Những cựu sinh viên Harvard quyền lực nhất hiện nay
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, vợ chồng ông Obama, nữ tổng thống đầu tiên của châu Phi đều là cựu sinh viên Harvard, đại học uy tín hàng đầu thế giới.
Ông Ban Ki Moon tốt nghiệp thạc sĩ ngành Hành chính Công, Đại học Harvard năm 1985. Ông giữ chức Tổng thư ký Liên Hợp Quốc từ năm 2007 và được bầu lại năm 2011. Trong nhiệm kỳ thứ hai, ông muốn tập trung việc trao quyền cho phụ nữ và thúc đẩy phát triển bền vững. Trước đó, ông là Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc. Ảnh: Wikimedia.
Tổng thống Barack Obama nhận bằng tiến sĩ Luật của Đại học Harvard năm 1991. Ông đứng thứ hai trong danh sách những người quyền lực nhất thế giới năm 2014 do Forbesbầu chọn. Ảnh: AP.
Đệ nhất phu nhân Mỹ Michelle Obama cũng là cựu sinh viên trường Harvard. Bà tốt nghiệp tiến sĩ Luật năm 1988. Ảnh: Getty Images.
Bà Ellen Johnson Sirleaf nhận bằng thạc sĩ ngành Hành chính công từ đại học hàng đầu thế giới này vào năm 1971. Năm 2006, bà trở thành tổng thống Liberia. Bà là phụ nữ da màu đầu tiên được bầu làm tổng thống trên thế giới và là phụ nữ đầu tiên ở châu Phi đứng đầu một quốc gia. Ảnh: Reuter.
Hơn một nửa thẩm phán Tòa án Tối cao Mỹ hiện nay là cựu sinh viên Đại học Harvard. Stephen Breyer (1964), Elena Kagan (1986), Anthony Kennedy (1961) và Antonin Scalia (1960). Ảnh: Reuters.
Video đang HOT
Jamie Dimon, CEO của tập đoàn tài chính hàng đầu thế giới JPMorgan Chase, tốt nghiệp thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh, Đại học Harvard năm 1982. Ông đứng thứ 18 trong danh sách những người quyền lực nhất thế giới do Forbes bình chọn. Ảnh: AP.
Lloyd Blankfein nhận bằng cử nhân năm 1975 và bằng tiến sĩ Luật năm 1978. Cựu sinh viên Đại học Harvard này giữ chức CEO tại siêu cường tài chính Goldman Sachs từ năm 2006. Năm 2014, ông đứng thứ 27 trong danh sách những người quyền lực nhất thế giới của tạp chí Forbes. Ảnh: Reuters.
Samantha Power, cựu sinh viên Harvard nhận bằng tiến sĩ Luật năm 1999, hiện là Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc. Bà được coi là một trong những nhà hoạt động nhân quyền hàng đầu thế giới, đặc biệt trong các vụ chống tội diệt chủng. Ảnh: Reuters.
Chánh án Tòa án Tối cao Mỹ, ông John Roberts, nhận bằng thạc sĩ năm 1776 và bằng tiến sĩ Luật năm 1979. Vị cựu sinh viên Harvard này cũng có ảnh hưởng lớn trong nhiều lĩnh vực khác, bao gồm chương trình cải cách y tế. Ảnh: Wikimedia.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ, ông Jack Lew, cũng là cựu sinh viên đại học hàng đầu thế giới. Ông tốt nghiệp cử nhân năm 1978. Trước khi giữ chức bộ trưởng, ông là Giám đốc Cục Quản lý Hành chính và Ngân sách. Hai chức vụ này giúp ông có tầm ảnh hưởng lớn trong nền kinh tế Mỹ và toàn cầu. Ảnh: Reuters.
Theo Zing
Trung Quốc đang thất bại với chính sách Đông Nam Á
Theo tạp chí National Interest, tham vọng xâm chiếm Biển Đông, mở rộng tầm ảnh hưởng trong khu vực đang khiến quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á ngày càng trở nên xấu đi và đẩy căng thẳng an ninh gia tăng.
Trong giai đoạn từ năm 2000 - 2010, Trung Quốc đã theo đuổi chính sách thắt chặt quan hệ với các quốc gia Đông Nam Á bằng cách kết hợp cả con đường ngoại giao, viện trợ và quyền lực mềm để giành sự ủng hộ của các nước láng giềng.
Tuy nhiên, trong 5 năm trở lại đây, mối quan hệ giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á ngày càng trở nên nguội lạnh.
Điển hình, Bắc Kinh liên tục có những hành động hung hăng xâm chiếm lãnh thổ của các nước có cùng tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông như Philippines và Việt Nam. Thái độ của Bắc Kinh đã đẩy tình hình căng thẳng an ninh trong khu vực không ngừng gia tăng. Ngay cả Indonesia cũng mạnh tay tăng chi tiêu quốc phòng nhằm hiện đại hóa nhanh chóng lực lượng hải quân trước mối đe dọa từ Trung Quốc trên Biển Đông.
Quân đội Myanmar được điều động tới vùng Kokang, giáp biên giới Trung Quốc.
Trên thực tế, theo tạp chí National Interest, dù gây ra những căng thẳng ngoại giao với Philippines và Việt Nam nhưng thời gian gần đây, Trung Quốc vẫn duy trì mối quan hệ hòa đồng với một số nước Đông Nam Á như Thái Lan, Myanmar và Malaysia. Bởi 3 quốc gia này không có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông hoặc ngay như Malaysia cũng ít khi lên tiếng phản đối hành động ngang ngược xâm chiếm chủ quyền từ Trung Quốc.
Trong khi đó, Thái Lan và Myanmar có lịch sử lâu đời gắn kết với Trung Quốc. Như tại Myanmar, nguồn đầu tư và hỗ trợ của Trung Quốc vẫn giữ vai trò vô cùng quan trọng ngay cả khi quốc gia này cố gắng thắt chặt quan hệ với các nước dân chủ. Giới lãnh đạo Myanmar cũng hiếm khi chỉ trích công khai Bắc Kinh.
Sau cuộc đảo chính hồi tháng 5/2014, giới lãnh đạo quân sự Thái Lan nhận ra rằng quan hệ giữa Bangkok và Bắc Kinh ngày càng quan trọng hơn so với quá khứ. Không giống như các quốc gia dân chủ công khai chỉ trích chính quyền quân chủ Thái Lan, giới chức Trung Quốc vẫn có tuyên bố ủng hộ những người đồng cấp Thái Lan và tiếp tục tham gia các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng quy mô lớn.
Song ngay tại Malaysia và Myanmar, các nhà lãnh đạo và quan chức vẫn sẵn sàng công khai chỉ trích chính sách ngoại giao của Trung Quốc.
Cụ thể, giới chức trong chính phủ Myanmar hồi tuần này đã công khai cáo buộc Bắc Kinh phá vỡ tiến trình đàm phán về việc ký kết một thỏa thuận hòa bình lâu dài giữa chính quyền Myanmar và các nhóm sắc tộc vũ trang.
Chia sẻ với Reuters, một quan chức Malaysia tham gia đàm phán nhấn mạnh chính Trung Quốc đã cố gắng thuyết phục hai nhóm sắc tộc vũ trang chính bao gồm nhóm Quân đội nhà nước liên minh (UWSA) và Tổ chức Độc lập Kachin (KIO), không ký vào bản thỏa thuận trên.
Mặc dù lý do khiến Bắc Kinh ngăn các nhóm phiến quân Myanmar ký kết thỏa thuận hòa bình vẫn chưa được làm rõ nhưng trên thực tế, quan hệ giữa Trung Quốc với UWSA đang giúp Bắc Kinh mở rộng tầm ảnh hưởng ở khu vực biên giới giáp Myanmar. Do đó, khi các nhóm sắc tộc vũ trang Myanmar hòa hợp với chính phủ, tầm ảnh hưởng của Trung Quốc chắc chắn sẽ bị hạn chế. Một khi thỏa thuận hòa bình tại Myanmar được ký kết, đây sẽ là bước ngoặt giúp bình ổn tình hình biên giới và giảm số lượng cư dân Myanmar đổ xô sang lãnh thổ Trung Quốc.
Còn tại Malaysia, một vài quan chức chính phủ nước này đã lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ về sự can thiệp không phù hợp của đại sứ Trung Quốc trước vấn đề chính trị nội bộ của Kuala Lumpur.
Theo đó, hôm 25/9, đại sứ Trung Quốc Hoàng Huệ Khang tuyến bố Bắc Kinh phản đối những người sử dụng bạo lực làm ảnh hưởng đến trật tự công cộng, ngụ ý nhắc tới mối đe dọa của một nhóm sẽ tổ chức biểu tình ở khu phố Tàu Petaling Street.
"Chính phủ Trung Quốc phản đối chủ nghĩa khủng bố và bất kỳ hình thức phân biệt đối xử nào chống lại các sắc tộc và bất kỳ hình thức chủ nghĩa cực đoan nào", ông Hoàng nói.
Phó Thủ tướng Malaysia Ahmad Zahid Hamidi đã yêu cầu ông Hoàng đưa ra lời giải thích chính thức hoặc lời xin lỗi trước tuyên bố trên. "Tuyên bố của đại sứ Trung Quốc là cố ý can thiệp vào chuyện nội bộ của Malaysia", ông Hamidi nhấn mạnh.
Theo National Interest, giới lãnh đạo Trung Quốc hiện đang tìm cách cải thiện chính sách ngoại giao quyền lực trong khu vực. Bởi hiện nay ngay cả đối với Malaysia, quốc gia từng giữ vai trò làm trung gian hòa giải và thường ủng hộ lợi ích của Trung Quốc trong khối ASEAN, cũng dường như đang quay lưng lại với Bắc Kinh.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo Tạp chí National Interest. National Interest được thành lập vào năm 1985. Tạp chí thường tập trung vào vấn đề chính sách đối ngoại và những lợi ích quốc gia của Mỹ.
MINH THU (lược dịch)
Theo Infonet
IS bất ngờ chứng minh Mỹ không kích hiệu quả IS thừa nhận đòn không kích của Mỹ đã tiêu diệt tên Abu Mutaz alQurashi, kẻ chỉ huy nắm giữ quyền lực thứ hai, chỉ sau thủ lĩnh Abu Bakr alBaghdadi. Ngày 13/10, một phát ngôn viên IS khẳng định kẻ nắm giữ quyền lực số hai của IS đã bị tiêu diệt trong một đợt không kích của Mỹ hồi đầu năm...