Những ‘đại kỵ’ khi ăn trứng cực hại sức khỏe không phải ai cũng biết
Trứng là món ăn bổ dưỡng và quá quen thuộc với các gia đình. Nhưng ít ai biết rằng, loại thực phẩm tưởng như lành tính này sở hữu một danh sách kiêng kỵ không hề ngắn.
Ảnh minh họa: Internet
Đường
Tại các nước châu Á, nhiều bà nội trợ có thói quen dùng nước đường để tạo màu khi chế biến món thịt kho trứng.
Kỳ thực, việc làm này sẽ khiến cho protein fructose acid amin trong trứng kết hợp với lysine và tạo thành một chất rất khó hấp thu vào cơ thể, thậm chí còn gây ra nhiều phản ứng bất lợi đối với sức khỏe.
Không nên cho bột ngọt vào trứng
Nhiều bà nội trợ có thói quen cho bột ngọt vào khi đánh trứng để chuẩn bị làm món trứng chiên.
Về mặt dinh dưỡng, đây là một sai lầm. Ở nhiệt độ cao, các chất natri, acid glutamic, chất clo hóa… trong trứng kết hợp và tạo thành muối natri của acid glutamic.
Chất này cũng là thành phần chủ yếu của bột ngọt.
Do vậy, việc cho thêm bột ngọt khi chế biến trứng sẽ làm phá vỡ kết cấu của các nguyên tử muối natri tự nhiên, từ đó làm giảm hàm lượng dinh dưỡng của trứng.
Ăn hồng ngay sau khi thưởng thức món trứng là một điều tối kỵ đối với sức khỏe. Hành động này có thể kéo theo nhiều hệ lụy nguy hiểm như ngộ độc thực phẩm, viêm dạ dày cấp tính, kết sỏi trong phổi. Ảnh minh họa: Internet
Sữa đậu nành
Mặc dù được coi là một đồ uống lành tính và dễ hấp thu, nhưng sữa đậu nành cũng nằm trong danh sách những thực phẩm không thể kết hợp cùng trứng.
Nguyên nhân nằm ở chỗ, khi thưởng thức đồng thời hai loại thực phẩm này, protein trong trứng sẽ kết hợp cùng trypsin trong sữa đậu, gây cản trở quá trình phân giải và hấp thụ chất đạm của cơ thể, đồng thời cũng làm hao hụt hàm lượng dinh dưỡng trong sữa và trứng.
Thịt ngỗng, thịt thỏ
Trứng cũng không thể kết hợp cùng thịt ngỗng và thịt thỏ. Điều này đã được Lý Thời Trân ghi lai trong “Bản thảo cương mục”.
Video đang HOT
Đó là bởi cả thịt thỏ, thịt ngỗng và trứng đều có tính hàn và chứa một số chất có hoạt tính sinh học, khi kết hợp cùng nhau sẽ sinh ra những phản ứng kích thích tiêu hóa, tạo thành chứng tiêu chảy.
Nếu trứng gà được luộc chín lòng đào nhưng sau khi để qua đêm thì chất dinh dưỡng trong đó sản sinh ra vi khuẩn. Ảnh minh họa: Internet
Trứng gà đã chín để qua đêm cần bỏ ngay
Nếu trứng gà được luộc chín lòng đào nhưng sau khi để qua đêm thì chất dinh dưỡng trong đó sản sinh ra vi khuẩn.
Hồng
Ăn hồng ngay sau khi thưởng thức món trứng là một điều tối kỵ đối với sức khỏe. Hành động này có thể kéo theo nhiều hệ lụy nguy hiểm như ngộ độc thực phẩm, viêm dạ dày cấp tính, kết sỏi trong phổi.
Những người không nên ăn trứng
Bệnh tiểu đường
Trứng là loại thực phẩm chứa nhiều chất béo omega-3, là nguồn cung cấp vitamin, protein và nhiều dưỡng chất khác có lợi sức khỏe nhưng chúng cũng chứa rất nhiều cholesterol và chất béo bão hòa. Đây là những “thủ phạm” có thể gây ra bệnh tiểu đường loại 2. Theo các chuyên gia dinh dưỡng những người có bệnh tiểu đường không nên hạn chế ăn.
Mặc dù được coi là một đồ uống lành tính và dễ hấp thu, nhưng sữa đậu nành cũng nằm trong danh sách những thực phẩm không thể kết hợp cùng trứng. Ảnh minh họa: Internet
Người đang sốt
Đối với, những người bị sốt (nhất là trẻ em), ăn trứng gà sẽ làm cho nhiệt lượng cơ thể tăng lên, không tán phát ra ngoài được, giống như “lửa đổ thêm dầu”, bệnh sốt càng thêm trầm trọng. Vì vậy, khi bị sốt không nên ăn trứng gà, nên uống nhiều nước và pha thêm chút muối, ăn nhiều rau quả tươi, hạn chế ăn những thứ có nhiều protein.
Người mắc bệnh thận
Khi bị viêm thận, chức năng trao đổi chất của cơ thể giảm mạnh, lượng nước tiểu cũng giảm khiến thận không loại bỏ hết các độc tố ra khỏi cơ thể.
Ăn trứng có thể làm lượng urê trong cơ thể tăng nhanh, từ đó, làm tình trạng viêm thận trở nên trầm trọng, thậm chí là gây nhiễm độc đường tiết niệu.
Người cơ địa dị ứng
Trứng là nguyên nhân hay gặp thứ hai gây dị ứng thức ăn ở trẻ nhỏ, khoảng 1,5% các bé dị ứng với trứng gà. Tuy nhiên đến khoảng 80% trẻ thoát khỏi dị ứng trứng khi lên 6 tuổi.
Phần lớn các protein gây dị ứng nằm trong lòng trắng, trong khi protein lòng đỏ ít gây dị ứng hơn. Do sự tương đồng giữa protein trứng gà và các loại trứng khác, người dị ứng trứng gà thường dị ứng với trứng vịt, trứng ngan… Vì vậy, nếu cơ địa dị ứng với trứng, bạn nên tránh món này để không ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể.
Trứng là nguyên nhân hay gặp thứ hai gây dị ứng thức ăn ở trẻ nhỏ, khoảng 1,5% các bé dị ứng với trứng gà. Tuy nhiên đến khoảng 80% trẻ thoát khỏi dị ứng trứng khi lên 6 tuổi. Ảnh minh họa: Internet
Bị bệnh gan
Trứng là loại thực phẩm rất giàu dinh dưỡng. Trong trứng có đủ protit, lipit, gluxit, các vitamin, các khoáng chất, các men và hormon. Các chất dinh dưỡng tập trung chủ yếu ở lòng đỏ trứng, đặc biệt lòng đỏ chứa 1,6 hay 0,3gr cholesterol. Vì trứng rất bổ, khó tiêu nên khi ăn trứng, gan phải làm việc nhiều.
Do vậy, những người bị bệnh gan không nên ăn trứng, nếu ăn nhiều, trong thời gian dài có thể càng làm cho gan yếu hơn rồi bệnh nặng, dẫn đến viêm gan, xơ gan và ung thư gan…
Theo Tiền phong
Bị cholesterol cao, hãy uống dầu cá omega-3
Cholesterol cao có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim.
Dầu cá - Shutterstock
Kết quả nghiên cứu đã chứng minh dầu cá có thể giúp kiểm soát cholesterol vô cùng hiệu quả, theo Express.
Cholesterol cao là do có quá nhiều chất béo trong máu. Có hai loại cholesterol: cholesterol xấu, có hại (LDL) và cholesterol tốt (HDL).
Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, các chuyên gia cho biết cholesterol tốt hoạt động như một tác nhân "dọn rác", mang cholesterol có hại ra khỏi động mạch và đưa đến gan để phá hủy và giải phóng ra khỏi cơ thể.
Quá nhiều cholesterol có hại có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, như hẹp động mạch, đau tim và đột quỵ. Trong khi đó, cholesterol tốt có thể bảo vệ chống lại những nguy cơ này.
Đã có bằng chứng cho thấy omega-3 có trong dầu cá có thể đóng vai trò làm giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt.
Trong một nghiên cứu kéo dài 12 tuần, các nhà nghiên cứu đã đánh giá tác động của việc tiêu thụ dầu cá hằng ngày và tập luyện thể chất đối với 28 nam giới và 53 phụ nữ. Tất cả các đối tượng đều thừa cân và bị huyết áp cao, cholesterol xấu cao.
Sau 12 tuần thử nghiệm, các nhà nghiên cứu đã phát hiện thấy sự gia tăng cholesterol tốt lên gần 10% ở nhóm chỉ uống dầu cá và tăng 11,6% ở nhóm kết hợp dầu cá và tập thể dục, theo 7Trust.
Điều này càng củng cố các chứng cứ của các nghiên cứu xác nhận lợi ích sức khỏe của cá béo trong việc giảm cholesterol xấu.
Một nghiên cứu tiếp theo, kéo dài bốn tuần trên 19 người cho thấy tiêu thụ 270 gram cá hồi 2 lần mỗi tuần, giúp giảm mức cholesterol xấu và tăng mức cholesterol tốt.
Một nghiên cứu khác trên 92 nam giới bị cholesterol cao và mức chất béo trung tính cao, đã so sánh tác động của việc ăn cá hồi với việc ăn các loại protein khác.
Kết quả cho thấy những người ăn cá hồi mỗi ngày trong 8 tuần, đã giảm đáng kể mức chất béo trung tính và tăng đáng kể mức cholesterol tốt, so với những người tiêu thụ các nguồn protein khác, theo 7Trust.
Theo Mayo Clinic, có rất nhiều cách để ngăn chặn cholesterol xấu, bao gồm:
Giảm chất béo bão hòa
Chất béo bão hòa, chủ yếu có trong thịt đỏ và các sản phẩm từ sữa nguyên béo, làm tăng tổng lượng cholesterol. Giảm tiêu thụ chất béo bão hòa có thể làm giảm cholesterol xấu.
Loại bỏ chất béo chuyển hóa
Chất béo chuyển hóa, thường được sử dụng trong bơ thực vật và bánh quy. Chất béo chuyển hóa làm tăng mức cholesterol tổng thể.
Tiêu thụ thực phẩm giàu axit béo omega-3
A xít béo omega-3 không ảnh hưởng đến mức cholesterol xấu. Nhưng chúng có những lợi ích tốt cho sức khỏe tim mạch khác, kể cả giảm huyết áp. Thực phẩm giàu a xít béo omega-3 gồm có cá hồi, cá thu, cá trích, quả óc chó và hạt lanh.
Tăng chất xơ hòa tan
Chất xơ hòa tan có thể làm giảm sự hấp thụ cholesterol vào máu. Chất xơ hòa tan được tìm thấy trong bột yến mạch, các loại đậu, cải mầm Brussels, táo và lê.
Tập thể dục
Tập thể dục là một cách khác để cải thiện cholesterol, như Mayo giải thích: Hoạt động thể chất vừa phải có thể giúp tăng cholesterol tốt. Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi lần, 5 lần một tuần hoặc hoạt động aerobic mạnh mẽ trong 20 phút, ba lần một tuần, sẽ cho kết quả đáng kể.
Theo cơ quan Dịch vụ Y tế Quốc gia Mỹ, thuốc làm tan mỡ máu Statin thường được đề nghị để điều trị cholesterol cao nguy hiểm hoặc người đặc biệt có nguy cơ cao.
Tuy nhiên, theo nguyên tắc chung, thì thuốc không thể thay thế cho việc giảm cholesterol bằng cách theo một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh và hoạt động thể chất, cơ quan Dịch vụ Y tế Quốc gia Mỹ khuyến cáo.
Theo thanhnien
Sachi làm đẹp da, giảm mỡ máu Hạt sachi được chứa hàm lượng dinh dưỡng rất cao như protein, omega 3 và vitamin, được cho là rất tốt cho phụ nữ có thai, người già và trẻ em... Sachi (ảnh trên) là loại cây thân leo họ cây trầu; lá có màu xanh nhạt, thân leo cao khoảng 3 - 5m, cây trồng sau 7 tháng sẽ bắt đầu cho...