Những ‘đại kỵ’ khi ăn bắp cải, biết mà tránh khi ăn kẻo ‘rước họa vào thân’
Bắp cải rất tốt đối với cơ thể nhưng nhưng với một số người có bệnh hoặc kết hợp bắp cải với một số loại thực phẩm ‘đại kỵ’ có thể gây hại vô cùng cho sức khỏe.
Ảnh minh họa: Internet
Bắp cải vốn là loại rau quen thuộc trong bữa cơm hàng ngày với đặc điểm giòn ngọt, dễ ăn. Hơn nữa, hàm lượng dinh dưỡng có trong mỗi cây bắp cải đều rất cao, nhưng bạn cần nhớ là không phải loại thực phẩm nào cũng có thể kết hợp chung với bắp cải.
Thành phần dinh dưỡng và lượng vitamin trong bắp cải nhiều gấp 4,5 lần so với cà rốt và 3,6 lần so với khoai tây. Ngoài ra, vitamin A và P trong cải bắp kết hợp với nhau làm cho thành mạch máu bền vững hơn. Trong cải bắp còn có các chất chống ung thư như sulforaphane, phenethyl isothiocyanate và indol-33 carbinol. Tuy nhiên, còn rất nhiều tác dụng của bắp cải khác mà chúng ta ít biết tới.
Ngăn ngừa ung thư
Bắp cải và các loại rau cùng họ có chứa một chất có thể chống lại tế bào ung thư trong cơ thể. Chúng là những chất kích thích các enzym để kiềm chế tốc độ tăng trưởng khối u. Nghiên cứu ở Trung Quốc cũng chỉ ra rằng những phụ nữ tiêu thụ một số lượng nhất định các loại rau như bắp cải, bông cải xanh giảm nguy cơ của các triệu chứng ung thư vú.
Giải độc cơ thể
Do có chứa hàm lượng vitamin C và lưu huỳnh cao, bắp cải có thể giúp loại bỏ độc tố (gốc tự do). Các gốc tự do là một trong những nguyên nhân chính của bệnh viêm khớp, bệnh ngoài da, bệnh thấp khớp và bệnh gút.
Tốt cho não
Bắp cải hoặc các loại rau họ cải là nguồn cung cấp rất nhiều vitamin K và anthocyanin có thể giúp cho sức khỏe tâm thần và sự tập trung của não bộ. Các dưỡng chất này cũng có thể ngăn ngừa tổn thương thần kinh, giúp ngăn ngừa bệnh Alzheimer và chứng mất trí. Vì vậy, bắp cải rất có lợi cho sức khỏe não bộ của bạn.
Tốt cho mắt
Bắp cải là một nguồn giàu rau quả có chứa beta-carotene. Hầu hết mọi người, đặc biệt là những người có tuổi, thường xuyên ăn bắp cải cho họ khả năng ngăn chặn sự thoái hóa điểm vàng và có thể cải thiện sức khỏe mắt cũng như ngăn ngừa đục thủy tinh thể. Chất beta carotene theo một số nghiên cứu có thể giảm ung thư tuyến tiền liệt.
Tốt cho tim mạch
Video đang HOT
Rau bắp cải có tác dụng gì khác nữa ? Hàm lượng kali trong bắp cải rất nhiều, tốt cho sức khỏe tim mạch và duy trì lưu thông máu khỏe mạnh đồng thời tránh tắc nghẽn các mạch máu đến tim. Kali cũng là một hợp chất tốt để làm giảm các triệu chứng của bệnh tăng huyết áp. Hàm lượng kali cao trong bắp cải là một trong những loại thực phẩm được khuyến cáo tốt cho bệnh tăng huyết áp.
Những người nên hạn chế ăn bắp cải
Người bị cường giáp, bướu cổ
Bắp cải rất giàu chất chống oxy hóa glucosinolate. Trong một số điều kiện, glucosinolate bị thủy phân chuyển thành isothiocyanate và thiocyanate có thể gây bệnh tuyến giáp.
Ngoài ra, loại rau này cũng chứa một hàm lượng nhỏ goitrin có tác dụng chống oxy hóa nhưng lại có thể gây bướu cổ.
Người tạng hàn
Những người thể trạng yếu, thường xuyên lạnh bụng khi ăn đồ lạnh nên hạn chế ăn bắp cải. Bởi đây là loại thực phẩm có tính hàn.
Để khắc phục, nên chế biến bắp cải với một chút gừng tươi để tăng cảm giác ấm.
Người hệ tiêu hóa kém
Bắp cải chứa nhiều chất xơ, nhuận tràng. Do đó, người bị bệnh tiêu chảy không nên ăn loại rau ngày. Đặc biệt là ăn bắp cải sống, salad, dưa muối xổi vì dễ gây đầy bụng.
Ăn bắp cải dễ sinh ra nhiều khí, đầy bụng đặc biệt là khi ăn sống. Do đó, những người bị đau dạ dày, hay bị chướng bụng, đầy hơi nên hạn chế ăn bắp cải sống, tốt nhất nên làm chín trước khi ăn.
Những người bị táo bón, tiểu ít nên ăn bắp cải đã nấu chín, tránh ăn bắp cải sống hoặc dưa bắp cải muối.
4 thực phẩm “đại kỵ” với bắp cải
Dưa chuột
Ăn dưa chuột cùng bắp cải sẽ làm ảnh hưởng đến sự hấp thu vitamin C, giảm giá trị dinh dưỡng của cả hai loại thực phẩm.
Gan động vật
Nấu bắp cải cùng gan động vật sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của món ăn.
Táo
Bắp cải tím ăn cùng táo sẽ làm ảnh hưởng đến việc hấp thu các chất dinh dưỡng.
Măng cụt
Măng cụt ăn cùng với bắp cải cũng tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa đồng thời gây cản trở quá trình hấp thu dưỡng chất của cơ thể.
Không ăn bắp cải đã xào chín để qua đêm
Không riêng gì bắp cải mà bất kỳ một món ăn nào đã xào chín để qua đêm cũng sẽ tự sản sinh ra một lượng lớn nitrat. Kể cả bắp cải không ướp muối nhưng nếu đã qua chế biến thì nó vẫn có thể tạo ra nitrat. Nếu ăn thường xuyên trong một thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Vì vậy, bạn cần chú ý không ăn bắp cải đã xào chín để qua đêm để bảo vệ sức khỏe của mình tốt nhất.
Không luộc hoặc xào bắp cải ở nhiệt lửa quá lâu
Trong quá trình chế biến bắp cải, bạn cần chú ý không đảo bắp cải trên bếp lửa quá lâu. Điều này có thể làm phân giải hết các chất dinh dưỡng có trong bắp cải và khiến bắp cải mất đi vị ngọt tự nhiên.
Luộc hay hấp không quan trọng, đây mới là cách để bông cải xanh ngừa ung thư tối đa nhất
Bông cải xanh là thành viên của rau họ cải, những loại khác bao gồm cải xoăn, bông cải trắng, bắp cải... Những loại rau này không chỉ có lượng calo cực thấp, mà còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu.
Nhiều người nói rằng bông cải xanh là loại rau chống ung thư tốt nhất, nhưng mọi người không biết rằng để chất chống ung thư trong bông cải xanh phát huy tác dụng cần phải trải qua một quy trình.
Bài viết có sự tư vấn chuyên môn của bác sĩ Stephen Lai - người đã có nhiều năm nghiên cứu về dược lý và dược phẩm. Ông cũng là giám đốc khoa Tâm thần tại Bệnh viện Chiayi Christian (Đài Loan, Trung Quốc) đồng thời cũng là bác sĩ tại Bệnh viện Đài Bắc Tzu Chi và Bệnh viện Zhenxing.
Bông cải xanh là thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng nếu ăn đúng cách sẽ tốt cho sức khỏe thêm gấp nhiều lần.
Sulforaphane là một chất chống ung thư kỳ diệu có trong bông cải xanh
Bông cải xanh có thể cung cấp một lượng lớn chất sulforaphane, rất hữu ích cho việc kiểm soát lượng đường trong máu và có tác dụng chống ung thư. Do đó, hiện nay trên thị trường xuất hiện những thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe chiết xuất từ bông cải xanh, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các loại sản phẩm này không hiệu quả bằng việc ăn trực tiếp bông cải xanh.
Sulforaphane là nguyên nhân chính gây ra vị đắng của rau họ cải, nhưng nó cũng khiến cho loại rau này có tác dụng chống ung thư. Trong một nghiên cứu của Canada năm 2017 đã phát hiện ra rằng sulforaphane có thể ức chế enzyme chủ chốt trong ung thư - histone deacetylase (HDAC). Do đó, sulforaphane có thể là một yếu tố quan trọng trong điều trị ung thư và hiện đang nhắm đến khối u ác tính, như ung thư thực quản, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư tuyến tụy. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nó có tác dụng trì hoãn sự tiến triển của bệnh ung thư.
Tuy nhiên, sulforaphane không tồn tại trực tiếp trong súp lơ. Bình thường mọi người sẽ không chú ý đến 2 loại chất khác đó là glucosinolate và myrosinase trong bông cải. Thông qua tác dụng của enzyme, glucosinolate sẽ được chuyển đổi thành sulforaphane, do đó bông cải xanh trước tiên phải được nấu, mới có thể thúc đẩy phản ứng của enzyme.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Hóa học Nông nghiệp và Thực phẩm, Hoa Kỳ, bất luận là luộc hay hấp, sẽ làm giảm đáng kể hàm lượng glucosinolate, ngay cả khi nó được làm nóng chỉ trong vài phút, nó sẽ bị mất đi.
Do đó nếu muốn hấp thụ nhiều thành phần sulforaphane, ăn sống bông cải xanh là cách tốt nhưng điều này không phù hợp với chế độ ăn uống bình thường của con người. Vì vậy các chuyên gia đã nghiên cứu thêm và phát hiện, phương pháp chế biến tốt nhất là, sau khi cắt bông cải xanh, để yên trong vòng 90 phút trước khi nấu. Bởi vì lúc này chất glucosinolate phong phú nhất, so với bông cải xanh được chế biến ngay lập tức sau khi cắt, hàm lượng glucosinolate cao gấp 2,8 lần. Trong nghiên cứu cũng cho biết, để yên bông cải xanh sau khi cắt khoảng 30 phút cũng có hiệu quả tương tự.
Những tác dụng khác của bông cải xanh đối với sức khỏe
Theo một nghiên cứu được công bố vào tháng 10 năm ngoái của các nhà khoa học từ Đại học Chiết Giang thì việc ăn bông cải xanh mỗi ngày có thể ngăn ngừa nhiều bệnh từ viêm khớp đến bệnh tim bằng cách giữ cho ruột khỏe mạnh. Nghiên cứu cũng cho thấy loài chuột ăn thức ăn có bổ sung bông cải xanh sẽ tăng khả năng chịu được các vấn đề về tiêu hóa tốt hơn.
Ngoài ra, vitamin K được tìm thấy trong bông cải xanh còn giúp duy trì kích thước của tâm thất trái, tăng cường khả năng bơm máu giàu oxy để nuôi dưỡng cơ thể cũng như các cơ quan, từ đó cũng có thể hạn chế những cơn đau tim đột ngột gây tử vong bất ngờ. Đặc biệt, các nghiên cứu cũng phát hiện thêm, nếu ăn bông cải xanh giàu vitamin K từ nhỏ sẽ giúp cải thiện sức khỏe tim mạch cũng như giảm nguy cơ mắc bệnh tim về sau.
Hà Vũ (Tham khảo chuyên môn bác sĩ Stephen Lai - giám đốc khoa Tâm thần tại Bệnh viện Chiayi Christian)
6 cách tự nhiên để giảm axit uric Khoảng 20% dân số có nồng độ axit uric cao. Tuy nhiên, khoảng 2/3 số người có nồng độ axit uric cao không gặp bất kỳ triệu chứng nào. Axit uric là gì? Axit uric được tạo ra khi cơ thể giáng hóa các chất hóa học gọi là purin. Axit uric là một chất cặn bã, nó được hòa tan trong máu,...