Khám phá Mũi Vi Rồng, tuyệt tác thiên nhiên kỳ vĩ của Bình Định
Nằm cách TP Quy Nhơn khoảng 70 km về phía Bắc, Mũi Vi Rồng thuộc thôn Tân Phụng, xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ (Bình Định) là một trong những thắng cảnh tự nhiên nổi bật của tỉnh Bình Định.
Đây là địa điểm đang được địa phương định hướng khai thác du lịch sinh thái , trải nghiệm biển kết hợp với tìm hiểu văn hóa bản địa.
Mũi Vi Rồng gây ấn tượng mạnh bởi một khối đá khổng lồ vươn ra biển, có hình dáng như vảy rồng dựng đứng giữa không gian khoáng đạt của biển trời
Mũi Vi Rồng gây ấn tượng mạnh bởi một khối đá khổng lồ vươn ra biển, có hình dáng như vảy rồng dựng đứng giữa không gian khoáng đạt của biển trời. Người dân địa phương quen gọi nơi này là “Đá Vảy Rồng, hay Mũi Rồng”.
Về cảnh quan, Mũi Vi Rồng là sự hội tụ hài hòa giữa yếu tố địa chất, địa mạo và môi trường sinh thái biển. Cụm đá tự nhiên quanh khu vực tạo nên khung cảnh sống động, nổi bật như Bãi Bàn, Đá Dựng…
Đặc biệt vào lúc hoàng hôn, toàn bộ khu vực trông như một con rồng đá khổng lồ đang cất mình ra biển, một cảnh tượng ngoạn mục kết hợp giữa vẻ đẹp địa chất và không gian văn hóa.
Du khách đến đây không chỉ chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoang sơ, mà còn có cơ hội lắng nghe những câu chuyện truyền thuyết, ly kỳ được lưu truyền từ đời này sang đời khác.
Theo thời gian, hang đá tại Mũi Vi Rồng bị sóng biển bào mòn tạo ra âm thanh vang vọng như tiếng hú rồng, mang lại trải nghiệm đặc trưng cho loại hình du lịch khám phá thiên nhiên ven biển
Thông tin từ Trung tâm Xúc tiến du lịch Bình Định cho biết, theo truyền thuyết dân gian còn lưu truyền tại địa phương, vào thời nhà Đường, có một thầy địa lý nổi danh là Cao Biền người chuyên tìm kiếm và yểm trấn những vùng đất tụ khí linh thiêng, đã đặt chân đến khu vực Mũi Vi Rồng (xưa gọi là Mũi Rồng).
Khi phát hiện nơi đây có long mạch hội tụ, ông đã dùng phép thuật “yểm long” nhằm cắt đứt mạch khí, tránh phát sinh “hậu họa”.
Truyền thuyết kể rằng sau khi long mạch bị trấn yểm, vảy rồng vỡ tung, máu rồng chảy xuống tạo thành những viên đá son đỏ thắm hòa lẫn trong cát biển. Đá này rất cứng, khi mài với nước cho màu đỏ tươi, không bám tay, được gọi là “Son trời ban”.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Văn Thành (65 tuổi), người dân địa phương chia sẻ: “Tôi lớn lên bên những khối đá này, nghe ông bà kể chuyện Cao Biền, máu rồng hóa đá son… Hồi trước tụi nhỏ hay ra tìm đá đỏ đem về khoe. Với người dân chúng tôi, Mũi Vi Rồng (còn gọi là Mũi Rồng) không chỉ là thắng cảnh mà còn là nơi linh thiêng, là phần ký ức sâu đậm của làng biển nơi đây”.
Mũi Vi Rồng là sự hội tụ giữa yếu tố địa chất, địa mạo, sinh thái biển
Đến nay, nếu để ý kỹ, du khách vẫn có thể bắt gặp vài viên đá son nhỏ ẩn trong lớp cát ven biển như dấu tích huyền thoại còn sót lại.
Không chỉ mang đậm yếu tố tâm linh và truyền thuyết dân gian, khu vực mũi Vi Rồng còn là không gian văn hóa đặc sắc. Tại chợ Tân Phụng, các hoạt động đánh bắt, chế biến, buôn bán hải sản vẫn diễn ra tấp nập, phản ánh rõ nét sinh hoạt kinh tế biển truyền thống.
Du khách có thể dễ dàng tiếp cận các loại hải sản tươi sống và đặc sản địa phương như rượu Mỹ Thọ loại rượu thủ công làm từ nguyên liệu bản địa, mang hương vị đặc trưng, phù hợp làm quà tặng.
Bà Lê Thị Mai, một tiểu thương buôn bán tại đây cho biết: Du khách đến Mũi Vi Rồng nhiều nhất là dịp hè, đặc biệt tại Lễ hội cầu ngư của vạn chài Tân Phụng thu hút du khách thập phương tìm về cùng chung vui với bà con.
Họ thích chụp hình với mũi đá, rồi mua rượu Mỹ Thọ, cá khô, mực… Nếu du lịch phát triển hơn, đời sống bà con làm nghề biển ở đây cũng có thêm cơ hội.
Ngoài ra, thanh niên địa phương cũng đang dần tham gia vào du lịch cộng đồng. Anh Trần Minh Quân, thành viên nhóm thanh niên làm du lịch tại địa phương bày tỏ: Mũi Vi Rồng đẹp và có chiều sâu văn hóa. Nếu khai thác hợp lý, nơi này không chỉ thu hút khách du lịch mà còn giúp giữ gìn di sản, tạo việc làm cho người trẻ như tụi em.
Theo đánh giá từ Trung tâm Xúc tiến du lịch Bình Định, Mũi Vi Rồng là sự hội tụ giữa yếu tố địa chất, địa mạo, sinh thái biển.
Những hang đá bị sóng biển bào mòn tạo ra âm thanh vang vọng như tiếng hú rồng, mang lại trải nghiệm đặc trưng cho loại hình du lịch khám phá thiên nhiên ven biển.
Với cảnh sắc nguyên sơ, truyền thuyết dân gian đặc sắc và hệ sinh thái biển giàu giá trị, Mũi Vi Rồng được xem là tài nguyên du lịch có khả năng phát triển theo hướng gắn kết giữa bảo tồn thiên nhiên, khai thác văn hóa bản địa và phát triển sinh kế cộng đồng.
Làng biển Tân Phụng nằm cạnh Mũi Vi Rồng, với vẻ đẹp hoang sơ của một làng chài lâu năm
Hiện nay, địa phương đang từng bước hoàn thiện hạ tầng du lịch, kết nối tuyến điểm ven biển phía Bắc tỉnh Bình Định, hướng tới xây dựng Mũi Vi Rồng trở thành điểm đến hấp dẫn trong chiến lược phát triển du lịch bền vững của tỉnh giai đoạn tới.
Theo bà Nguyễn Thị Kim Chung, Phó Giám đốc Sở VHTTDL Bình Định, Mũi Vi Rồng hiện đang dần khẳng định vị trí trong bản đồ du lịch của huyện Phù Mỹ và tỉnh Bình Định.
Huyện đang phối hợp với các đơn vị liên quan lập quy hoạch, tổ chức hội nghị kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực du lịch, hướng đến phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp “không khói”.
Với hướng đi đúng đắn, Mũi Vi Rồng hứa hẹn sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn trong chiến lược phát triển du lịch bền vững của Bình Định, thu hút du khách đến chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên, lắng nghe huyền tích và hòa mình vào đời sống văn hóa của cư dân làng biển.
Vẻ đẹp hoang sơ và câu chuyện kỳ bí của mũi Vi Rồng tại Bình Định
Mũi Vi Rồng - một trong những thắng cảnh còn nguyên nét đẹp hoang sơ của Bình Định, nhìn từ trên cao, nơi này như con rồng khổng lồ đang vươn mình ra biển lớn.
Khám phá địa danh Mũi Vi Rồng - Bình Định.
Cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 70 km, Mũi Vi Rồng - Gành đá thuộc làng chài Tân Phụng, xã Mỹ Thọ (huyện Phù Mỹ, Bình Định) là thắng cảnh thiên nhiên còn giữ được nét hoang sơ, hùng vĩ những không kém phần thơ mộng.
Mũi Vi Rồng với những lớp đá xếp chồng lên nhau, đan lớp một cách tự nhiên tạo thành đường nét độc đáo và mạnh mẽ.
Những khối đá được bào mòn bởi sóng biển và gió trời qua hàng triệu năm, khoác lên mình chiếc áo màu xám rêu phong, điểm xuyết thêm chút sắc vàng của nắng chiều, càng làm tăng thêm vẻ cổ kính và huyền bí cho mũi Vi Rồng.
Đặc biệt, phần mũi đá nhô hẳn ra biển, nhấp nhô đan lớp như những chiếc vảy rồng đang phơi mình dưới ánh mặt trời, tạo nên một ấn tượng thị giác vô cùng mạnh mẽ.
Mũi Vi Rồng, cái tên không chỉ xuất phát từ hình dáng độc đáo của mỏm đá mà còn ẩn chứa trong đó những truyền thuyết kỳ thú được người dân địa phương Bình Định lưu truyền qua bao thế hệ.
Người dân bản địa truyền khẩu, vào thời nhà Đường, thầy địa lý nổi tiếng Cao Biền phát hiện một long mạch có hình dáng vảy cá chép vươn ra biển và lo sợ long mạch này sẽ gây ra những điều bất lợi cho triều đình. Cao Biền đã dùng phép thuật để trấn yểm, chém đứt long mạch, những mảnh vảy cá chép rơi xuống hóa thành những ghềnh đá nhấp nhô xếp thành hình đầu rồng mà ngày nay chúng ta thấy.
Bên dưới mũi Vi Rồng là các vách đá dựng đứng tạo thành vòm bên như một hang động, nơi đây cũng là nơi trú ngụ của loài chim yến.
Mũi Vi Rồng là sự giao thoa hài hòa giữa vẻ đẹp hùng vĩ của núi đá và sự dịu dàng, bao la của biển cả. Những con sóng bạc đầu ngày đêm vỗ vào vách đá vẽ nên những họa tiết sống động trên nền đá xám, tạo nên những âm thanh rì rào như bản nhạc du dương của biển khơi.
Bên cạnh vẻ đẹp tự nhiên, mũi Vi Rồng còn níu chân du khách bởi sự bình dị và mến khách của người dân làng chài Tân Phụng. Những ngôi nhà nhỏ nhắn, những chiếc thuyền đầy màu sắc neo đậu và cả triền cát vàng tạo nên một bức tranh làng chài yên bình và thư thái.
Hiện mũi Vi Rồng đang dần trở thành một điểm sáng trên bản đồ du lịch của tỉnh Bình Định. Với những tiềm năng như: vẻ đẹp hoang sơ, câu chuyện huyền bí, bờ biển đẹp và sự thân thiện của người dân địa phương... là những yếu tố thu hút du khách đến trải nghiệm.
Khám phá Mũi Vi Rồng vẻ đẹp hoang sơ kỳ diệu của thiên nhiên Bình Định Cách thành phố Quy Nhơn khoảng 70 km về phía Bắc, cách huyện Phù Mỹ 20 km về phía Đông là sẽ đến với thôn Tân Phụng, thuộc xã Mỹ Thọ, nơi đây có Mũi Vi Rồng - một thắng cảnh tuyệt đẹp, thu hút nhiều du khách đến tham quan trải nghiệm. Vẻ đẹp hoang sơ Mũi Vi Rồng. Theo truyền thuyết,...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nha Trang nổi lên là điểm đến hàng đầu cho du khách Hàn Quốc

Cung đường đẹp như tranh cách Hà Nội 3 giờ lái xe, du khách 'đội nắng' săn ảnh

Hồ Plei Krông - 'đóa hoa xanh' giữa đại ngàn

Tàu 5 sao Star Voyager đón khách du lịch từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Singapore

Bình Định: Triển khai tuyến xe điện phục vụ du khách tham quan Tháp Bánh Ít

Trải nghiệm chuyến tàu Về miền đất võ

Nhịp sống thanh bình nơi làng chài Mỹ Hiệp ở Ninh Thuận

'Thức giấc' thôi... Đam Rông

Vượt thác Gia Long, xuôi dòng sông Sêrêpôk

Điều đặc biệt ở làng đảo Trí Nguyên

Khám phá Thanh Đồng Hiệp - thắng cảnh du lịch trên sông Hoàng Hà, Trung Quốc

Kỳ thú động Batu
Có thể bạn quan tâm

Sau mưa lũ, xuất hiện hố sụt lún chưa xác định được độ sâu ở Quảng Trị
Tin nổi bật
10:09:05 16/06/2025
50 chiến đấu cơ Israel oanh tạc trụ sở chương trình hạt nhân Iran
Thế giới
10:05:48 16/06/2025
Miu Lê và WEAN đụng mặt hậu "đường ai nấy đi", thái độ thể hiện rõ qua 1 chi tiết
Sao việt
10:05:08 16/06/2025
Ra mắt gần 2 năm, chiếc iPhone này vẫn bán chạy thứ 4 thế giới
Đồ 2-tek
10:00:22 16/06/2025
Điểm tuần: iOS 26 ra mắt, ChatGPT gặp sự cố
Thế giới số
09:56:31 16/06/2025
Tin kem chống nắng nổ trên mạng xã hội, mặt nữ sinh "nở hoa"
Sức khỏe
09:30:14 16/06/2025
Tập 3 Em Xinh Say Hi: Bích Phương tá hoả khi nghe tên "người cũ", phải ríu rít giải thích vì câu nói này
Tv show
09:27:53 16/06/2025
Ít ai biết lá này giàu dinh dưỡng hơn phần thân, đem xào với trứng vừa ngon rẻ lại cực bổ
Ẩm thực
09:24:23 16/06/2025
Những hiện tượng kỳ bí khiến khoa học đau đầu tìm lời giải
Lạ vui
09:03:29 16/06/2025
Thách thức trên mạng, 35 thanh thiếu niên mang dao ra quốc lộ hỗn chiến
Pháp luật
08:12:21 16/06/2025