Doanh nhân Nguyễn Mạnh Duy chinh phục hai đỉnh núi ‘nóc nhà thế giới’ trong 48 giờ
Chinh phục đỉnh núi Everest (8.848 m) rồi vượt tiếp ngọn Lhotse (8.516m) trong vòng chưa đầy 48 giờ là kỳ tích để đời của cựu nhà báo Nguyễn Mạnh Duy.
“Summit (lên đỉnh) Mt. Everest và Mt. Lhotse rồi, về nhà thôi!” là dòng cảm xúc của doanh nhân, cựu nhà báo Nguyễn Mạnh Duy (Báo Người Lao Động) sau khi hoàn thành giấc mơ lớn của cuộc đời: Chinh phục đỉnh núi Everest cao nhất thế giới .
Nguyễn Mạnh Duy ở thời điểm chinh phục đỉnh Everest
Khi trở thành công dân Việt Nam đầu tiên đặt chân lên đỉnh Manaslu ở độ cao 8.163 m, ngọn núi cao thứ 8 thế giới, vào tháng 9-2024, Nguyễn Mạnh Duy không nghĩ đó là một kỳ tích mang dấu ấn lịch sử của cộng đồng leo núi Việt Nam.
Anh xem việc chinh phục Manaslu chỉ là một trong những cữ tập quan trọng để chuẩn bị cho hành trình khám phá “nóc nhà thế giới” Everest, như trước đó đã hoàn thành việc đặt chân lên đỉnh núi tuyết Ama Dablam (cao 6.812 m) và nhiều lần vượt qua các cột mốc 6.000 m, 7.000 m trong hai năm vừa qua.
Hành trình lên hai đỉnh kéo dài 40 ngày
Hai năm để chuẩn bị mọi điều kiện về tài chính, thể lực, sức bền, sự chịu đựng đồng thời tìm kiếm sự hỗ trợ từ công ty tổ chức leo núi Adventure 14 Summit cũng như từ người bạn thân Temba Bhote, một nhà leo núi kiêm hướng dẫn viên chuyên nghiệp nổi tiếng có biệt danh “Himalayan Sherpa” với hơn 10 lần chinh phục thành công đỉnh Everest, Nguyễn Mạnh Duy quyết định thực hiện hành trình lên đỉnh thế giới trong tổng cộng 40 ngày.
Chinh phục các sườn núi tuyết phủ
Everest và Lhotse cùng nằm trong dãy Himalaya thuộc vùng biên giới giữa Nepal và Tây Tạng, chỉ cách nhau một rặng núi nhỏ. Cùng với Temba Bhote, Mạnh Duy đặt chân lên đỉnh Everest vào khoảng 9 giờ 9 phút ngày 11-5. Sau đó chưa đầy 48 giờ, bộ đôi thám hiểm gia này tiếp tục hoàn thành thử thách cộng thêm khi chinh phục đỉnh Lhotse cao 8.516m (thứ 4 thế giới) vào khoảng 7 giờ ngày 13-5.
Chinh phục đỉnh Lhotse cao 8.516m
Video đang HOT
Hàng trăm người trên thế giới đã leo đến đỉnh Everest trong vài thập niên qua. Cũng có những nhà leo núi Việt Nam hoàn thành mục tiêu kỳ vĩ trong đời này như Bùi Văn Ngợi, Phan Thanh Nhiên, Nguyễn Mậu Linh, Celine Nha Nguyen…
Tuy nhiên, việc một cựu nhà báo, một doanh nhân bỏ ra hơn 10 năm để khám phá các đỉnh núi tuyết Hymalaya và cuối cùng chinh phục thành công hai “nóc nhà thế giới” cùng ở độ cao trên 8.000 m chỉ trong vòng chưa đầy 48 giờ là điều chưa từng có.
Rặng núi Hymalaya huyền hoặc, quyến rũ
“Biết ơn hai đỉnh núi vĩ đại đã cho tôi cơ hội được đến, bước từng bước chân an lạc và đi dần lên cao. Hai đỉnh núi quá kỳ vĩ và tất nhiên là giấc mơ của mọi người leo núi. Với Everest, nhiều người sẵn sàng đánh đổi thứ quý giá nhất đó là tính mạng để có thể đứng trên đỉnh. Summit Everest với tôi thực ra là hành trình chiêm bái Chomolungma (cách gọi của người Tây Tạng) hay Sagarmatha (cách gọi của người Nepal).
Vì thế tôi không quan tâm lắm việc là người Việt Nam thứ bao nhiêu chinh phục được Everest, hoặc là người Việt Nam đầu tiên đặt chân lên đỉnh Lhotse. Điều quan tâm là Chomolungma và Lhotse đã đem lại một hành trình đẹp đẽ ở nơi mà tôi có 12 năm gắn bó. Với tôi, đường từ những đỉnh núi cao trên 8.000m trở về cũng thực sự là hành trình tái sinh. Trong một chuyến đi tròn 40 ngày, tôi được tái sinh những hai lần” – Mạnh Duy thổ lộ trên trang Facebook cá nhân.
Hướng dẫn viên Temba Bhote và Mạnh Duy trên đường chinh phục “nóc nhà thế giới”
Nepal thúc đẩy phát triển du lịch bền vững và an toàn khi leo núi Everest
Chính phủ Nepal trong những năm gần đây đã liên tục thúc đẩy nỗ lực phát triển du lịch hiệu quả thông qua thu phí leo núi, đưa máy bay không người lái hỗ trợ người leo núi và hiện tại là dự thảo quy định an toàn cho du khách.
Một người leo núi đang bám vào sợi dây thừng tại Trại Everest Base Camp ở Nepal. Ảnh: Reuters
Theo Dự thảo luật mới nhằm mục đích giảm tình trạng quá tải và cải thiện an toàn, Nepal sẽ chỉ cấp giấy phép chinh phục Đỉnh Everest cho những người đã có kinh nghiệm leo ít nhất một trong những đỉnh núi cao 7.000 mét của quốc gia Himalaya này.
Nepal, quốc gia tập trung khai thác hoạt động leo núi, đi bộ đường dài để phát triển du lịch, hiện đang phải đối mặt với một số chỉ trích vì cho phép quá nhiều người leo núi lên đỉnh Everest.
Thậm chí, cả những người chưa có kinh nghiệm leo núi vẫn cố gắng leo lên đỉnh núi cao 8.849m.
Điều này thường dẫn đến tình trạng xếp hàng dài những người leo núi ở 'Khu vực tử thần', một khu vực bên dưới đỉnh núi không đủ oxy tự nhiên để sinh tồn.
Tình trạng quá tải được cho là một trong những nguyên nhân dẫn đến số người tử vong cao trên núi.
Ít nhất 12 người leo núi đã tử vong và 5 người khác mất tích trên các sườn núi Everest vào năm 2023. Tám người leo núi đã tử vong vào năm ngoái.
Theo luật đề xuất mới, giấy phép leo núi Everest sẽ chỉ được cấp sau khi người leo núi cung cấp chứng nhận đã leo ít nhất một ngọn núi cao 7.000 mét ở Nepal.
Đồng thời, hướng dẫn viên đi cùng người leo núi bắt buộc phải là công dân Nepal.
Đảm bảo an toàn
Một số ý kiến cho rằng quy định này đang tạo ra một số khó khăn nhất định.
Lukas Furtenbach, hiện đang dẫn đầu một đoàn thám hiểm trên đỉnh Everest bày tỏ lo ngại về quy định này vì không có đủ hướng dẫn viên leo núi người Nepal đáp ứng tiêu chuẩn.
"Điều quan trọng là hướng dẫn viên leo núi phải có chứng nhận của IFMGA (Liên đoàn quốc tế các hiệp hội hướng dẫn viên leo núi), bất kể họ là người quốc tịch nào. Chúng tôi cũng hoan nghênh hướng dẫn viên có IFMGA người Nepal làm việc tại dãy Alps ở châu Âu," ông Furtenbach cho biết.
Trong khi đó, ông Garrett Madison của Madison Mountaineering có trụ sở tại Mỹ gợi ý người leo núi có thể chọn đỉnh núi cao 6.500m ở bất kỳ nơi nào trên thế giới trước khi chinh phục Everest sẽ là một ý tưởng hay và linh hoạt hơn, thay vì bắt buộc phải đến Nepal.
Có hơn 400 đỉnh núi ở Nepal mở cửa cho các chuyến thám hiểm, trong số đó, 74 đỉnh cao hơn 7.000m, theo dữ liệu của sở du lịch nước này. Tuy nhiên, những du khách đi bộ đường dài không hứng thú với những đỉnh núi này.
"Chỉ số ít trong số những ngọn núi cao 7.000m thu hút được những người leo núi," Tashi Lhakpa Sherpa từ 14 Peaks Expedition, một công ty tổ chức thám hiểm lớn ở Nepal cho biết.
Ông Tashi đã leo Đỉnh Everest 8 lần.
Nằm trong khối núi Mahalangur Himal thuộc dãy núi Himalaya, biên giới giữa Tây Tạng và Nepal, đỉnh Everest có chiều cao 8.849m trên mực nước biển. Đây là đỉnh núi cao nhất trên thế giới.
Nepal thúc đẩy du lịch bền vững
Mới đây, Nepal đã đưa máy bay không người lái lên đỉnh Everest nhằm hỗ trợ công việc hậu cần quan trọng cho những người làm việc ở đây và giúp khách du lịch có cơ hội tốt để tiếp cận đỉnh núi cao nhất thế giới.
Việc sử dụng máy bay không người lái đưa vật tư lên đỉnh và mang rác xuống, bảo đảm an toàn cho các đoàn leo núi được nhận định có thể làm thay đổi trải nghiệm leo đỉnh Everest.
Trong đợt thử nghiệm đầu tiên, chỉ với một chiếc máy bay không người lái hoạt động chính, nhóm đã vận chuyển được 500 kg rác từ Camp One xuống Base Camp qua hơn 40 chuyến bay.
Mỗi chuyến chỉ mang khoảng 20 kg để đảm bảo an toàn. Đây là lần đầu tiên công nghệ bay không người lái tham gia một cách chủ động vào việc "giải cứu" Everest khỏi khủng hoảng rác thải leo núi.
Sự ra đời máy bay không người lái trên đỉnh Everest không chỉ đơn thuần là cải tiến kỹ thuật mà còn là xu hướng tất yếu để con người có thể chinh phục đỉnh núi an toàn và bền vững hơn.
Nepal là nơi có 8 trong số 14 đỉnh núi của thế giới cao hơn 8.000 mét và đón hàng nghìn người leo núi mỗi năm.
Người leo núi nước ngoài đã chi hàng chục nghìn USD trong nỗ lực leo lên đỉnh Everest. Năm 2024, hơn 400 người đã mua giấy phép leo núi, đem lại nguồn thu ngân sách khoảng 4 triệu USD.
Khoản thu này được dùng để để dọn dẹp chất thải, rác mà người leo núi để lại trên núi cũng như cho các hoạt động tìm kiếm và cứu hộ.
Chính phủ Nepal trong những năm gần đây đã liên tục thúc đẩy nỗ lực phát triển du lịch hiệu quả thông qua thu phí leo núi, đưa máy bay không người lái hỗ trợ người leo núi và hiện tại là dự thảo quy định an toàn cho du khách.
Với những cách tiếp cận, Nepal được cho là đi đúng hướng trong mục tiêu phát triển du lịch bền vững vào thời gian tới.
Bỏ túi cẩm nang chinh phục đỉnh núi tuyết Kiệu Tử khi đến với Vân Nam Núi tuyết Kiệu Tử là một địa điểm phổ biến trong hành trình đến với Vân Nam, Trung Quốc. Du khách cần chuẩn bị kỹ lưỡng cho chuyến chinh phục đỉnh núi tuyết để có một chuyến đi an toàn và hiệu quả. Núi tuyết Kiệu Tử nằm ở ngã ba huyện Lộc Khuyến và quận Đông Xuyên, cách trung tâm thành phố...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

6 trải nghiệm thú vị trong 10 ngày làm tình nguyện viên bảo tồn rùa biển

Đà Nẵng thu hút du khách bằng lễ hội và văn hóa đặc trưng

'Sắc màu nghệ thuật biển' - Không gian check-in rực rỡ giữa lòng Đà Nẵng

Về Bạc Liêu chiêm bái Phật Bà Nam Hải

Đoàn Famtrip Sơn La khảo sát điểm du lịch tại thành phố Đà Nẵng

Ngắm cảnh sắc Hương Tích tự giữa nắng hè

Du lịch cộng đồng ở thôn Bầm

Hang đá Mạch Tích Sơn: Kiệt tác nghệ thuật điêu khắc trên vách núi

Hải đăng Kê Gà, Bình Thuận được công nhận di tích lịch sử kiến trúc: Viên ngọc sáng giữa Đại dương xanh

INFOGRAPHIC: Khám phá vẻ đẹp của núi Bà Đen sau 5h chiều

Hòa Bình - điểm đến du lịch hấp dẫn dịp hè

Việt Nam bước vào chuỗi giá trị du lịch tàu biển toàn cầu
Có thể bạn quan tâm

Danh tính cô gái Việt được DPR Ian chạy xuống hôn tay, hỏi: "Em yêu khỏe không"?
Netizen
16:07:23 22/06/2025
"Ông hoàng kinh dị" Quang Tuấn thành "idol tẻn tẻn"
Tv show
16:02:52 22/06/2025
Hàng loạt quỹ lớn quốc tế 'đổ tiền' về ngành công nghệ Trung Quốc
Thế giới số
15:54:14 22/06/2025
Bình gas mini phát nổ khiến 8 người gặp nạn khi đang ăn giỗ
Tin nổi bật
15:50:29 22/06/2025
Iran bác tuyên bố của ông Trump về việc xóa sổ 3 cơ sở hạt nhân
Thế giới
15:47:11 22/06/2025
Hôn nhân viên mãn của Hồ Ngọc Hà và Kim Lý sau 8 năm bên nhau
Sao việt
15:46:20 22/06/2025
BMW F 850 GS Adventure mạnh mẽ, giá từ 599 triệu đồng
Xe máy
15:31:22 22/06/2025
Xe điện hiệu suất cao Hyundai Ioniq 6 N lộ diện với thiết kế hầm hố
Ôtô
15:28:21 22/06/2025
10 loại thực phẩm vàng cho sức khỏe
Sức khỏe
15:19:22 22/06/2025
Bí quyết tạo kiểu tóc phồng cho tóc ngắn
Làm đẹp
15:05:30 22/06/2025