Những cộng đồng đam mê chụp ảnh tàu hỏa ở Nhật Bản
Hệ thống đường sắt Nhật Bản khiến cả thế giới ngưỡng mộ vì giờ chạy rất chính xác, công nghệ hiện đại.
Tại Nhật Bản, cũng có những cộng đồng rất đam mê tàu hỏa.
Một nhóm “ toritetsu” chụp ảnh tàu hỏa. Ảnh: AFP
Hãng thông tấn AFP (Pháp) cho biết ở Nhật Bản có nhiều nhóm người yêu thích chụp ảnh, ghi âm tiếng tàu cao tốc. Các cộng đồng người hâm mộ cuồng nhiệt tàu hỏa Nhật Bản có thể kể đến như noritetsu (những người thích đi tàu hỏa), ekibentetsu (nhóm yêu thích món bento bán tại các ga tàu) và soshikitetsu (nhóm yêu những đoàn tàu hỏa không còn hoạt động)…
Nhật Bản có khoảng 5 triệu người hâm mộ tàu hỏa. Một trong những nhóm nổi tiếng nhất có tên toritetsu – những nhiếp ảnh gia đam mê chụp ảnh tàu hỏa.
Toritetsu đã tồn tại trong nhiều thập niên nhưng trong những năm gần đây, một số vụ việc về vi phạm luật và bạo lực tại nhà ga đã mang lại tiếng xấu cho nhóm này.
Điều này khiến Akira Takahashi, một toritetsu 27 tuổi, cảm thấy không thoải mái. Anh chia sẻ: “Mọi người đổ lỗi cho tôi. Hình ảnh tiêu cực về toritetsu đang phổ biến và tôi không muốn mình bị đánh đồng với những người trong nhóm gây rắc rối này”.
Hầu hết toritetsu lại giống như cậu sinh viên 19 tuổi Ryunosuke Takagai. Ryunosuke Takagai thường dậy từ 5 giờ sáng để chụp ảnh tàu hỏa và đôi khi còn làm thêm công việc bán thời gian tại nhà máy để có tiền dành cho thú vui này.
Video đang HOT
Ryunosuke Takagai bộc bạch: “Tôi yêu mọi thứ về tàu hỏa, âm thanh, môi trường của chúng. Thời điểm chụp thành công bức ảnh về tàu hỏa mà bạn đã dành nhiều tiếng đồng hồ để chờ đợi thực sự mãn nguyện”.
Một toritetsu chụp ảnh tàu gần đường ray ở Hasuda, tỉnh Saitama. Ảnh: AFP
Các toritetsu chăm chú chụp ảnh con tàu chạy qua. Ảnh: AFP
Các móc chìa khóa chủ đề tàu hỏa của một toritetsu. Ảnh: AFP
Những người đam mê chụp ảnh tàu hỏa chọn vị trí gần đường ray để có thể ghi lại được bức ảnh ưng ý. Ảnh: AFP
Nhà báo tự do Jun Umehara nhận định rằng hành vi gây khó chịu của một số toritetsu có thể bắt nguồn từ động lực muốn chụp được bức ảnh hoàn hảo.
Ông cho rằng các yếu tố như ít tàu “về hưu” hơn và phát triển thành thị khiến các toritetsu bị đẩy vào không gian chật hẹp hơn khi theo đuổi bức ảnh trong mơ. Jun Umehara nói: “Mọi con tàu đều có thời điểm cuối cùng và với các toritetsu, họ cần mảnh ghép cuối đó để hoàn thiện bộ sưu tập ảnh. Suy nghĩ về việc bở lỡ mảnh ghép cuối cùng đó đối với họ gần như không thể chấp nhận được”.
Công ty Đường sắt Đông Nhật Bản vào năm 2021 đã mở câu lạc bộ hâm mộ chính thức cho những người yêu tàu hỏa. Đại diện của công ty cho biết muốn xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với toritetsu qua câu lạc bộ này.
Nỗ lực thuê người lao động cao tuổi của các công ty Nhật Bản
Tại một xã hội đang già hóa như Nhật Bản, ngày càng có nhiều công ty mở rộng chính sách tuyển dụng đối với người trên 70 tuổi sau khi luật lao động sửa đổi có hiệu lực từ năm ngoái.
Cụ Emiko Kumagai, 80 tuổi, làm tại chuỗi bán lẻ đồ gia dụng ở tỉnh Saitama. Ảnh: Kyodo
Theo nhật báo Japan Times, luật sửa đổi quy định các công ty cần nỗ lực để đảm bảo người lao động đến 70 tuổi vẫn có cơ hội việc làm.
Các công ty cần cẩn thận khi tuyển dụng người lớn tuổi, chẳng hạn như có chính sách ngăn ngừa các tai nạn liên quan đến công việc. Tuy nhiên, điều đáng chú ý với xu hướng hiện nay là các doanh nghiệp đang thể hiện chính sách linh hoạt, khi không chỉ sử dụng lao động đến 80 tuổi mà còn tạo điều kiện cho họ có công việc phụ khác.
Số lượng các công ty thay đổi chính sách cho phép tuyển dụng người trên 70 tuổi đã đạt mức 50.000 công ty vào năm 2020. Theo ước tính, hiện có khoảng 675.000 người trên 70 tuổi đang có việc làm, gấp đôi so với 4 năm trước.
Tập đoàn bán lẻ gia dụng Nojima là một trong những công ty hiện nay tuyển dụng nhân viên cao tuổi. Tháng 7/2020, công ty này thay đổi chính sách về giới hạn độ tuổi của nhân viên, nâng độ tuổi nghỉ hưu từ 65 lên 80. Tính đến cuối tháng 1/2022, có 25 người trên 70 tuổi đang làm việc tại Nojima.
Cụ Emiko Kumagai (80 tuổi) là nhân viên cao tuổi của Nojima làm việc tại chi nhánh Kawaguchi Saitama. Trước khi vào làm cho Nojima, cụ Kumagai đã từng làm thêm tại một tập đoàn bán lẻ có tiếng khác. Với kinh nghiệm của mình, cụ đã được tuyển vào Nojima với vị trí nhân viên bán thời gian vào tháng 6/2009. Lúc đó, cụ đã gần 70.
"Kể từ khi thành lập đến nay, chúng tôi thuê nhân công dựa trên kinh nghiệm. Chính vì vậy, dù tuổi tác họ ra sao, vẫn có cơ sở để tuyển dụng", Masakazu Toyama - trưởng phòng nhân sự tại Nojima - chia sẻ.
Một ngày làm việc của cụ Kumagai bắt đầu từ 9h30 sáng và kết thúc vào lúc 3h chiều. Cụ chỉ làm 4 ngày một tuần. Phương tiện di chuyển của cụ đến nơi là việc là bằng xe máy. Những nhân viên trẻ tuổi hay gọi cụ bằng tiếng "Bà" trìu mến và thường tìm đến cụ để xin tư vấn những vấn đề cá nhân.
Khách hàng ở độ tuổi của cụ Kumagai cũng hay hỏi cụ về những vật dụng gia đình bán tại cửa hàng.
"Khách hàng lớn tuổi có xu hướng không hỏi những nhân viên trẻ về điện thoại di động hay máy tính. Trong khi đó, họ muốn tìm đến những nhân viên ngang độ tuổi để hỏi thêm về kinh nghiệm", Toyama giải thích.
Thu nhập cụ Kumagai kiếm được ở Nojima giúp cụ không phải thắt chặt chi tiêu trong cuộc sống.
"Thật là tuyệt khi có thể thay hoa trong vườn mỗi mùa với mức lương của mình", cụ Kumagai bày tỏ.
Công ty bảo trì tòa nhà Tokyu có trụ sở tại Tokyp thuê những người dưới 77 tuổi làm nhân viên hợp đồng và nhân viên bán thời gian. Tính đến tháng 3/2021, gần một nửa trong tổng số 11.322 nhân viên tại công ty này trên 65 tuổi và 2.320 người trên 70 tuổi.
Nhiều người ứng tuyển vào công ty Tokyu làm nhân viên bảo trì cho các tòa nhà chung cư nghỉ hưu từ một ngành nghề khác. Công ty đã mở một chương trình đào tạo và tặng thưởng 5.000 yen trở lên cho bất kỳ ai hoàn thành bằng cấp liên quan đến bất động sản. Công ty cũng cho phép những người làm việc ngắn hạn và có thu nhập thấp có công việc phụ miễn là không cùng ngành.
Về vấn đề an toàn lao động, Tokyu cho mượn giày bảo hộ và chia sẻ thông tin về các tình huống nguy hiểm mà người lao động có thể đối mặt. Công ty cũng khuyến khích các hoạt động lành mạnh, như tham gia chạy marathon kiếm điểm để nhận phúc lợi xã hội.
"Duy trì sức khỏe là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác tuyển dụng người lao động cao tuổi", ông Hiroyuki Ikeda - trưởng phòng nhân sự công ty - nhấn mạnh.
Động đất ở Nhật Bản: Dịch vụ đường sắt vẫn bị gián đoạn Theo số liệu thống kê mới nhất, ít nhất 43 người đã bị thương sau khi thủ đô Tokyo của Nhật Bản bị rung chuyển do trận động đất mạnh nhất trong 1 thập niên qua xảy ra vào đêm 7/10. Các chuyến tàu tạm ngừng hoạt động ở Tokyo, Nhật Bản do ảnh hưởng của động đất, ngày 7/10/2021. Ảnh: THX/TTXVN Động...