Những cựu thù Taliban cần thu phục

Theo dõi VGT trên

Để thành lập chính phủ toàn diện và tránh nội chiến, Taliban cần thu phục được các cựu lãnh đạo và thủ lĩnh sắc tộc Afghanistan từng đối đầu họ.

Sau khi Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani chạy khỏi đất nước hôm 15/8, Taliban tiến vào tiếp quản thủ đô Kabul và bắt tay vào công cuộc xây dựng chế độ cầm quyền mới. Lực lượng này tuyên bố “chiến tranh đã chấm dứt”, cam kết sẽ xây dựng một chính phủ toàn diện, bao gồm mọi thành phần của đất nước.

Tuy nhiên, sau chiến thắng nhanh chóng và áp đảo về quân sự, nhóm này ngay lập tức đối mặt với nhiều thách thức lớn, trong đó có “vòng kim cô kinh tế” mà Mỹ đang siết chặt để buộc Taliban thực hiện lời hứa về chính phủ bao gồm đại diện của tất cả người dân để Afghanistan không một lần nữa rơi vào nội chiến.

Trong nỗ lực đó, phong trào này dường như đang tập hợp sự ủng hộ, kể cả từ các cựu thù. Taliban tuần qua đã tổ chức các cuộc gặp tại thủ đô Kabul với cựu tổng thống Hamid Karzai Abdullah Abdullah , chủ tịch Hội đồng Cấp cao về Hòa giải Quốc gia Afghanistan.

Karzai, 63 t.uổi, giờ đây ngồi vào bàn đàm phán cùng những người từng muốn á.m s.át ông. Ngay khi Taliban tiến vào Kabul, cựu tổng thống này đã đăng một video ngắn tuyên bố quyết tâm ở lại đất nước.

Mặc dù không tác động được nhiều đến tình trạng hỗn loạn tại thủ đô, thông điệp “bám trụ đến cùng” của Karzai được đ.ánh giá đặc biệt mạnh mẽ bởi ông xuất hiện cùng các con gái của mình trong video. Khi còn đương nhiệm, Karzai từng bất đồng với Mỹ về việc sử dụng máy bay không người lái, đồng thời từ chối ký một thỏa thuận an ninh cho phép quân đội Mỹ ở lại sau năm 2014.

Những cựu thù Taliban cần thu phục - Hình 1

Cựu tổng thống Afghanistan Hamid Karzai phát biểu trong một cuộc họp báo ở Kabul vào tháng 1/2014. Ảnh: Reuters .

Abdullah, người quyền lực thứ hai trong chính phủ vừa bị lật đổ, cũng đóng vai trò quan trọng đối với quá trình thành lập chính quyền mới tại Afghanistan. Ông là lãnh đạo của Hội đồng Cấp cao về Hòa giải Quốc gia, cơ quan dự kiến dẫn dắt các cuộc đàm phán hòa bình trong nội bộ Afghanistan. Đây không phải nhiệm vụ dễ dàng và không có nhiều người giàu kinh nghiệm như Abdullah.

Abdullah từng làm cố vấn cho Ahmad Shah Massoud, thủ lĩnh của Liên minh phương Bắc, lực lượng lật đổ Taliban vào năm 2001 dưới sự hỗ trợ của Mỹ. Chính trị gia 60 t.uổi này đã hai lần tranh cử tổng thống và từng tiến rất gần đến chiến thắng vào năm 2014. Tranh cãi về kết quả bầu cử năm đó khiến cựu ngoại trưởng Mỹ John Kerry phải đến Afghanistan để làm trung gian thỏa thuận chia sẻ quyền lực giữa Ghani và Abdullah.

Theo bình luận viên Sudhi Ranjan Sen và Eltaf Najafizada của Bloomberg , một chính trị gia khác mà Taliban cần thuyết phục là cựu thủ tướng Gulbuddin Hekmatyar , lãnh đạo đảng Hizb-e-Islami quyền lực một thời và là gương mặt kỳ cựu trên chính trường Afghanistan.

Hekmatyar từng là thành viên thuộc lực lượng vũ trang Hồi giáo được Mỹ huấn luyện trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh để chống lại Liên Xô vào những năm 1980, vừa là đồng minh, vừa là kẻ thù của Taliban. Khi Mỹ và đồng minh đưa quân vào Afghanistan sau vụ k.hủng b.ố 11/9/2001, Hekmatyar có quan hệ gắn bó với al-Qaeda và ủng hộ các vụ tấn công t.ự s.át nhắm vào lính Mỹ.

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, Hekmatyar bày tỏ ủng hộ đối thoại và tổ chức bầu cử để định đoạt chính phủ Afghanistan tiếp theo. Chính trị gia 72 t.uổi này cũng đang tham gia những cuộc thảo luận với giới lãnh đạo Taliban. Mối liên hệ sâu sắc giữa Hekmatyar với các cơ quan tình báo Pakistan khiến ông trở thành nhân tố quan trọng.

Dù đang chiếm ưu thế, Taliban, lực lượng chủ yếu là người Pashtun, dường như hiểu rằng bất cứ chính phủ ổn định nào cũng sẽ cần bao gồm những thủ lĩnh có tầm ảnh hưởng và đại diện từ các sắc tộc Uzbek, Tajik và Hazara. Các bình luận viên của Bloomberg cho rằng nếu thiếu họ, Afghanistan có nguy cơ lại rơi vào xung đột nội bộ như trong thập niên 1990.

Video đang HOT

Tướng Abdul Rashid Dostum , thủ lĩnh của người Uzbek và là cựu phó tổng thống Afghanistan, nằm trong số đó. Ông cũng là một chính trị gia kỳ cựu, từng đóng vai trò quan trọng trong Liên minh phương Bắc, nhưng đã nhiều lần đổi phe trong vài chục năm qua.

Dostum ủng hộ chính phủ Ghani và giữ chức phó tổng thống trong vòng 6 năm kể từ năm 2013. Ông từng bị cáo buộc phạm tội ác chiến tranh, bao gồm g.iết n.gười hàng loạt, nhưng phủ nhận toàn bộ. Thủ lĩnh của người Uzbek đã phải sang Thổ Nhĩ Kỳ vài năm để chữa bệnh, nhưng các đối thủ cáo buộc ông đang tìm cách tránh bị kết tội tại Afghanistan.

Ngay khi Taliban đang trên đà tiến công như chẻ tre, Dostum đã trở lại Afghanistan và từng được cho là sẽ giúp bảo vệ thành phố Mazar-e-Sharif ở phía bắc. Tuy nhiên, thành phố đã thất thủ nhanh chóng như phần còn lại của đất nước, buộc Dostum phải ẩn náu. Hiện chưa rõ thủ lĩnh 67 t.uổi này đang ở đâu.

Ata Mohammad Noor , thủ lĩnh của dân tộc Tajik, từng tham gia các cuộc chiến tại Afghanistan từ thập niên 1990 và nằm trong số những kẻ thù lớn nhất của Taliban, cũng là lãnh đạo có tầm ảnh hưởng đáng kể.

Những cựu thù Taliban cần thu phục - Hình 2

Atta Mohammad Noor, cựu thống đốc tỉnh Balkh, trả lời phỏng vấn tại Kabul, Afghanistan, hồi tháng 1/2017. Ảnh: Reuters .

Ông giữ chức thống đốc tỉnh Balkh, địa phương thịnh vượng nhất Afghanistan, cho đến khi bị Ghani cách chức vào năm 2018. Sau khi Mazar-e-Sharif, thủ phủ của tỉnh Balkh, rơi vào tay Taliban, Noor đã bỏ trốn cùng Dostum, đối thủ một thời của ông.

Khi Taliban bắt đầu trỗi dậy hồi đầu năm, Noor là một trong những người đầu tiên kêu gọi người dân đứng lên chiến đấu chống lại phong trào này. Ông cho rằng động thái đầu hàng của lực lượng chính phủ Afghanistan nằm trong “một âm mưu hèn nhát có tổ chức lớn hơn” và thề sẽ chiến đấu. Noor đang ở Uzbekistan.

Amrullah Saleh , cựu phó tổng thống tự nhận là “lãnh đạo lâm thời hợp pháp” sau khi Ghani rời khỏi Afghanistan, cũng đang kêu gọi kháng chiến chống lại Taliban. Saleh gia nhập chính phủ Ghani vào năm 2017 ở vị trí bộ trưởng nội vụ kiêm lãnh đạo cơ quan tình báo, từng nhiều lần thoát khỏi nỗ lực á.m s.át của Taliban.

Saleh đang ở thung lũng Panjshir phía bắc đất nước và dường như đã bắt tay với Ahmad Massoud , một thủ lĩnh khác của người Tajik và là con trai Ahmad Shah Massoud, lãnh đạo Liên minh phương Bắc.

Massoud tuyên bố lực lượng của anh đã “sẵn sàng đối đầu với Taliban một lần nữa”, nhưng khả năng này được cho là còn phụ thuộc vào việc liệu Massoud có nhận được sự giúp đỡ đáng kể từ bên ngoài hay không. Trong bối cảnh Taliban điều lực lượng bao vây thành trì của Massoud tại tỉnh Panjshir, thủ lĩnh này đã đồng ý đàm phán.

Trong khi đó, thủ lĩnh nổi bật của người Hazara là cựu phó tổng thống Mohammad Karim Khalili . Ông là thành viên phái đoàn chính trị gia cấp cao Afghanistan đến Pakistan sau khi Taliban tiếp quản Kabul hôm 15/8. Trong một bài đăng trên Facebook tuần trước, Khalili bày tỏ hy vọng giới lãnh đạo Taliban sẽ xây dựng một hệ thống chính trị ổn định.

“Tương lai của Afghanistan phụ thuộc vào điều này”, ông cho hay.

Bị vây ép, thành trì chống Taliban cầu viện Pháp

Với Ahmad Massoud, Pháp là "chiếc phao" đầu tiên khi ông tập hợp lực lượng kháng chiến chống Taliban ở thung lũng phía bắc Afghanistan.

Taliban, lực lượng vừa lên nắm quyền ở Afghanistan, hôm qua tuyên bố đang triển khai hàng trăm tay s.úng tới thung lũng Panjshir, nơi Ahmad Massoud, con trai một cựu thủ lĩnh Liên minh phương Bắc chống Taliban, đang tập hợp lực lượng phản kháng.

Trong các thông điệp được đăng trên báo chí Pháp thời gian qua, Ahmad Massoud xem Paris là niềm hy vọng lớn nhất cho thành trì chống Taliban cuối cùng tại Afghanistan. Thủ lĩnh phong trào kháng chiến 32 t.uổi đang đ.ánh cược vào sức ảnh hưởng từ uy tín của người bố quá cố, Ahmad Shah Massoud.

Được mệnh danh "Sư tử vùng Panjshir", Ahmad Shah Massoud vốn là cái tên rất quen thuộc với giới chính trị Pháp. Cựu thủ lĩnh phong trào vũ trang chống Taliban trong thập niên 1990 đã bị al-Qaeda á.m s.át chỉ hai ngày trước vụ tấn công k.hủng b.ố 11/9/2001 nhắm vào Mỹ.

Giới tinh hoa Pháp xem "Massoud bố", người từng ăn học tại nước này, là tượng đài chiến binh tự do. Cuộc đấu tranh của ông còn in dấu trong văn hóa đại chúng Pháp với bộ phim tài liệu "Massoud, lAfghan" năm 1998.

Bị vây ép, thành trì chống Taliban cầu viện Pháp - Hình 1

Ahmad Massoud (giữa) trong chuyến thăm Paris vào ngày 27/3, đứng cạnh Thị trưởng Anne Hidalgo (thứ hai từ trái sang). Ảnh: AFP .

Bởi vậy, con trai của cố thủ lĩnh Liên minh phương Bắc này vẫn nhận được sự mến mộ của một số chính khách nhiều ảnh hưởng tại Pháp.

Cầu nối cho "Massoud con" với giới hoạch định chính sách Paris lần này tiếp tục là triết gia Bernard-Henri Lévy. Nhà báo, nhà tư tưởng Pháp này từng đến Afghanistan để trực tiếp đàm đạo cùng "Massoud bố" 25 năm trước, mang theo thông điệp: "Tự do của các bạn cũng là tự do của chúng tôi".

Tháng 10/2020, giữa giai đoạn Mỹ đàm phán hòa bình với Taliban và đẩy nhanh tiến độ rút quân khỏi Afghanistan, Lévy lại một lần nữa đến thung lũng Panjshir, phía bắc Kabul, để phỏng vấn "Massoud con" về nguy cơ nội chiến bùng phát.

Trong một lá thư gửi Lévy ngày 14/8, "sư tử mới" của vùng Panjshir tái khẳng định Pháp là niềm hy vọng lớn nhất đối với phong trào kháng chiến. Massoud đề nghị triết gia 72 t.uổi thuyết phục Tổng thống Emmanuel Macron hỗ trợ vũ khí cùng trang thiết bị cho lực lượng kháng chiến.

"Pháp là lựa chọn, niềm hy vọng cuối cùng còn lại cho người dân đất nước chúng tôi", thủ lĩnh kháng chiến chống Taliban viết.

Khi tin đồn Mặt trận Dân tộc Kháng chiến đầu hàng Taliban rộ lên, "Massoud con" đã điện đàm với triết gia Pháp ngày 21/8, gửi thông điệp đanh thép: Đầu hàng không nằm trong kho từ vựng của mình.

Bị vây ép, thành trì chống Taliban cầu viện Pháp - Hình 2

Vị trí thung lũng Panjshir ở phía bắc Kabul. Đồ họa: AFP .

"Pháp là nơi tên t.uổi ông ta được biết đến nhiều nhất. Massoud đến nay là thủ lĩnh duy nhất kháng cự và vẫn cầm cự. Với những liên kết mang tính lịch sử, không có gì bất ngờ nếu Pháp cung cấp sự hỗ trợ lớn", Lévy nhận định.

Không chỉ kết nối chặt chẽ với người bạn nổi tiếng, thủ lĩnh kháng chiến chống Taliban còn duy trì liên lạc mật thiết với một số chính trị gia quyền lực tại Pháp.

Tiếng nói ủng hộ công khai nhất trong những ngày qua là Thị trưởng Paris Anne Hidalgo. Lần gần nhất nữ chính trị gia Pháp gặp Massoud là vào tháng 3, khi ông đến dự lễ khai trương một đoạn đường mang tên bố mình trong khu vườn bên Đại lộ Champs Elysées.

Cũng trong dịp này, thủ lĩnh lực lượng dân quân vùng Panjshir đã gặp Tổng thống Macron, Đại sứ Pháp tại Afghanistan David Martinin và Bộ trưởng Các vấn đề Liên minh châu Âu (EU) Clément Beaune.

"Chúng tôi trao đổi thường xuyên với Massoud và đội ngũ. Ông đã gửi cho chúng tôi rất nhiều tin nhắn và cảnh báo từ sớm rằng tình hình Afghanistan sẽ đổ vỡ nhanh chóng", Arnaud Ngatcha, cố vấn đối ngoại cho bà Hidalgo, chia sẻ.

Thị trưởng Paris vẫn đang cân nhắc cách duy trì hỗ trợ lực lượng vùng Panjshir. Trước mắt, Hildago chỉ có thể ủng hộ tinh thần và thúc đẩy hình ảnh cho Massoud. Bà gây áp lực lên chính phủ với bài viết trên Le Monde vào ngày 16/8 kêu gọi cả nước "ủng hộ, động viên và hỗ trợ" cuộc chiến của Massoud.

Bị vây ép, thành trì chống Taliban cầu viện Pháp - Hình 3

Ahmad Massoud (giữa) mặc thường phục trò chuyện cùng lực lượng dân quân tại thung lũng Panjshir vào tháng 10/2020. Ảnh: WSJ

Trong chuyến thăm Điện Elysée vào tháng 3, chủ đề thảo luận giữa Massoud và Tổng thống Macron chính là quan hệ giữa hai nước. Massoud còn gặp Chủ tịch Thượng viện Pháp Gérard Larcher và ứng viên tổng thống Valérie Pécresse, thống đốc vùng Paris.

Các cuộc gặp cấp cao trên đều diễn ra trong giai đoạn Taliban mở rộng vùng kiểm soát ở Afghanistan và Massoud liên tục báo động về nguy cơ nội chiến. Ngay sau khi Kabul thất thủ, Pécresse là một trong những chính trị gia Pháp đầu tiên lên tiếng kêu gọi hỗ trợ quân kháng chiến.

Tuy nhiên, vẫn không gì đảm bảo rằng thiện cảm chính trị của người Pháp sớm được cụ thể hóa thành viện trợ vũ khí, hoặc một hình thức hỗ trợ cụ thể hơn cho lực lượng kháng chiến vùng Panjshir. Đến nay, chính phủ Macron vẫn từ chối bình luận về những lời cầu viện của Massoud.

Người phát ngôn Điện Elysée chỉ xác nhận Pháp đang duy trì liên lạc với Massoud sau lần ông đến thăm Paris. Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Pháp vẫn khẳng định sứ mệnh hiện tại là sơ tán công dân và bảo vệ người Afghanistan.

Tầm ảnh hưởng của những nhà tư tưởng nhưng thiếu am tường chiến lược như Lévy cũng là yếu tố gây tranh cãi. Nhiều quan chức Pháp vẫn không quên chiến dịch vận động can thiệp quân sự vào Lybia năm 2011 do triết gia này dẫn đầu. Họ không muốn lại đi vào vết xe đổ can thiệp nước khác để rồi tiếp tục sa lầy vào một cuộc chiến không hồi kết.

Theo giới quan sát, giới hoạch định chính sách tại Paris đang chờ thêm dấu hiệu thay đổi ở thượng tầng Taliban. Cộng đồng quốc tế lẫn khu vực, đặc biệt là Iran, đang gây sức ép buộc Taliban xây dựng một chính phủ đa dạng, đảm bảo quyền tham gia của nhiều nhóm sắc tộc và tôn giáo như người Tajik ở Panjshir và người Hazaras theo dòng Hồi giáo Shiite.

Nếu những đề xuất này bị từ chối, một trận chiến nữa chắc chắn sẽ nổ ra ở thung lũng Panjshir, khiến nội chiến Afghanistan chưa thể chấm dứt trong tương lai gần.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Kiev và Moskva phản ứng với kế hoạch hòa bình Ukraine do phe ông Trump đưa ra
06:44:33 26/06/2024
Thành phố Sevastopol ở Crimea ban bố tình trạng khẩn cấp sau vụ tấn công của Ukraine
20:28:38 24/06/2024
Nhật Bản tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn bay
09:11:57 25/06/2024
Nhà sáng lập WikiLeaks đồng ý nhận tội
11:38:46 25/06/2024
Ông Trump tuyên bố đã chọn được 'phó tướng' tranh cử cùng
06:06:34 25/06/2024
Australia hỗ trợ lãnh sự cho nhà sáng lập Wikileaks
14:43:41 25/06/2024
Mỹ bí mật giảm tốc độ huấn luyện phi công Ukraine sử dụng F-16
09:13:10 25/06/2024
Triều Tiên cảnh báo về việc tàu sân bay Mỹ cập cảng Hàn Quốc
07:13:25 25/06/2024

Tin đang nóng

Sao nam bị đuổi khỏi showbiz vì hét cát-xê quá cao, thành công lớn nhất là cưới được mỹ nhân siêu giàu
06:55:33 26/06/2024
Xây nhà mới sát cạnh anh trai, phá dỡ xong xuôi anh mới sang đưa điều kiện khiến tôi ngỡ ngàng
07:06:09 26/06/2024
Đám cưới đẹp như cảnh phim của tài tử có gương mặt trẻ thơ nhất Hollywood và vợ cũ Elon Musk tại làng cổ
06:44:32 26/06/2024
Choáng váng phát hiện toàn bộ số vàng trong két sắt biến mất, gặng hỏi mãi thì chồng thẽ thọt: "Em phải tha thứ thì anh mới dám nói"
07:28:23 26/06/2024
Trạm cứu hộ trái tim: Lộ thời điểm An Nhiên có bầu Gôn, tiểu tam bắt đầu được tẩy trắng?
07:54:05 26/06/2024
Phim hay xuất sắc xứng đáng nổi tiếng hơn, dàn cast đẹp điên đảo khiến khán giả u mê
05:52:27 26/06/2024
Những món đồ không nên diện đi làm dù đang là mốt được giới trẻ yêu thích
07:48:26 26/06/2024
Chi mạnh 300 triệu làm phim ngắn nhưng lại bị ví như quảng cáo game, "idol Top Top" bức xúc
04:30:25 26/06/2024

Tin mới nhất

Cảnh báo ô nhiễm bụi mịn quanh các sân bay lớn ở châu Âu

06:32:43 26/06/2024
Tổ chức T&E, có trụ sở tại Brussels, đã phân tích nồng độ UFP xung quanh sân bay Amsterdam-Schiphol dựa trên dữ liệu do Viện Y tế cộng đồng và Môi trường quốc gia Hà Lan (RIVM) thu thập.

Nhà vua Nhật Bản có chuyến thăm cấp nhà nước tới Anh

06:11:44 26/06/2024
Đây là chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên của một Nhà vua Nhật Bản đương nhiệm tới Anh kể từ chuyến thăm năm 1998 của Nhà vua Akihito.

EU khởi động đàm phán kết nạp Ukraine, Moldova

06:08:27 26/06/2024
Phát biểu qua video khi cuộc đàm phán bắt đầu, Thủ tướng Ukraine Denys Shmygal nhấn mạnh sự kiện này đ.ánh dấu một chương mới trong quan hệ giữa Ukraine và EU.

EU gia hạn quyền của người tị nạn Ukraine đến năm 2026

06:04:05 26/06/2024
Những người được hưởng quyền bảo vệ tạm thời cũng có các quyền giống như của EU, gồm giấy phép cư trú, tiếp cận thị trường lao động và nhà ở, hỗ trợ y tế, phúc lợi xã hội và tiếp cận giáo dục.

Bà Ursula von der Leyen được tái chỉ định làm Chủ tịch EC

06:01:56 26/06/2024
Bà von der Leyen - một trong những nhân vật theo đuổi đường lối tiếp tục hỗ trợ quân sự cho Ukraine - được đảng Nhân dân châu Âu (EPP) ủng hộ. Đảng này dẫn đầu trong cuộc bầu cử EP vừa qua.

Biểu tình biến thành đụng độ nghiêm trọng ở Kenya, nhiều người thương vong

05:58:34 26/06/2024
Những người biểu tình kêu gọi Quốc hội ngừng hoạt động cũng như các nghị sĩ phải từ chức. Ngoài Nairobi, các cuộc biểu tình và đụng độ cũng nổ ra tại một số thành phố và thị trấn khác trên khắp Kenya.

Vũ khí dưới nước tối mật của Mỹ bị lộ trên Google Maps

05:56:19 26/06/2024
Nhưng khi Manta Ray được thử nghiệm trên biển và lọt vào tầm ngắm của Google Earth vào cuối tuần qua, người dùng internet đã nhanh chóng phát hiện ra UUV tuyệt mật của Mỹ.

Ông Trump xem xét kế hoạch ngừng viện trợ nếu Ukraine không đàm phán với Nga

05:53:45 26/06/2024
Hai cố vấn chủ chốt của ông Donald Trump đã trình bày với cựu tổng thống về kế hoạch chấm dứt cuộc xung đột tại Ukraine nếu ông tái đắc cử.

Israel ưu tiên giải pháp ngoại giao nhằm chấm dứt căng thẳng với Hezbollah

22:03:41 25/06/2024
Cố vấn an ninh quốc gia Israel Tzachi Hanegbi ngày 25/6 cho biết nước này mong muốn chấm dứt căng thẳng với lực lượng Hezbollah ở Liban bằng biện pháp ngoại giao.

Nội dung chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống quốc gia thành viên NATO

21:31:35 25/06/2024
Ba Lan đang tìm kiếm thị trường mới cho các sản phẩm nông nghiệp của mình, bao gồm cả thịt gia cầm, và Tổng thống Duda nói với truyền thông Ba Lan sau cuộc đàm phán rằng họ đã tăng xuất khẩu sang Trung Quốc.

Cố vấn của ông Trump tiết lộ kế hoạch chấm dứt xung đột Nga - Ukraine

21:22:54 25/06/2024
Kế hoạch nêu rõ, Nga sẽ được cảnh báo rằng bất kỳ hành động từ chối đàm phán nào sẽ dẫn tới việc Mỹ tăng cường hỗ trợ Ukraine.

Diễn đàn ASEAN - Nhật Bản lần thứ 39

21:21:31 25/06/2024
Các nước đã rà soát tình hình hợp tác, đề xuất những định hướng và biện pháp nhằm phát triển hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện ASEAN - Nhật Bản thời gian tới, đồng thời trao đổi về tình hình quốc tế và khu vực.

Có thể bạn quan tâm

Chuỗi "vận xui" dồn dập của Châu Bùi

Sao việt

08:30:39 26/06/2024
Mới nửa năm 2024 trôi qua nhưng Châu Bùi đã phải đối mặt với rất nhiều biến cố. Biến cố mới nhất ập đến với Châu Bùi là chuyện bị quay lén đang thay đồ khi đi chụp ảnh ở studio.

Bí quyết da đẹp, dáng thon, khỏe đề kháng từ chăm sóc tiêu hóa khỏe

Sức khỏe

08:28:03 26/06/2024
Từ xưa đến nay sữa chua được xem là bảo bối giúp mọi người có làn da đẹp, dáng thon, nhưng ít ai biết rằng sữa chua còn mang lại nhiều lợi ích diệu kỳ hơn nữa cho sức đề kháng, đặc biệt là giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Đảo Dừa biển xanh (Kiên Giang)

Du lịch

08:27:04 26/06/2024
Từ tàu cánh ngầm nhìn lên đã thấy đảo xanh mênh mang với những rặng dừa cao ngút ngàn. Hòn Sơn Rái còn được cộng đồng du lịch bình chọn là hòn đảo sống ảo như Hawaii

Tử vi ngày 26/6/2024: T.uổi Thân nhanh nhạy đoán ý, t.uổi Tỵ hành xử đúng mực

Trắc nghiệm

08:26:13 26/06/2024
Tử vi ngày mới của 12 con giáp cho thấy thứ Tư ngày 26/6/2024 hôm nay, t.uổi Thân có tin vui trên phương diện sự nghiệp.Bản mệnh nhanh nhạy trong việc nắm bắt ý của lãnh đạo, khiến đối phương rất hài lòng.

Phương Oanh khoe mặt mộc sau sinh thế nào mà dân tình ào ào vào 'xin vía'?

Làm đẹp

08:26:05 26/06/2024
Phương Oanh đang là mẹ bỉm sữa nhận được nhiều quan tâm hiện tại. Cô cùng chồng doanh nhân vừa tổ chức một lễ đầy tháng hoành tráng cho cặp sinh đôi. Vẻ ngoài của nữ diễn viên Hương vị tình thân sau một tháng sinh con làm nhiều người ng...

"Đệ nhất mỹ nữ" Cảnh Điềm tự hủy hoại nhan sắc vì bơm mặt cắt mí?

Sao châu á

08:25:53 26/06/2024
Những ngày qua, nhan sắc của Cảnh Điềm trở thành tâm điểm bàn tán xôn xao trong dư luận xứ tỷ dân. Đệ nhất mỹ nữ Bắc Kinh bị đ.ánh giá xuống dốc diện mạo.

HYBE lần đầu thừa nhận sao chép vũ đạo của ILLIT

Nhạc quốc tế

08:24:24 26/06/2024
Dù không đưa ra lời xin lỗi chính thức nhưng HYBE đã gián tiếp thừa nhận bằng cách gắn tên tác giả vào video tập vũ đạo của ILLIT.

'Trạm cứu hộ trái tim' tập 48: Nghĩa tẩu tán tài sản, đuổi An Nhiên ra khỏi nhà

Phim việt

08:13:24 26/06/2024
Trong Trạm cứu hộ trái tim tập 48, Nghĩa sang tên toàn bộ tài sản của mình cho người khác rồi yêu cầu An Nhiên dọn ra khỏi nhà mà không cho 1 xu.

4 mẫu váy liền 'hack' dáng đỉnh cao được phụ nữ Pháp diện mãi không chán

Thời trang

08:02:52 26/06/2024
Sau đây là 4 mẫu váy mùa hè tôn dáng đỉnh cao mà phụ nữ Pháp diện từ năm này sang năm khác, chị em rất nên tham khảo nếu muốn nâng tầm phong cách.

Đại Nghĩa: Nghệ sĩ không đủ quyền lực để dàn xếp tin đồn ác ý

Tv show

07:58:02 26/06/2024
Là khách mời của chương trình Kính đa chiều , NSƯT Đại Nghĩa thẳng thắn lên tiếng về những tin đồn ác ý trên mạng xã hội.

Mê đắm trước thân hình gợi cảm của hot girl Sài thành được báo Trung ca ngợi hết lời

Người đẹp

07:52:41 26/06/2024
Nguyễn Thụy Bảo Hân gây ấn tượng bởi gương mặt đẹp, số đo 3 vòng 85-62-96cm cùng chiều cao 1,68m. Năm 2019, người đẹp TP Hồ Chí Minh từng được trang báo của Trung Quốc ca ngợi hết lời về nhan sắc.