn.
3 ngày trước nhập viện, bệnh nhân mổ lợn và làm tiết canh liên hoan cùng bạn bè. Sau liên hoan 1 ngày, bệnh nhân thấy đau mỏi người, đi ngoài phân lỏng 2 lần, kèm sốt cao rét run, người khó chịu, chân tay tím tái. Nhập viện, bệnh nhân được chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn theo dõi do liên cầu lợn và t.ử v.ong ngay sau đó.
Liên cầu khuẩn lợn là bệnh lây truyền từ lợn sang người. Hầu hết các ca bệnh đều có liên quan đến g.iết mổ, ăn tiết canh hoặc các đồ ăn từ thịt lợn chưa nấu chín...
Người dân ăn các sản phẩm được chế biến từ thịt lợn chưa nấu chín, như: Tiết canh, nem chua, nem chạo... cũng dễ mắc liên cầu khuẩn lợn. Ngoài ra, tiếp xúc với lợn ốm, lợn c.hết cũng có nguy cơ khiến người g.iết mổ lợn bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn thông qua các vết trầy xước trên da.
Da xuất hiện mảng tím đen, một trong những biểu hiện của bệnh liên cầu khuẩn
Liên cầu khuẩn lợn có 2 thể bệnh chính, thể hay gặp nhất là viêm màng não mủ, bệnh nhân có thể sốt cao, sau đó co giật, lơ mơ, hôn mê, nặng hơn là bị phù não dẫn đến t.ử v.ong.
Khi nhiễm liên khuẩn cầu lợn, người bệnh có biểu hiện sốt nóng, sốt lạnh, buồn nôn, nôn, có thể tiêu chảy... khiến nhiều người lầm tưởng với các rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm.
Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cảnh báo tỉ lệ t.ử v.ong do liên cầu khuẩn lợn gây ra khoảng 7%. Hiện chưa có vắc-xin phòng nhiễm liên cầu khuẩn lợn cho người. Tuy nhiên, vi khuẩn gây bệnh liên cầu khuẩn lợn hoàn toàn bị t.iêu d.iệt khi thực phẩm được nấu chín kỹ.
Do đó, các chuyên gia y tế khuyến cáo người dân nên ăn các sản phẩm được nấu chín, không sử dụng các món ăn tươi sống như tiết canh, tái, nem chạo... để phòng tránh nguy cơ nhiễm liên cầu khuẩn lợn.
Hôn mê sâu, nguy kịch sau 2 ngày ăn món 'vạn người mê' Sau khi ăn tiết canh lợn, người đàn ông 58 t.uổi xuất hiện dấu hiệu bất thường, nôn nhiều, ban đỏ tím tay chân, mụn nước rải rác toàn thân, phải đi cấp cứu khi đã hôn mê sâu. Thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn ngày 3/11, cơ sở y tế này đang điều trị một nam bệnh nhân...