Những đại học nào ở khu vực phía Bắc lấy kết quả kỳ thi riêng xét tuyển?
Năm nay, khu vực phía Bắc có hai cơ sở giáo dục đại học tổ chức kỳ thi riêng để tuyển sinh là trường Đại học Bách khoa Hà Nội và Đại học Quốc gia Hà Nội. Hiện đã có một số trường đại học lấy kết quả của hai kỳ thi này để xét tuyển độc lập.
2 trường ĐH lấy kết quả bài thi đánh giá tư duy
Năm 2021 là năm thứ 2 trường Đại học (ĐH) Bách khoa Hà Nội tổ chức kỳ thi đánh giá tư duy. Tuy nhiên, so với năm 2020, bài thi này đã mở rộng hơn và trường ĐH Bách khoa Hà Nội lấy kết quả để xét tuyển độc lập (năm 2020 là xét tuyển kết hợp với 2 bài thi của kỳ thi tốt nghiệp THPT).
Kỳ thi được tổ chức sau Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 tại 3 địa điểm của Miền Bắc. Chỉ tiêu sơ tuyển dự kiến là 10.000 – 12.000. Thời gian dự kiến là 15/7.
Thí sinh muốn tham dự kỳ thi đánh giá tư duy để được xét tuyển cần đăng ký và nộp hồ sơ trực tuyến trên trang tuyển sinh của trường ĐH Bách khoa Hà Nội từ ngày 20/4 đến hết ngày 18/5.
Để tham gia kỳ thi đánh giá tư duy, thí sinh phải qua vòng sơ tuyển của trường. Những thí sinh đạt yêu cầu sơ tuyển sẽ nhận được thông báo dự thi. Dự kiến kết quả sơ tuyển sẽ được công bố trước khi diễn ra kỳ thi ít nhất 20 ngày.
Hiện nay, trường ĐH Mỏ địa chất và trường ĐH Xây dựng đã lấy kết quả kỳ thi đánh giá tư duy là một phương thức xét tuyển.
Trường ĐH Ngoại thương lấy kết quả bài thi đánh giá năng lực để xét tuyển
Năm 2021, ĐH Quốc gia Hà Nội quyết định tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực (ĐGNL) sau một thời gian gián đoạn.
Bài thi ĐGNL của ĐH Quốc gia Hà Nội gồm 3 phần.
- Phần 1: Tư duy định lượng (50 câu hỏi, 75 phút) về lĩnh vực Toán học; đánh giá năng lực giải quyết vấn đề tư duy toán học, suy luận, lập luận, tư duy logic, tư duy tính toán, khái quát hóa, mô hình hóa toán học, sử dụng ngôn ngữ và biểu diễn toán học, tư duy trừu tượng không gian.
Video đang HOT
- Phần 2: Tư duy định tính (50 câu hỏi, 60 phút) có các câu hỏi về Văn học – Ngôn ngữ; đánh giá năng lực giải quyết vấn đề tư duy logic, tuy duy ngôn ngữ tiếng Việt.
- Phần 3: Khoa học (50 câu hỏi, 60 phút) gồm cả phần tự nhiên và xã hội; đánh giá năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo, tư duy, lập luận và tổng hợp, ứng dụng, am hiểu đời sống kinh tế xã hội.
Bên cạnh đó còn đánh giá các năng lực đặc thù như: năng lực tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử thông qua lĩnh vực Lịch sử; năng lực nhận thức thế giới theo quan điểm không gian thông qua lĩnh vực Địa lý; năng lực nghiên cứu và thực nghiệm thông qua lĩnh vực Vật lý, Hóa học và Sinh học.
Các câu hỏi dưới hình thức trắc nghiệm khách quan (lựa chọn 1 trong 4 đáp án) và câu hỏi điền đáp án.
Năm 2021, Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội mở các đợt thi từ tháng 5 đến tháng 7; thí sinh làm bài trên máy tính với mã đề riêng.
Trong các trường, khoa thành viên trực thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội chỉ duy nhất trường ĐH Y dược không lấy kết quả bài thi ĐGNL để tuyển sinh.
Trường ĐH Ngoại thương cũng là cơ sở giáo dục ĐH duy nhất ngoài ĐH Quốc gia Hà Nội lấy kết quả bài thi ĐGNL để xét tuyển tính đến thời điểm hiện tại.
Thi đánh giá năng lực: Các trường tin tưởng và sử dụng kết quả chung
Cả hai ĐH Quốc gia và ĐH Bách Khoa Hà Nội đều đã công bố đề án về bài thi đánh giá năng lực (ĐGNL) và bài kiểm tra tư duy.
Hình thức thi ĐGNL được xem là có nhiều ưu điểm, chủ động nguồn tuyển... Vì thế, đã có nhiều trường ĐH tin tưởng, cho biết sẽ sử dụng kết quả của bài thi này để tuyển sinh.
Nhiều trường công bố điểm sàn dựa vào thi ĐGNL cửa ĐH Quốc gia TP.HCM
Hai trường ĐH đầu tiên công bố điểm sàn xét tuyển bằng điểm thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP. HCM là trường ĐH Công nghệ TP.HCM và Trường ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCM.
Cụ thể, Hội đồng tuyển sinh trường ĐH Công nghệ TP.HCM (HUTECH) chính thức công bố ngưỡng điểm nhận hồ sơ xét tuyển đối với phương thức xét kết quả kỳ thi ĐGNL năm 2021 của ĐH Quốc gia TP.HCM cho 49 ngành đào tạo trình độ ĐH chính quy tại trường.
Theo đó, ngưỡng điểm nhận hồ sơ xét tuyển với tất cả các ngành dao động từ 650 - 725 điểm. Trong đó, ngành Dược có điểm xét tuyển cao nhất là 725 điểm. Tất cả các ngành còn lại có điểm xét tuyển là 650 điểm. Điểm xét tuyển là tổng điểm bài thi ĐGNL năm 2021 của ĐH Quốc gia TP.HCM và cộng điểm ưu tiên đối tượng, khu vực được quy đổi theo quy định.
Riêng đối với các ngành có tổ hợp xét tuyển bao gồm môn Năng khiếu (Thiết kế thời trang, Thiết kế đồ họa, Thanh nhạc), thí sinh có điểm thi ĐGNL đạt từ ngưỡng điểm xét tuyển trên cần dự thi Năng khiếu và đạt mức điểm theo quy định. Thí sinh có thể dùng kết quả thi Năng khiếu do HUTECH tổ chức hoặc lấy kết quả thi từ
Còn Hội đồng tuyển sinh trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF) công bố nhận hồ sơ xét tuyển theo kết quả kỳ thi ĐGNL của ĐH Quốc gia TP.HCM như sau: Mức điểm nhận hồ sơ của phương thức này ở 29 ngành đào tạo là 650 điểm.
Tổng chỉ tiêu tuyển sinh năm 2021 của trường là 3.435. Thời gian nhận hồ sơ bắt đầu từ ngày 5-4-2021 đến 31-7-2021. Thời gian công bố kết quả dự kiến 2-8-2021.
Theo ThS. Phạm Doãn Nguyên - Giám đốc Trung tâm Tư vấn Tuyển sinh nhà trường cho biết, với phương thức xét này trường dành 5% chỉ tiêu.
"Năm 2020, điểm trúng tuyển của phương thức này ở các ngành với mức cao nhất là 750 điểm. Thí sinh ngoài xét tuyển bằng phương thức trên có thể tham gia xét tuyển đồng thời các phương thức khác để tăng cơ hội trúng tuyển đại học ở ngành mình yêu thích tại trường" ông Nguyên nói.
Được biết, điểm xét tuyển là tổng điểm bài thi đánh giá năng lực năm 2021 của ĐH Quốc gia TP.HCM (theo thang điểm 1.200) và cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực của quy chế tuyển sinh hiện hành. Quá trình xét tuyển được thực hiện theo nguyên tắc từ cao xuống thấp đến khi đủ chỉ tiêu.
Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM cũng dành 260 chỉ tiêu chương trình đại học chính quy chuẩn (chương trình đại trà) và 100 chỉ tiêu chương trình đại học chính quy chất lượng cao xét tuyển theo phương thức điểm năng lực. Điều kiện đăng ký xét tuyển: Thí sinh phải có điểm thi đánh giá năng lực từ 700 trở lên, đồng thời kết quả học tập học kỳ 1, học kỳ 2 lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 phải đạt từ 6,5 trở lên. Trường bắt đầu nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển từ ngày 5-4 đến hết 15-5.
Đây là năm đầu tiên trường ĐH Kiến trúc TP.HCM tuyển sinh theo phương thức xét điểm đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM với 20% chỉ tiêu ngành. Trường nhận xét tuyển cho các thí sinh từ 700 điểm trở lên (theo thang điểm 1.200). Các thí sinh đăng ký dự thi ngành năng khiếu, điểm thi môn năng khiếu trong kỳ thi bổ sung môn năng khiếu do trường tổ chức năm 2021 đạt từ 5.0 trở lên.
Các trường tổ chức thi ĐGNL đều có kinh nghiệm trong tổ chức thi riêng và ngân hàng đề thi đáp ứng được yêu cầu (Ảnh tư liệu)
ĐH Xây dựng dùng kết quả bài kiểm tra tư duy của ĐH Bách Khoa
Năm 2021, trong số các phương thức xét tuyển, Trường ĐH Xây dựng dành một phần chỉ tiêu ở một số ngành cho việc sử dụng kết quả bài thi đánh giá tư duy do Trường ĐH Bách khoa Hà Nội tổ chức.
Đây cũng là năm đầu tiên Trường ĐH Xây dựng tuyển sinh bằng cách sử dụng kết quả bài kiểm tra tư duy của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho một số ngành đào tạo.
Phía trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết: Sẽ tổ chức kỳ thi sau kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, dự kiến vào ngày 15-7-2021, tại 3 địa điểm: Hà Nội (Trường ĐH Bách khoa Hà Nội), Nghệ An (ĐH Vinh) và Hải Phòng (trường ĐH Hàng Hải).
Điểm xét từng ngành, chương trình đào tạo được xác định theo điểm tổng của bài thi (thang điểm 30). Các tổ hợp xét tuyển tương ứng là BK1 (Toán - Đọc hiểu - Lý Hóa), BK2 (Toán - Đọc hiểu - Hóa Sinh) và BK3 (Toán - Đọc hiểu - Tiếng Anh).
PGS Trần Trung Kiên, Trưởng phòng Tuyển sinh, bài thi đánh giá tư duy của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết, mục tiêu bài thi hướng tới nâng cao chất lượng tuyển sinh đại học bằng hình thức đánh giá năng lực tư duy tổng thể của học sinh theo hướng tiếp cận với phương pháp của các nước phát triển trên thế giới; đồng thời từng bước hoàn thiện để tiến tới hoàn toàn tự chủ trong công tác tuyển sinh.
Nhà trường tập trung vào việc đánh giá năng lực vận dụng kiến thức Toán THPT để giải quyết các vấn đề thực tế; đánh giá hiểu biết về Khoa học tự nhiên (Lý, Hóa, Sinh); đánh giá năng lực đọc nhanh, hiểu đúng vấn đề về khoa học kỹ thuật và đánh giá năng lực tiếng Anh của học sinh.
Muốn thi tốt, hãy dành thời gian làm đề thi tham khảo
Theo GS.TS Nguyễn Tiến Thảo - Phó Trưởng Ban Đào tạo, Giám đốc Trung tâm Khảo thí (ĐH Quốc gia Hà Nội), bài thi đánh giá năng lực học sinh THPT của ĐH Quốc gia Hà Nội nhằm đánh giá 3 nhóm năng lực chính, kiểm tra kiến thức, kỹ năng của học sinh tích lũy trong quá trình học tập. Các câu hỏi được xây dựng từ cơ bản đến nâng cao, có câu hỏi vận dụng ở mức độ trung bình đến khó.
Do đó, học lệch hay học tủ không phải là cách tốt nhất để đạt điểm thi cao. Cách thức đơn giản nhất là thí sinh hãy dành thời gian làm bài thi tham khảo trước ngày đăng ký dự thi.
Trong những năm tới, Trung tâm Khảo thí sẽ cung cấp thêm một số đề thi tham khảo bên cạnh việc bổ sung liên tục các câu hỏi mới vào ngân hàng đề.
PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) cho biết: Bộ khuyến khích các trường thực hiện quyền tự chủ tuyển sinh theo quy định.
Các trường có thể tiếp tục sử dụng các phương thức xét tuyển khác nhau, như vậy thí sinh cũng có thể đăng ký xét tuyển theo nhiều hình thức, nhiều nguyện vọng sẽ làm tăng cơ hội trúng tuyển.
Bộ khuyến khích các nhóm trường cùng tổ chức kỳ thi chung như vậy để đảm bảo là thí sinh sẽ giảm thiểu chi phí không phải tốn kém thời gian đi lại tham gia quá nhiều kỳ.
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong những kỳ thi như thế.
Điểm sàn đánh giá năng lực của ĐH Ngoại Thương lên đến 850 Năm 2021 là năm đầu tiên Trường ĐH Ngoại thương xét tuyển bằng điểm thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM và của ĐH Quốc gia Hà Nội. Theo công bố mới nhất của của Trường Đại học Ngoại thương về phương án tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2021, năm 2021 trường vẫn duy trì chỉ tiêu...