Những công trình siêu mỏng nổi tiếng thế giới
Nhật báo Daily Telegraph của Australia liệt kê một số công trình có thiết kế siêu mỏng trên toàn cầu. Trong danh sách này có cả những địa danh nổi tiếng lẫn nơi ở bình dân.
Ảnh: Singapore n Beyond.
Tòa nhà Gateway ở Singapore gồm 37 tầng, cao 150 m. Công trình này được hoàn thiện vào tháng 4/1990, và người dân địa phương gọi đây là “2 thùng các tông cao chót vót”.
Ảnh: Getty.
Tòa nhà Flatiron – với tên gọi ban đầu là Fuller – nằm tại Manhattan, thành phố New York (Mỹ). Được hoàn thành vào năm 1902, đây là một trong những công trình có kiến trúc độc đáo nhất nước Mỹ vào thời điểm đó. Flatiron thường xuyên xuất hiện trong các đoạn phim quảng cáo và phim tài liệu.
Ảnh: WBUR.
Cao ốc John Hancock ở thành phố Boston, bang Massachusetts (Mỹ) gồm 60 tầng và cao 241 m. Trước khi công trình được cải tạo, những người dân sống ở các tầng cao nhất tại đây cho biết họ thường xuyên bị cảm giác say, chóng mặt.
Video đang HOT
Những ngôi nhà cao “siêu mỏng” ở đảo Cát Bà, Hải Phòng cũng được Daily Telegraph liệt vào danh sách. Ảnh: Horst Kiechle.
Ảnh: Reuters.
Với mật độ dân số lên đến khoảng 13.500 người/km2, không có gì lạ khi rải rác khắp quận Shibuya ở thủ đô Tokyo (Nhật Bản) là những tòa nhà cao tầng rất mỏng.
Ảnh: Shutterstock.
Tòa nhà trụ sở Liên Hợp Quốc nằm tại Manhattan, thành phố New York (Mỹ) được hoàn thiện vào năm 1952. Công trình này cao 154 m với 39 tầng.
Ngôi nhà ở khu phố Singel 166 này được xem là nhà hẹp nhất thủ đô Amsterdam, Hà Lan. Ảnh: MNN.
Ngôi nhà siêu mỏng có tên The Wedge ở đảo Great Cumbrae (Scotland) có mặt tiền chỉ rộng 1,2 m. Ảnh: MNN.
Ảnh: Creative Commons.
Ngôi nhà 4 tầng ở thành phố Boston, bang Massachusetts (Mỹ) rộng khoảng 3,1 m và chỉ có thể bước vào thông qua một con hẻm nhỏ. Tại điểm hẹp nhất của ngôi nhà, một người trưởng thành có thể dựa lưng vào tường mà vẫn có thể chạm được bức tường đối diện.
Theo news.zing.vn
8 tuyến đường cao tốc đắt đỏ nhất thế giới
Để xây dựng các dự án đường cao tốc lớn, nhiều quốc gia đã phải bỏ ra hàng tỷ USD.
Hệ thống đường cao tốc liên bang Mỹ (Interstate Highway System) có tổng chiều dài trên 75.000 km được xem là dự án công tốn kém nhất trong lịch sử thế giới với chi phí lên tới 459 tỷ USD. 90% kinh phí đầu tư dự án này được lấy từ nguồn ngân sách chính phủ Mỹ. Dự án được khởi công vào năm 1955. (Ảnh: Insidermonkey).
Big Dig là công trình điều hướng đường cao tốc băng qua trung tâm thành phố Boston (Mỹ) vào một đường hầm dài hơn 5km. Ngoài ra, Big Dig còn có thêm một số đường hầm bổ sung và một cây cầu. Chi phí dự kiến ban đầu chỉ khoảng 1,8 tỷ USD nhưng sau khi xây dựng, tổng chi phí dự án đường đã lên tới 26 tỷ USD. (Ảnh: Insidermonkey).
Đường cao tốc Sochi Highway (Nga) được xây dựng để phục vụ cho Thế vận hội mùa đông năm 2014 với mục đích vận chuyển các vận động viên từ Adler đến Krasnaya Polyana nơi tổ chức các môn thể thao trượt tuyết. Đường cao tốc có chiều dài là 31 dặm (tương đương 49,8 km). Với chi phí xây dựng khoảng 280 triệu USD cho mỗi dặm, cả tuyến đường cao tốc Sochi trị giá 8,7 tỷ USD. (Ảnh: Insidermonkey).
Cầu resund, resund hay Oresund (Thụy Điển) là một trong ba khâu nối giao thông cố định từ đảo Amager qua Eo biển Oresund tới Malm. Cây cầu này bao gồm cả tuyến đường sắt. Tổng chi phí để xây dựng cây cầu này vào khoảng 5,7 tỷ USD. (Ảnh: Insidermonkey)
Đường cao tốc Mon-Fayette kết nối Xa lộ Liên tiểu bang 68 với Xa lộ Liên tiểu bang 376 (Mỹ) kết nối các thị trấn sản xuất than và thép trong thung lũng này có tổng chi phí xây dựng 5,4 tỷ USD. (Ảnh: Insidermonkey)
Bar-Boljare Highway (3,7 tỷ USD) là dự án xây dựng lớn của Bộ Giao thông Vận tải và Hàng hải của Montenegro. Đường cao tốc này kết nối với một số quốc gia ở Trung Âu. Chiều dài của đường cao tốc là 41 km, trong đó có bốn làn xe theo cả hai hướng, với một giới hạn tốc độ 100 km/h. Đây cũng là dự án lớn nhất từ trước đến nay ở Montenegro. (Ảnh: Insidermonkey).
Đường cao tốc ven biển Marina, Singapore (3,4 tỷ USD) bắt đầu xây dựng vào năm 2008 và hoàn thành năm 2013. Đây cũng là một trong những tuyến đường cao tốc lớn nhất thế giới. (Ảnh: Insidermonkey)
Interstate 80 (2,7 tỷ USD) là một trong những con đường dài nhất ở Mỹ, nối liền San Francisco và New Jersey. Sau khi hoàn thành vào năm 1956 Interstate 80 trở thành xương sống của hệ thống giao thông Mỹ. (Ảnh: Insidermonkey)
Theo insidermonkey.com
Amsterdam không cần du khách Nổi tiếng hút khách du lịch với nhiều công trình cổ, cánh đồng hoa tuyệt đẹp và hệ thống kênh rạch ấn tượng, thủ đô Amsterdam của Hà Lan đang trải qua một sự thay đổi hoàn toàn về thái độ với du khách. Amsterdam quá tải du khách Ở khía cạnh tích cực, mỗi năm, ngành du lịch mang lại cho nền...