Những cuốn sách quý, ảnh hưởng tới lịch sử thế giới
Dưới đây là những cuốn sách được liệt vào hàng quý, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của nền văn học, văn hóa thế giới.
Ảnh: Amazon.
Le Petit Prince (Hoàng Tử Bé) của nhà văn, phi công người Pháp Antoine de Saint-Exupéri là cuốn sách thiếu nhi bán chạy nhất mọi thời đại. Sau khi ra mắt lần đầu năm 1943 bằng tiếng Anh và tiếng Pháp, tựa truyện đã bán được hơn 200 triệu bản toàn cầu và được dịch sang hơn 250 ngôn ngữ. Hoàng Tử Bé là cuộc gặp gỡ giữa một người phi công phải hạ cánh khẩn cấp trong sa mạc và một hoàng tử từ hành tinh khác. Thông qua giọng văn đầy chất thơ cùng những hình ảnh minh họa kỳ ảo, cuốn sách đã chinh phục trái tim của hơn 400 triệu bạn đọc khắp thế giới, kể cả những người đã bước qua thời trẻ thơ.
Ảnh: Spitalfields Life Blog.
Ngày 30/7/1935, nhà xuất bản Penguin đã thay đổi lịch sử của ngành xuất bản bằng việc cho ra mắt The Original Ten – bộ sách gồm 10 tựa truyện kinh điển như Ariel (André Maurois), Gone to Earth (Mary Webb), William (E.H.Young)… Bộ The Original Ten đã đánh dấu sự xuất hiện lần đầu của sách bìa mềm (paperback) trên thế giới, với mức giá bán rẻ, chất lượng cao và được điểm tô bởi những màu sắc thu hút.
Ảnh: Amazon.
On the Origin of Species (Nguồn gốc các loài) của “cha đẻ Thuyết tiến hóa” Charles Darwin được coi là một trong các tác phẩm khoa học tiêu biểu, là nòng cốt của ngành sinh học tiến hóa. Năm 1859, sự ra đời của cuốn sách đã gây chấn động xã hội mộ đạo thời Victoria bởi quan điểm “các loài tiến hóa qua các thế hệ theo một quá trình chọn lọc tự nhiên” của ông mâu thuẫn với niềm tin tôn giáo lúc bấy giờ, rằng “mọi sự sống trên Trái Đất được tạo ra nguyên vẹn và bất biến”. Những tranh cãi xung quanh vấn đề tạo hóa – tiến hóa do cuốn sách này khơi dậy vẫn còn tiếp tục đến tận ngày nay.
Ảnh: Amazon.
Túp lều bác Tom (Uncle Tom’s Cabin) là tiểu thuyết được nữ nhà văn Harriet Beecher Stowe ra mắt trong bối cảnh chế độ chiếm hữu nô lệ còn tồn tại ở Mỹ. Đây là cuốn sách đầu tiên phản ánh chân thực cuộc sống của những người nô lệ da màu trong xã hội cũ, gây chấn động toàn nước Mỹ tại thời điểm ra mắt. Dù bị cấm tại các bang miền nam, Túp lều bác Tom vẫn bán được 300.000 bản trên toàn nước Mỹ ngay trong năm đầu tiên, trở thành tác phẩm ăn khách nhất thế kỷ 19. Sự ra đời của cuốn sách đã gián tiếp làm tăng thêm xung đột xã hội, dẫn đến sự kiện Nội chiến Hoa Kỳ – trận chiến làm thay đổi diện mạo nước Mỹ.
Video đang HOT
Ảnh: Joel Oppenheimer Gallery.
The Birds of America (Những loài chim nước Mỹ), một ấn phẩm nổi tiếng về lịch sử tự nhiên của tác giả John James Audubon là cuốn sách lớn nhất từng được làm ra. Với 435 bức tranh kích cỡ thật, The Birds of America đã tổng hợp 497 loài chim ở Bắc Mỹ với độ chi tiết và chính xác cao. Đặc biệt, những ấn bản hiếm của tựa sách này được liệt vào danh sách “Những cuốn sách đắt giá nhất thế giới”, với giá bán lên đến hàng triệu USD.
Ảnh: History Pod.
Dictionary of the English Language – Bộ Từ điển tiếng Anh xuất bản tháng Tư năm 1755 của tác giả Samuel Johnson được coi là một trong những thành tựu đỉnh cao của học thuật. Cuốn sách dày 2300 trang khổ 43,3 x 30,5 cm, được người dùng trên thế giới tin cậy sử dụng suốt hơn 170 năm cho đến khi Từ điển tiếng Anh Ofxord xuất hiện vào năm 1928.
Ảnh: Wikimedia Common.
First Folio – cuốn sách khổ lớn đầu tiên của đại danh hào William Shakespeare là một trong những ấn phẩm Anh ngữ được săn đón nhất trên thế giới, tập hợp gần như đầy đủ 37 vở kịch được cho là của ông. Nếu không có tác phẩm này, những vở kịch chưa được in trước đó của Shakespeare sẽ mãi mãi là một ẩn số với nhân loại.
Ảnh: Facsimile Finder.
Don Quixote của văn sĩ Miguel de Cervantes Saavedra vừa là tiểu thuyết “hiện đại” đầu tiên trên thế giới, vừa là tác phẩm có tầm ảnh hưởng nhất nền văn học Tây Ban Nha. Xuất bản vào năm 1605, cuốn sách đã thể hiện nhiều yếu tố “vượt thời đại” khi đề cập đến chủ nghĩa giai cấp, luân lý, nhân quyền và phê phán hiện thực xã hội bằng giọng kể châm biếm, ẩn dụ sâu cay.
Ảnh: Sohu.
Danh hiệu “Quyển sách kinh điển cổ nhất Trung Hoa” được trao cho Kinh Dịch - cuốn sách được mệnh danh là tinh hoa cổ học Trung Hoa. Cho tới nay, Kinh Dịch đã được bổ sung các nội dung nhằm diễn giải ý nghĩa, truyền đạt các tư tưởng triết học cổ Á Đông để vận dụng vào nhiều lĩnh vực trong cuộc sống: thiên văn, địa lý, quân sự, nhân mệnh…
Y học châu Âu hiện đại là sản phẩm kế thừa trí tuệ Trung Đông?
Để phát triển và hoàn thiện trong nhiều thế kỷ, y học châu Âu đã kế thừa và phát huy tinh hoa từ nhiều khu vực khác nhau trong suốt chiều dài lịch sử. Họ tiếp thu kiến thức từ mọi vùng đất, bao gồm cả những tài liệu y học cổ có từ thế kỷ 11 tại Trung Đông.
Tàn tích còn lại
Đầu năm 2019, các nhà sử học Ireland tìm thấy một cuốn sách cổ từ thế kỷ 16 có nội dung khá lạ so với những tài liệu họ từng nhìn trước kia. Đây là bản dịch cuốn sách "Tiêu chuẩn Y học" của học giả người Ba Tư Ibn Sina, người từng sống tại Trung Đông cuối thế kỷ 10 - đầu thế kỷ 11. Sách của Ibn Sina tại Ireland có thể coi là một phát hiện thú vị, bởi nó cho thấy tài liệu y khoa tại Trung Đông từ lâu đã đi đến khắp châu Âu, bao gồm cả những nơi xa xôi như Anh và Ireland.
Theo nội dung được ghi trên cuốn sách, "Tiêu chuẩn Y học" được dịch từ tiếng Ba Tư sang tiếng Ireland và xuất bản tại Cornwall vào khoảng những năm 1530. Thú vị là phần lớn bản dịch cùng thời kỳ này chỉ được tìm thấy dưới dạng tiếng Latinh. Ở thời điểm đó những người làm sách thường lấy da động vật để đóng những cuốn sách quý, và "Tiêu chuẩn Y học" không phải ngoại lệ. Gần 500 năm đã trôi qua, nội dung trong sách vẫn còn nguyên vẹn nhờ giấy được làm từ loại da cừu non hảo hạng.
Hình ảnh cuốn "Tiêu chuẩn y học" được tìm thấy tại Ireland.
"Gia đình chúng tôi đã lưu giữ cuốn sách qua nhiều thế hệ. Ai cũng biết nó rất quý, nhưng không biết gì về nội dung bên trong đó cả", người chủ sở hữu cuốn "Tiêu chuẩn Y học" tại Ireland cho biết. Dường như để giữ bí mật cho cuốn sách này, người làm đã khéo léo ngụy trang một vỏ bọc bên ngoài hoàn toàn khác cho nó. Nếu nhìn qua hoặc xem lướt nội dung bên trong, ai cũng nghĩ đây chỉ là một cuốn sách thông thường. Phải mở từng trang, nhìn thật kỹ, những người tinh mắt mới nhận ra đây là sách về y khoa.
Phần tài liệu về y khoa được in trên giấy khổ bé hơn ngay bên trong sách rồi khâu lại thành một cuốn sách nhỏ ngay bên trong cuốn sách lớn. Vì số người đọc được chữ Latinh cổ rất hiếm hoi, những người phát hiện ra cuốn sách đã chụp hình một vài trang gửi cho Giáo sư Sử học Pádraig Ó Macháin tại Đại học Cork. Không mất nhiều thời gian để Macháin nhận ra tài liệu này sẽ làm thay đổi góc nhìn của cả giới Sử học về sự giao thoa kiến thức giữa châu Âu và Trung Đông.
Sau Macháin, đến lượt Giáo sư Aoibheann Nic Dhonnchadha thuộc Viện Nghiên cứu Cấp cao Ireland có cơ hội phân tích nội dung bên trong cuốn sách "Tiêu chuẩn Y học". Ông thừa nhận mình từng tiếp xúc với vô vàn tài liệu cổ trước kia, nhưng đây là lần đầu tiên một công trình về y khoa của Trung Đông được tìm thấy tại Ireland.
Tác giả cuốn sách là ai?
Ibn Sina (980-1037) còn được biết dưới tên Avicenna. Sinh ra trong thời kỳ hoàng kim của người Hồi giáo với những đế quốc trải dài từ Trung Á đến tận châu Âu, Ibn Sina có cơ hội tiếp xúc với rất nhiều lĩnh vực khoa học vốn còn khá lạ lẫm với dân chúng ở thời điểm đó. Ông được người đương thời ca tụng là nhà thông thái vì am hiểu triết học, thiên văn học và nhiều lĩnh vực khác. Nhưng đóng góp đáng kể nhất của Ibn Sina cho nhân loại là 40 cuốn sách y khoa được tìm tòi, ghi chép và tổng hợp lại thành nhiều chủ đề khác nhau.
Từ Trung Đông, những tài liệu y khoa của Ibn Sina được truyền bá rộng rãi đến châu Âu trong vài thế kỷ kể từ ngày ông qua đời. Có thời gian toàn bộ các trường y tại Pháp sử dụng sách của Ibn Sina làm sách giáo khoa chính thức để giảng dạy cho sinh viên của họ. Ông được công nhận là cha đẻ của y học hiện đại, nhưng chính hậu thế cũng không thể ước lượng chính xác tầm ảnh hưởng của ông lớn đến mức nào. Rất có thể mọi học giả về y khoa sau thế kỷ 11 đều từng đọc sách của Ibn Sina và lấy làm tài liệu gối đầu giường.
"Tiêu chuẩn Y học" chính là một trong hai cuốn sách về y khoa nổi tiếng nhất của Ibn Sina. Trong một thiên niên kỷ kể từ khi ấn bản đầu tiên được biết tới, "Tiêu chuẩn Y học" vẫn là cẩm nang chữa bệnh dành cho người dân tại Trung Đông. Nền y khoa truyền thống của khu vực này vẫn dựa trên nguyên lý cơ bản được Ibn Sina xây dựng từ 1.000 năm trước cùng một cuốn sách khác có tên "Cẩm nang chữa bệnh". Cả hai đều được dịch sang nhiều thứ tiếng khác nhau cho đến tận thế kỷ 18.
Tượng Ibn Sina tại Tehran, Iran.
Phần được tìm thấy tại Ireland chỉ là một chương nhỏ thuộc về cuốn sách được mệnh danh là bách khoa toàn thư của y học Trung Đông. Nguyên bản cuốn sách dài tới 5 tập, với phần đầu đề cập khác nhiều đến các bệnh về mũi, quai hàm và cổ. Đó chính là tiền đề giúp các bác sĩ sau này phát triển thành chuyên khoa tai mũi họng. Thật khó tưởng tượng tại sao Ibn Sina lại có thể nhận ra được điều đó từ thế kỷ 11 chỉ với việc quan sát đơn thuần bằng mắt.
"Tiêu chuẩn Y học" do Ibn Sina thực hiện được làm rất công phu và tỉ mỉ, nên chúng tôi chắc chắn phần còn lại của cuốn sách vẫn còn tồn tại ở đâu đó mà chúng ta chưa biết", Dhonnchadha khẳng định. Nhiều khả năng những học giả Ireland từ thế kỷ 15 đã tiến hành dịch nó và lưu hành với số lượng rất ít. Ở thời điểm ấy sách là tài sản rất quý, thế nên họ không truyền bá rộng rãi ra bên ngoài. Đó cũng là một phần nguyên nhân khiến "Tiêu chuẩn Y học" tại Ireland bị thất lạc trong nhiều năm mà không ai tìm thấy.
Ai đã phá hủy di sản của Ibn Sina?
Trong quá khứ, Ibn Sina từng được nhắc tên trong một vài tài liệu y khoa của Ireland nhưng phần lớn nội dung đều khá qua loa. Cho đến ngày phát hiện cuốn "Tiêu chuẩn Y học" bằng tiếng Latinh, hậu thế chưa từng tìm được tài liệu nào của ông ở Ireland cả. Có vẻ như chúng đều thất lạc theo thời gian, hoặc một thế lực nào đó trong lịch sử đã tiêu hủy toàn bộ để xóa bỏ hoàn toàn mối liên hệ giữa khoa học Trung Đông cổ đại và châu Âu hiện đại. Lần theo dấu vết lịch sử, "thủ phạm" cuối cùng cũng dần lộ diện.
Cách thức thực hiện và trình bày cuốn "Tiêu chuẩn Y học" cho thấy nó là sản phẩm của nền văn hóa Gaelic, vốn rất phổ biến tại Ireland trước thế kỷ 16. Tuy nhiên mọi thứ dần thay đổi sau đó, khi Đế quốc Anh tiến hành chinh phạt hòn đảo này. Ireland bị thôn tính, và vô vàn tài liệu quan trọng về nền văn hóa Gaelic bị phá hủy. Những cuốn sách về y khoa của Ibn Sina là một trong số đó, bởi kẻ xâm lược không muốn người Ireland giữ lại bất kỳ tài liệu nào liên quan đến tổ tiên của họ.
Nguyên tác "Tiêu chuẩn y học" viết bằng tiếng Ba Tư.
Theo Dhonnchadha, điểm quan trọng nhất về cuốn sách này là nó không được viết bằng tiếng Latinh như phần lớn tài liệu đương thời, mà được dịch hoàn toàn sang tiếng Ireland. Điều đó cho thấy những người Ireland bản địa từ lâu đã có truyền thống và văn hóa phát triển hơn những gì chúng ta đã nghĩ. Đáng tiếc là cuộc chiến với Đế quốc Anh đã xóa bỏ hoàn toàn một phần lịch sử quý giá của Ireland, khiến đảo quốc này mất đi một phần quá khứ không bao giờ tìm lại được.
Điều đáng quý nhất trong khoảng thời gian đáng quên này là vẫn có những tài liệu được các gia đình quý tộc ở Ireland lưu lại đến tận ngày nay. "Tiêu chuẩn Y học" là một trong số đó. Chúng còn giúp phần nào khôi phục tiếng Ireland cổ, vốn đã gần như bị xóa sổ trong thời gian quốc đảo này bị người Anh cai trị và đồng hóa. Rất ít tài liệu còn giữ được tình trạng nguyên vẹn như "Tiêu chuẩn Y học".
"Tôi rất vui mừng khi biết chủ nhân hiện tại của cuốn sách không nghĩ đến chuyện khư khư giữ nó cho riêng mình", Macháin tiết lộ. Thay vì giữ bí mật với công chúng, người này ủng hộ việc mở dây buộc sách để chụp lại toàn bộ nội dung bên trong và chia sẻ với mọi người. Đó là cách tốt nhất để ai cũng có thể biết về cuốn sách, như một gia tài của lịch sử được lưu lại cho hậu thế đến tận ngày nay. Ibn Sina sẽ một lần nữa được nhắc tên về tầm ảnh hưởng của mình đến y học hiện đại với "Tiêu chuẩn y học".
Nhiên liệu hóa thạch - rẻ mà không rẻ Biến động là cuốn sách khảo sát 7 quốc gia ở các châu lục, phân tích quá trình họ gặp phải, đối mặt và vượt qua biến cố lớn trong quá khứ. Cuốn sách kết hợp những kiến thức lịch sử, địa lý, kinh tế, nhân chủng học, tâm lý, đưa ra những bài học từ quá khứ để rút kinh nghiệm cho...