Những công việc hấp dẫn “ngoài phòng lab” cho sinh viên ngành Công nghệ sinh học
Không chỉ là một ngành học “trong phòng thí nghiệm”, Công nghệ sinh học (CNSH) đang ngày càng phổ biến hơn với khả năng ứng dụng rộng rãi vào đời sống sản xuất của xã hội hiện đại, và được đánh giá là một trong những mũi nhọn của kỷ nguyên công nghiệp 4.0.
Tại sao CNSH lại là “ngành học của tương lai”?
Điều đầu tiên rất cần được khẳng định, ngành CNSH không phải là… môn Sinh học, mà là ngành học về các công nghệ khai thác hoạt động sống của sinh vật để sản xuất ở quy mô công nghiệp. “Oách” hơn nữa, đây là một ngành công nghệ cao, kết hợp các quy trình và thiết bị kỹ thuật hiện đại như di truyền, dung hợp tế bào, nuôi cấy mô, nuôi cấy tế bào, cấy chuyển mô, cấy chuyển phôi… Thậm chí, giới khoa học còn mệnh danh CNSH là “ngành học của tương lai”, đóng vai trò tiên phong cho một cuộc cách mạng sinh học trong các ngành khoa học kỹ thuật, kinh tế… và hẳn nhiên, “đích đến” cuối cùng là trong toàn bộ đời sống con người.
Ngành CNSH không phải là… môn Sinh học, mà là ngành học về các công nghệ khai thác hoạt động sống của sinh vật để sản xuất ở quy mô công nghiệp
Ngành học này mang lại ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như: nông nghiệp công nghệ cao (nghiên cứu tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi mới hay các công nghệ sản xuất chế phẩm chăm sóc và bảo vệ cây trồng, vật nuôi); y dược (nghiên cứu, phát triển công nghệ sản xuất các vaccine thiết yếu, vaccine thế hệ mới, chế phẩm chẩn đoán và thuốc chữa bệnh…); môi trường (nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp, chế phẩm CNSH trong xử lý ô nhiễm, khắc phục suy thoái và sự cố môi trường)…
Học CNSH, thành “phù thủy” vận hành sản xuất
Từ nông nghiệp công nghệ cao (là lĩnh vực được ưu tiên hàng đầu hiện nay) cho đến môi trường, y dược… đều cần ứng dụng CNSH. Và tất nhiên, để có sản phẩm ra mắt thị trường thì sau giai đoạn nghiên cứu trong phòng lab sẽ là giai đoạn phát triển sản xuất ở quy mô công nghiệp. Đây mới thực sự là “đất dụng võ” quan trọng của các kỹ sư CNSH với vai trò quản lý, vận hành dây chuyền sản xuất, quản lý chất lượng, đảm bảo chất lượng… sản phẩm sinh học.
Với ngành CNSH, việc có kiến thức chuyên môn thôi chưa đủ mà rất cần những trải nghiệm thực tế để có thể chuyển hóa được lý thuyết vào sản xuất. Ở một số trường định hướng đào tạo thực tiễn như Trường Đại học Phenikaa, sinh viên Khoa Công nghệ sinh học, Hóa học và Kỹ thuật môi trường thường xuyên được tham quan, học tập, giao lưu với đại diện các công ty hàng đầu trong lĩnh vực sinh học, môi trường, nông lâm… để làm quen với các quy trình sản xuất công nghiệp cũng như hiểu thêm về các công nghệ mới, nhu cầu của thực tế sản xuất công nghiệp…
Kỹ sư sinh học “lấn sân” kinh doanh, hay tự tin khởi nghiệp, tại sao không?
Sản phẩm sinh học được tạo ra từ phòng lab, phòng R&D, được sản xuất quy mô lớn bằng dây chuyền công nghiệp và sẽ đến với người tiêu dùng thông qua hoạt động quảng bá sản phẩm, truyền thông, kinh doanh. Sẽ còn gì tuyệt vời hơn khi những công việc này được đảm nhiệm bởi chính người am hiểu sâu sắc sản phẩm của doanh nghiệp mình. Bởi lẽ, chính các bạn – những kỹ sư CNSH vững vàng chuyên môn sẽ là người phát ngôn lý tưởng mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng mong muốn có.
Phòng thí nghiệm hiện đại của Khoa CNSH, Hóa học và Kỹ thuật môi trường, Trường Đại học Phenikaa
Nếu nghĩ rằng chỉ có sinh viên khối ngành Kinh tế mới dễ dàng khởi nghiệp thì e rằng bạn đã nhầm rồi nhé! Với khả năng nghiên cứu, phát triển các sản phẩm sinh học giàu tính ứng dụng, sinh viên ngành CNSH hoàn toàn có thể khởi nghiệp theo cách của riêng mình.
Đặc biệt, sự bảo trợ của các doanh nghiệp, tập đoàn lớn sẽ là bệ phóng quan trọng để đưa các ý tưởng từ khi còn ngồi trên giảng đường đại học trở thành hiện thực. Chắc chắn, đây sẽ là lợi thế không nhỏ của các bạn sinh viên tại các trường có hệ sinh thái Doang nghiệp – Viện nghiên cứu – Tập đoàn công nghiệp như Trường Đại học Phenikaa, trực thuộc Tập đoàn Phenikaa, một tập đoàn sản xuất công nghiệp hàng đầu Việt Nam hiện nay.
“Ai bảo sinh học là ngành khô khan? Không hề đâu nhé!”
Sinh học là khoa học mà khoa học thì khô khan khó khăn? Không hẳn thế đâu nhé, vì ngành CNSH có rất nhiều điều thú vị. Hiện nay, một số trường đại học uy tín đào tạo ngành này có thể kể đến Đại học Phenikaa, Đại học Nông lâm, Đại học Khoa học Tự nhiên… trong đó, tùy theo định hướng đào tạo mà từng trường sẽ có những “màu sắc” khác nhau.
Chẳng hạn, sinh viên Phenikaa sẽ được trang bị kiến thức tập trung vào 3 lĩnh vực: CNSH Y dược, Hóa sinh – CNSH thực phẩm và CNSH ứng dụng trong nông nghiệp và xử lý môi trường. Đồng thời, các bạn còn được thực hành trong hệ thống phòng thí nghiệm hiện đại và “long lanh” để “kích thích” khả năng tìm tòi sáng tạo, được “vi vu” trải nghiệm tham quan doanh nghiệp, vườm ươm, trang trại nông nghiệp công nghệ cao…
Các bạn sinh viên đang trải nghiệm tại Phòng thí nghiệm Vi sinh của Khoa CNSH, Hóa học và Kỹ thuật môi trường
Chọn ngành CNSH còn là cơ hội để bạn thử thách với những dự án nghiên cứu khoa học, các cuộc thi học thuật… ở nhiều cấp độ khác nhau. Ngoài ra, CNSH cũng là lựa chọn thú vị cho các bạn trẻ yêu thiên nhiên, mong muốn sở hữu một khu vườn hay trang trại của riêng mình. Khởi nghiệp theo một cách vừa có thể ứng dụng những gì đã học, vừa đem lại thu nhập, vừa thỏa mãn đam mê thì còn gì thú vị bằng, phải không nào?
Sinh viên Khoa CNSH, Hóa học và Kỹ thuật môi trường, Trường Đại học Phenikaa, được trải nghiệm môi trường học tập với:
- Các trang thiết bị và phòng thí nghiệm hiện đại gồm: Phòng thí nghiệm (PTN) Hóa Sinh, PTN Sinh học phân tử, PTN Vi sinh vật học, PTN Công nghệ tế bào động, PTN Thực vật và công nghệ thực phẩm…;
- Đội ngũ giảng viên có trình độ cao, trên 90% có trình độ Tiến sỹ, tốt nghiệp tại các nước tiên tiến như: Hàn Quốc, Hà Lan, Nhật Bản…;
- Chương trình đào tạo tiên tiến, cập nhât và có tính thực tiễn cao, tăng cường các kiến thức liên ngành. Sinh viên được tiếp cận với các trang thiết bị thí nghiệm, thiết bị y tế hiện đại của các khoa Kỹ thuật Y học, Điều dưỡng, Dược và có cơ hội được thực hành tại Trung tâm xét nghiệm y học và Bệnh viện của Trường Đại học Phenikaa, Tập đoàn Phenikaa và các đối tác;
- Có cơ hội trực tiếp tham gia vào các dự án, nghiên cứu và đề xuất các giải pháp đổi mới sáng tạo với sự hỗ trợ của Hệ sinh thái Phenikaa…
Năm 2020, ngành Công nghệ sinh học dự kiến tuyển sinh 50 sinh viên với các tổ hợp môn xét tuyển: A02 (Toán, Lý, Sinh); B00 (Toán, Hóa, Sinh); B08 (Toán, Sinh, Tiếng Anh); D07 (Toán, Hóa, Tiếng Anh).
Website: bcee.phenikaa-uni.edu.vn
Facebook: facebook.com/bcee.PhenikaaUni
Hotline: 094.651.1010 – 033.217.1966
Đào tạo nhân lực ngành môi trường, sinh học và thực phẩm ở ĐH Duy Tân
Đại học (ĐH) Duy Tân đã và đang không ngừng nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học, đào tạo nhân lực các ngành Tài nguyên - Môi trường, công nghệ Thực phẩm, và công nghệ Sinh học.
Nhiều năm kết nối với doanh nghiệp và tận tâm tìm hiểu về nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực này, ĐH Duy Tân đã và đang đào tạo ra những thế hệ sinh viên tốt nghiệp có chất lượng và phù hợp với nhu cầu việc làm của thị trường lao động.
Học các ngành Tài nguyên - Môi trường để tăng cường quản lý và xử lý ô nhiễm
Nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam đang hướng đến mô hình "kinh tế xanh" sau Đại dịch COVID-19 - mô hình được đánh giá là chuẩn mực nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế trên cơ sở khai thác hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ môi trường sống, và hướng đến phát triển bền vững đất nước.
Thấm nhuần tinh thần đó, trong nhiều năm qua, ĐH Duy Tân đã không ngừng đầu tư về cơ sở vật chất, xây dựng đội ngũ giảng viên, trong đó có nhiều tiến sĩ được đào tạo và tốt nghiệp từ các nước phát triển như Pháp, Đức, Bỉ, Hàn Quốc,... để đào tạo và cung cấp cho xã hội những kỹ sư Môi trường lành nghề nhất. Hiện tại, đối với khối ngành Tài nguyên - Môi trường, ĐH Duy Tân đào tạo các chuyên ngành:
Video đang HOT
- Công nghệ Kỹ thuật Môi trường,
- Quản lý Tài nguyên & Môi trường,
- Quản lý Tài nguyên Du lịch.
Sinh viên DTU nghiên cứu và đi khảo sát thực địa thực trạng môi trường
Cùng với việc xây dựng hệ thống phòng thí nghiệm Hóa - Vi sinh và Kỹ thuật Môi trường hiện đại để sinh viên thường xuyên thao tác nghiệm, giảng viên khoa Môi trường & Công nghệ Hóa luôn tạo điều kiện để sinh viên có nhiều trải nghiệm thực tế, nghiên cứu khoa học và tìm ra những giải pháp giải quyết các vấn đề liên quan đến chuyên ngành đào tạo của mình. Giảng viên và sinh viên của khoa đã tham gia vào rất nhiều dự án thực tế như:
- Xử lý rác thải sinh hoạt, nước thải dệt nhuộm, nước thải thủy sản;
- Đánh giá chất lượng môi trường biển sau sự cố Formosa,...
hay gần đây nhất là các nghiên cứu, tư vấn cho thành phố Đà Nẵng về các vấn đề rất nóng như:
- sạt lở, xói mòn bãi biển,
- nhiễm mặn nước ngầm,
- khô hạn và tài nguyên nước...
Ở ĐH Duy Tân, sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường sẽ có các năng lực:
- phân tích được hiện trạng,
- đề xuất ý tưởng,
- đưa ra các giải pháp để thiết kế,
- xây dựng các hệ thống xử lý chất thải, nước thải,...
trong khi đó sinh viên ngành Quản lý Tài nguyên & Môi trường được đào tạo ra để có thể làm việc trong các lĩnh vực:
- đánh giá hiện trạng,
- hoạch định chính sách,
- quy hoạch, khai thác bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, và
- quản lý môi trường.
Riêng ngành mới Quản lý Tài nguyên Du lịch là đào tạo ra nguồn nhân lực có khả năng:
- nhận biết, đánh giá các mối quan hệ tương tác giữa nguồn tài nguyên du lịch,
- phân tích các hoạt động của ngành du lịch cùng với môi trường tự nhiên, kinh tế và xã hội, và
- khai khác, bảo tồn và phát triển bền vững những nguồn tài nguyên du lịch và môi trường.
Học ngành Công nghệ Thực phẩm để phát triển thị trường thực phẩm chế biến sẵn
Không chỉ đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho trên 97,2 triệu người Việt mà nước ta còn đang dẫn đầu trong xuất khẩu rất nhiều các sản phẩm nông, thủy hải sản cho các quốc gia trên thế giới. Thành công đó có sự đóng góp không nhỏ của các nhân sự tốt nghiệp ngành Công nghệ Thực phẩm tại các trường đại học, trong đó có ĐH Duy Tân.
Nhận thức được tầm quan trọng của ngành học, ĐH Duy Tân đã xây dựng một chương trình đào tạo chất lượng, tạo cơ hội cho sinh viên đưa ra các ý tưởng sáng tạo và áp dụng vào thực tế chế biến và sản xuất thực phẩm. Thời gian gần đây, giảng viên và sinh viên ngành Công nghệ Thực phẩm đã bắt đầu tạo ra các sản phẩm như chế biến và bảo quản một số nông sản địa phương gồm:
- thủy hải sản,
- chè,
- khoai lang...
theo hướng an toàn vệ sinh và bổ dưỡng cho sức khỏe người tiêu dùng.
Để sinh viên có đủ kiến thức và kỹ năng, tự tin gia nhập vào thị trường việc làm, ĐH Duy Tân nỗ lực đào tạo để sinh viên ngay khi tốt nghiệp có thể:
- Áp dụng các quy trình công nghệ vào điều kiện sản xuất thực tế tại các cơ sở sản xuất thực phẩm;
- Kiểm tra, đánh giá chất lượng thực phẩm, phát triển sản phẩm thực phẩm;
- Thiết kế và phát triển, áp dụng quy trình công nghệ vào thực tế sản xuất bao bì thực phẩm;
- Thiết kế và tiến hành các thí nghiệm trong lĩnh vực Công nghệ thực phẩm;
- Điều hành và quản lý cho các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm;
- Đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm cho cộng đồng...
Đặc biệt, sinh viên được đào tạo chuyên sâu về công nghệ đóng gói, bao bì thực phẩm. Đây chính là điểm nhấn tạo nên sự khác biệt của sinh viên theo học ngành Công nghệ Thực phẩm tại ĐH Duy Tân.
Trong quá trình học, sinh viên sẽ thường xuyên được đến các doanh nghiệp như:
- Nhà máy bia PVL Đà Nẵng,
- Nhà máy Acecook,
- Nhà máy chè Đông Giang,
- các nhà máy nông sản và thủy hải sản khác,...
để quan sát, trải nghiệm, định hướng công việc sau này. Sau khi tốt nghiệp ra trường, sinh viên có thể theo đuổi bậc Cao học hoặc làm tại các cơ quan Nhà nước, các công ty trong nước hoặc công ty đa quốc gia trong các lĩnh vực sản xuất, chế biến, phát triển sản phẩm, đóng gói bao bì thực phẩm, kiểm soát và đảm bảo chất lượng, quản lý luật và quy định thực phẩm, dinh dưỡng,...
Các thiết bị hiện đại tại Trung tâm Sinh học Phân tử ĐH Duy Tân hỗ trợ đào tạo ngành Công nghệ Sinh học
Học ngành Công nghệ Sinh học để hỗ trợ phát triển nông lâm ngư nghiệp, y khoa,...
Không còn mơ hồ với ngành Công nghệ Sinh học khi mọi người dần biết rằng đây chính là ngành học của tương lai, sử dụng các công nghệ, kỹ thuật thao tác trên các đối tượng sinh vật, tế bào, in vitro/in vivo... để tạo ra các sản phẩm mang những đặc tính vượt trội theo mong muốn của con người. Tất cả các quá trình như:
- sản xuất thuốc men và thức ăn;
- điều chế và sản xuất hóa chất công nghiệp;
- phát triển giống cây trồng, vật nuôi;
- ứng dụng công nghệ di truyền,
- xét nghiệm trong y khoa...
đều có sự đóng góp của lĩnh vực Công nghệ Sinh học. Bởi thế, đây là ngành học đang ngày càng được quan tâm đầu tư phát triển, đặc biệt đây được xem là một trong những ngành trọng tâm của phát triển kinh tế xã hội Đà Nẵng.
Tại ĐH Duy Tân, sinh viên theo học ngành Công nghệ Sinh học sẽ được đào tạo bài bản để nắm vững các kiến thức từ cơ bản về sinh hóa, tế bào, vi sinh đến hiểu biết chuyên sâu các quy trình công nghệ đang rất được quan tâm hiện nay như:
- công nghệ Enzyme và Protein,
- công nghệ di truyền,
- công nghệ vi sinh vật,...
cùng với những kỹ năng thu thập mẫu, phân tích và tổng hợp số liệu cần thiết.
Sinh viên ngành Công nghệ Sinh học khá khác biệt so với các ngành khác khi đòi hỏi phải thực hiện rất nhiều thí nghiệm với quỹ thời gian tương đối lớn. Bởi vậy, ĐH Duy Tân đã đầu tư hệ thống phòng thí nghiệm với các thiết bị máy móc hiện đại nhất như:
- PCR,
- realtime PCR,
- HPLC,
- FPLC, giải trình tự gen (SEM)...
Hướng dẫn các em sinh viên của ĐH Duy Tân chính là các nhà khoa học thuộc Trung tâm Sinh học Phân tử của ĐH Duy Tân đã được đào tạo bài bản ở các nước có nền khoa học công nghệ phát triển như Đức, Bỉ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ,... Đây là những chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực nghiên cứu như:
- Sinh học Phân tử,
- Sinh lý Thực vật Phân tử,
- Vi sinh Phân tử,
- Enzyme,
- Hóa sinh Protein,
- Vật liệu Nano Y sinh,
- Di truyền Phân tử,
- Di truyền Tế bào gốc,
- Sinh học Phân tử Tế bào,
- Dược lý Phân tử,
- Hóa học các Hợp chất Thiên nhiên...
Sau khi hoàn thành chương trình học tập tại ĐH Duy Tân, các Cử nhân ngành Sinh học Phân tử có thể làm việc tại các vị trí như:
- Chuyên viên phụ trách kỹ thuật, quản lý chất lượng, kiểm nghiệm tại các doanh nghiệp trong lĩnh vực sinh học, nông-lâm-thủy sản,...,
- Chuyên viên mảng công nghệ sinh học tại các doanh nghiệp chế biến thủy hải sản, nông sản,
- Chuyên viên phân tích mẫu,
- Chuyên viên phân tích mẫu bệnh phẩm,
- Cán bộ xét nghiệm tại bệnh viện, các cơ sở y tế,...
- Nghiên cứu viên tại các cơ sở giáo dục, học viện, trung tâm nghiên cứu trong và ngoài nước.
Mùa Tuyển sinh 2020, ĐH Duy Tân quyết định trao Học bổng cho các thí sinh theo học ngành Tài nguyên - Môi trường - Công nghệ Thực phẩm - Công nghệ Sinh học:
- 700 suất học bổng trị giá từ 500.000 - 2.000.000 VNĐ cho những thí sinh trúng tuyển theo phương thức Xét tuyển Học bạ THPT khi đạt từ 22 điểm trở lên;
- 450 suất học bổng DUY TÂN trị giá từ 1.000.000 - 5.000.000 VNĐ cho những thí sinh trúng tuyển có tổng điểm 3 môn thi theo kết quả Kỳ thi THPT>= điểm trúng tuyển từ 5 - 10 điểm;
- 50 suất giảm 15% học phí cho thí sinh trúng tuyển chuyên ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường, Quản lý Tài nguyên & Môi trường;
Tổ hợp môn xét tuyển
Các bạn có thể xem thêm thông tin về đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường, Công nghệ Thực phẩm, Quản lý Tài nguyên Môi trường, Quản lý Tài nguyên Du lịch, và ngành Công nghệ Sinh học của ĐH Duy Tân tại đây: Khoa Môi trường & Công nghệ Hóa
Mọi thông tin về tuyển sinh thí sinh có thể tìm hiểu chi tiết tại:
Trung tâm Tuyển sinh
Website: https://duytan.edu.vn/tuyen-sinh/Page/Home.aspx
Điện thoại: (0236) 3653.561-3650.403 - Fax: (0236) 3650.443
Điện thoại đường dây nóng: 1900.2252 - 0905.294.390 - 0905.294.391
Email: tuyensinh@duytan.edu.vn;
Facebook: tuyensinhdtu; Zalo: 0905.294.390 - 0905.294.391
ĐẠI HỌC DUY TÂN
- 1 trong 500 Đại học Tốt nhất Châu Á năm 2020 theo QS Ranking.
- Đại học thứ 2 của Việt Nam đạt chuẩn kiểm định ABET của Mỹ.
- Xếp thứ 3/4 đại học của Việt Nam (thứ 1854 thế giới) trên bảng xếp hạng các Đại học trên Thế giới - CWUR.
- Xếp thứ 3/8 đại học của Việt Nam (thứ 1147 thế giới) trên bảng xếp hạng theo Học thuật - URAP.
- Xếp thứ 2 của Việt Nam trên bảng xếp hạng Nature Index 2019.
Covid-19: Đẩy thế hệ Z phải thay đổi cách chọn ngành học sang công nghệ số Tác động của dịch Covid-19 có thể được xem như chất xúc tác đem đến nhiều cơ hội chuyển đổi số mới trong các lĩnh vực liên quan đến thương mại điện tử, CNTT hoặc sáng tạo nội dung trên nền tảng số. Đại dịch Covid-19 khiến nhiều ngành phải cắt giảm nhân sự, trong khi một số doanh nghiệp khác lại có...