Những đặc trưng cơ bản của tham nhũng
Theo quy định của pháp luật, hành vi tham nhũng là hành vi cố ý. Mục đích của hành vi tham nhũng là vụ lợi. Nếu chủ thể thực hiện hành vi không cố ý thì hành vi đó không là hành vi tham nhũng. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, tham nhũng có những đặc trưng cơ bản nào?
Ảnh minh họa
Theo quy định của pháp luật, hành vi tham nhũng là hành vi cố ý. Mục đích của hành vi tham nhũng là vụ lợi. Nếu chủ thể thực hiện hành vi không cố ý thì hành vi đó không là hành vi tham nhũng. Vụ lợi ở đây được hiểu là lợi ích vật chất hoặc lợi ích tinh thần mà người có chức vụ, quyền hạn đã đạt được hoặc có thể đạt được thông qua hành vi tham nhũng. Như vậy, khi xử lý về hành vi tham nhũng, không bắt buộc chủ thể tham nhũng phải đạt được lợi ích.
Pháp luật Việt Nam hiện nay quy định việc đánh giá tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi tham nhũng chủ yếu dựa trên căn cứ xác định những lợi ích vật chất mà kẻ tham nhũng đạt được để từ đó quyết định mức độ xử lý. Lợi ích vật chất hiện nay trong cơ chế thị trường thể hiện ở rất nhiều dạng khác nhau, nếu chỉ căn cứ vào những tài sản phát hiện hoặc thu hồi được để đánh giá lợi ích mà kẻ tham nhũng đạt được thì sẽ là không đầy đủ. Thêm nữa, các lợi ích vật chất và tinh thần đan xen rất khó phân biệt; ví dụ như: việc dùng tài sản của Nhà nước để khuyếch trương thanh thế, gây dựng uy tín hay các mối quan hệ để thu lợi bất chính. Trong trường hợp này, mục đích của hành vi vừa là lợi ích vật chất, vừa là lợi ích tinh thần…
Đối với khu vực tư, khi có vụ việc tham nhũng xảy ra, pháp luật đã có những sự điều chỉnh nhất định. Tuy nhiên, cũng có trường hợp, người có chức vụ, quyền hạn trong các tổ chức, doanh nghiệp thuộc khu vực tư cấu kết, móc nối với những người thoái hoá, biến chất trong khu vực công hoặc lợi dụng ảnh hưởng của những người này để trục lợi. Trong trường hợp đó, họ trở thành đồng phạm khi người có hành vi tham nhũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Chủ thể tham nhũng là người có chức vụ, quyền hạn
Đặc điểm của tham nhũng là chủ thể thực hiện hành vi phải là người có chức vụ, quyền hạn. Người có chức vụ, quyền hạn bao gồm: cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân; cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp của Nhà nước; cán bộ lãnh đạo, quản lý là người đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp; người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó (khoản 3, Điều 1, Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005).
Nhìn chung, nhóm đối tượng này có đặc điểm đặc thù so với các nhóm đối tượng khác như: họ thường là những người có quá trình công tác và cống hiến nên có nhiều kinh nghiệm; được đào tạo có hệ thống, là những chuyên gia trên nhiều lĩnh vực khác nhau; là những người có quan hệ rộng và có uy tín xã hội nhất định và thậm chí có thế mạnh về kinh tế. Những đặc điểm này của chủ thể hành vi tham nhũng chính là yếu tố gây khó khăn cho việc phát hiện, điều tra, xét xử hành vi tham nhũng.
Video đang HOT
Chủ thể tham nhũng lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao
“Lợi dụng chức vụ, quyền hạn” để vụ lợi là đặc trưng thứ hai của tham nhũng. Khi thực hiện hành vi tham nhũng, kẻ tham nhũng phải sử dụng “chức vụ, quyền hạn của mình” như một phương tiện để mang lại lợi ích cho mình, cho gia đình mình hoặc cho người khác. Đây là yếu tố cơ bản để xác định hành vi tham nhũng. Một người có chức vụ, quyền hạn nhưng không lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó thì không có hành vi tham nhũng. Tuy nhiên, không phải mọi hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó đều được coi là hành vi tham nhũng. Ở đây có sự giao thoa giữa hành vi này với các hành vi tội phạm khác, do vậy cần lưu ý khi phân biệt hành vi tham nhũng với các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Điều 281 Bộ Luật Hình sự 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định:
“1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần;
c) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười năm đến mười lăm năm.
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng”.
Nhật Lâm
Theo_VnMedia
Chưa phê duyệt Đề án kiểm soát thu nhập của người có chức vụ quyền hạn
Ông Ngô Mạnh Hùng, Cục phó Cục chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ) cho biết nội dung Đề án kiểm soát thu nhập của người có chức vụ quyền hạn sẽ được luật hóa khi sửa Luật Phòng chống tham nhũng.
Trao đổi với báo chí tại cuộc họp báo về công tác thanh tra Chính phủ quý 3/2015, ông Ngô Mạnh Hùng cho biết, Đề án Kiểm soát thu nhập của người có chức vụ quyền hạn là đề án rất phức tạp.
Như vậy, trước mắt Chính phủ sẽ chưa ban hành Đề án này.
Trao đổi với báo chí tại cuộc họp báo về công tác thanh tra Chính phủ quý 3/2015, ông Ngô Mạnh Hùng cho biết, Đề án Kiểm soát thu nhập của người có chức vụ quyền hạn là đề án rất phức tạp. Trước đây được giao cho Bộ Nội vụ triển khai thực hiện.
Sau 4 năm nghiên cứu, Bộ Nội vụ có đề xuất chuyển sang Thanh tra chính phủ nghiên cứu xây dựng. Thanh tra Chính phủ đã nghiên cứu và hoàn thành đề án báo cáo Chính phủ.
Đối tượng chính chịu sự kiểm soát của Đề án được xây dựng trên cơ sở đối tượng được quy định trong Luật Phòng chống tham nhũng. Tuy nhiên, vừa qua, Thanh tra Chính phủ khi báo cáo Chính phủ về yêu cầu đánh giá toàn diện để sửa đổi Luật Phòng chống tham nhung nên đề xuất chưa phê duyệt Đề án mà chuyển đổi đưa nội dung của đề án thành chế định riêng vào Luật Phòng chống tham nhũng khi sửa luật tới đây.
Việc này nhằm tránh cho Đề án vừa ban hành đã phải sửa khi Luật sửa đồng thời tạo sự đồng bộ pháp luật.
Hiện Thanh tra Chính phủ đang tiến hành công tác tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phòng chống tham nhũng và đã thành lập Ban chỉ đạo, Tổ biên tập xây dựng Dự thảo Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi). Dự luật này dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến vào kỳ họp thứ 2 Quốc khóa XIV (năm 2016).
Thu hồi 4.700 tỷ đồng
Theo báo cáo của Thanh tra Chính phủ, trong quý 3/2015, về công tác phòng chống tham nhũng, qua công tác thanh tra kiểm tra, cơ quan thanh tra đã phát hiện 4 vụ, 4 đối tượng có hành vi liên quan đến tham nhũng với số tiền 297 triệu đồng. Qua giải quyết khiếu nại, tố cáo, các cơ quan nhà nước đã phát hiện 01 vụ, 01 đối tượng có hành vi liên quan đến tham nhũng. Qua công tác tự kiểm tra nội bộ, các cơ quan nhà nước đã phát hiện 3 vụ, 3 đối tượng có hành vi liên quan đến tham nhũng.
Cơ quan điều tra trong CAND đã thụ lý điều tra 174 vụ, 422 bị can phạm tội về tham nhũng, đã kết luận điều tra đề nghị truy tố 50 vụ, 168 bị can, tạm đình chỉ điều tra 5 vụ, 21 bị can, điều chỉ điều tra 2 vụ, 1 bị can chuyển đổi tội danh khác không thuộc tội tham nhũng 1 vụ, 1 bị can. Hiện đang điều tra 116 vụ, 251 bị can.
Về công tác thanh tra nói chung, toàn ngành thanh tra đã triển khai 2.300 cuộc thanh tra hành chính và hơn 51.000 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành.
Qua thanh tra đã phát hiện vi phạm 5.400 tỷ đồng và hơn 4.300 ha đất, kiến nghị thu hồi về ngân sách Nhà nước hơn 4.700 tỷ đồng và 515 ha đất. Đã thu hồi được 2.700 tỷ đồng xuất toán loại khỏi giá trị quyết toán và đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét xử lý 696 tỷ đồng, 3.848 ha đất. Đã kiến nghị xử lý hành chính đối với 474 tập thể, ban hành 43.500 quyết định xử hạt vi phạm hành chính đối với cá nhân, tập thể số tiền hơn 1.200 tỷ đồng, chuyển cơ quan điều tra hình sự 16 vụ, 10 đối tượng.
Hoàng Duy
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Vụ bắt nguyên Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí VN: Ranh giới mong manh về tội danh Sau khi ông Nguyễn Xuân Sơn bị bắt để điều tra hai tội thuộc nhóm tội danh kinh tế, có nhiều ý kiến cho rằng, liên quan tới hành vi làm thất thoát 800 tỷ đồng của PVN, ông Sơn đáng ra phải bị truy tố với tội danh tham nhũng (khung hình phạt cao nhất là tử hình). Ông Nguyễn Xuân Sơn....